0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Về cơ cấu giống vải

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG VẢI TẠI HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG (Trang 48 -49 )

Đến năm 2010, theo số liệu điều tra toàn huyện có hơn 5 giống vải, tập trung vào hai nhóm giống đó là nhóm vải chính vụ (vải Thiều) chiếm 92% và nhóm vải chín sớm chiếm 0,8 % tổng diện tích vải. Nhóm vải chín sớm gồm các giống vải Phúc Hòa, U hồng, U trứng, Bình Khê, Thanh Hà. Hiện nay, Sở Nông nghiệp và PTNT đang chỉ đạo xây dựng các mô hình cải tạo, thay nhanh giống vải bằng phương pháp sử dụng cành ghép của các giống vải chín sớm và cực sớm ghép trực tiếp lên gốc vải giống chính vụ hiện có.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4.1.3. Tiêu thụ và chế biến vải

Quả vải được tiêu thụ trên thị trường dưới hai dạng chính là quả tươi và một số sản phẩm chế biến, chủ yếu là dạng vải sấy khô nguyên quả. Trong những năm mất mùa thì vải được tiêu thụ đáp ứng nhu cầu ăn tươi là chủ yếu; những năm được mùa, sản lượng lớn, lượng vải đưa vào sấy khô thường chiếm trên 15% tổng sản lượng vải quả. Một số sản phẩm chế biến khác từ vải như cùi vải đóng hộp, cùi vải đông lạnh, rượu vang vải…nhưng với sản lượng nhỏ, hàng năm chỉ chiếm 2 đến 4% tổng sản lượng.

Thị trường tiêu thụ vải hiện nay ngoài thị trường trong nước, nước ta còn xuất khẩu, đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Hàng năm, lượng vải xuất bán sang Trung Quốc chiếm tới trên 80% tổng lượng vải sấy khô và trên 30% lượng vải tiêu thụ tươi của tỉnh. Như vậy, Trung Quốc hiện nay vẫn là thị trường chính tiêu thụ vải thiều của tỉnh Bắc Giang. Qua điều tra, những năm 2001- 2003 quả vải Thiều được giá nên người dân chú trọng đầu tư và chăm sóc, do đó cây vải cho năng suất, sản lượng vải cao, chất lượng tốt, quả vải đã được đem bán sang các huyện, tỉnh lân cận và một số lượng đã được sấy khô xuất bán sang Trung Quốc. Những năm gần đây, do một số nguyên nhân (người dân chưa chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, thời gian thu hoạch ngắn, giá vật tư nông nghiệp tăng cao, sản xuất không tập trung...) đã làm cho diện tích, sản lượng vải của huyện ngày càng giảm, thi trường tiêu thụ bị thu hẹp.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG VẢI TẠI HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG (Trang 48 -49 )

×