Những nghiên cứu về dinh dưỡng cho cây vải

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng vải tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 28 - 32)

2.2.1.1 Những nghiên cứu trong nước

Những nghiên cứu về sinh lý và dinh dưỡng của cây vải cho đến nay có thể nói là còn ít, nhiều vấn đề chưa được làm rõ ví dụ muốn có 100 kg quả thì cần bón bao nhiêu đạm, lân, kali,… tỷ lệ ra sao, bón vào thời kỳ nào,… chưa có công trình khoa học nào công bố đầy đủ. Chỉ thông qua việc phân tích thành phần dinh dưỡng trong quả, trong lá rồi từ đó suy luận ra. Qua phân tích quả và lá cho thấy cây vải cần nhiều kali, sau đó đến đạm và lân.Theo Trần Thế Tục và Ngô Hồng Bình (1997) [38], ở lá cây cần nhiều N sau đó đến Mg và K. Tỷ lệ N:P2O5: K2O: CaO: MgO ở trong lá là 7,8: 1: 4,6: 2,3: 2,5 còn ở trong quả là 1,6: 1,9: 5,3: 1,3: 1 nhìn chung cây vải cần nhiều N và K.

Đạm là yếu tố cơ bản của quá trình đồng hóa cacbon, kích thích sự phát triển của bộ rễ và hút các yếu tố dinh dưỡng, có tác dụng nâng cao năng suất, phẩm chất quả. Bón đủ đạm, cành quả phát triển nhiều, là cơ sở để nâng cao năng suất. Nhưng nếu bón thừa đạm sẽ làm cho cành lá phát triển mạnh, ảnh hưởng đến phân hóa mầm hoa, gây nên rụng hoa, rụng quả, sản lượng thấp và phẩm chất kém, giảm khả năng chống chịu sâu bệnh. Nếu thiếu đạm các đợt lộc phát sinh không đúng lúc, mọc yếu, lá cành bé, có màu vàng, rụng hoa và rụng quả nhiều.

Lân thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa, sự phát dục của quả, thúc đẩy ra rễ đặc biệt là rễ bên và lông hút, tăng cường khả năng chống hạn, chống rét cho cây, nâng cao phẩm chất quả, hạn chế tác hại của bón thừa đạm.

Kali trong các mô thực vật tồn tại dưới dạng ion ngậm nước giúp cho cấu tạo các mô thêm cứng cáp. Việc vận chuyển các sản phẩm quang hợp đến các tổ chức của cây được thuận lợi. Kali làm tăng tính đề kháng của cây như chịu hạn, chịu nóng, chịu lạnh, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, tăng phẩm chất quả, tăng khả năng bảo vệ của vỏ quả, mẫu mã quả đẹp.

Kết quả xác định liều lượng và tỷ lệ phân bón cho vải chín sớm trên đất dốc thời kỳ đầu kinh doanh (đối với cây vải 5 tuổi) do Viện nghiên cứu rau

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quả thực hiện cho thấy: Năng suất quả của các công thức bón phân 0,18 – 0,35 kg N; 0,10 – 0,20 kg P và 0,4 – 0,6 kg K, dao động từ 14,8 – 18,7 kg quả/cây.

Theo Nguyễn Văn Dũng (2005- Tạp chí nông nghiệp) [14], phun B 0,1% + urê 0,50% tăng cường được khả năng giữ quả, tăng hàm lượng đường tổng số, giảm tỷ lệ axít do đó nâng cao phẩm chất quả vải. Để tránh hiện tượng vải ra quả cách năm thì cần cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây qua 2 con đường (qua đất và qua lá) là rất quan trọng.

Theo Trần Thế Tục (2004) [37], bón phân cho vải những năm trước lúc ra hoa rất quan trọng và sau khi trồng 1 tháng lúc cây đã bén rễ hồi xanh là đã có thể bón cho cây. Lúc này cây còn nhỏ, nên bộ rễ chưa phát triển khả năng hấp thụ của cây còn yếu có nhiều đợt lộc trong năm nên cần bón ít, nồng độ loãng và cần chia làm nhiều lần.

Trong các loại phân bón người ta rất coi trọng bón phân hữu cơ. Phân hữu cơ thường có nguồn gốc từ động vật, thực vật, rác thải... trong phân hữu cơ, ngoài các nguyên tố đa lượng như đạm, lân, kali, còn có các nguyên tố trung lượng như canxi, magiê, các nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt, Bo, Mo. Đây là những nguyên tố dinh dưỡng rất cần thiết cho cây. Trong 1 tấn phân lợn, hàm lượng các chất dinh dưỡng tương đương 20 – 25 kg Sunfat đạm, 20 kg Supe lân, 10 kg Sunfat kali. So với phân hoá học, phân hữu cơ thường phân giải chậm, thích hợp cho các thời kỳ sinh trưởng của vải. Mặt khác, phân hữu cơ còn góp phần cải thiện lý và hoá tính cho đất, làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ và thoát nước cho đất (Vũ mạnh Hải và cộng sự 1986) [16].

2.2.1.2. Nghiên cứu nước ngoài

Lượng phân bón cho vải được xác định tuỳ thuộc vào tuổi cây, tình trạng sinh trưởng, khả năng cho quả và hàm lượng dinh dưỡng trong đất của từng năm.

Menzel và Simpson (1989) [48], khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa dinh dưỡng cho đất trồng vải đã đưa ra khoảng tối thích về dinh dưỡng cho đất với cây vải trưởng thành, trong đó, ngoài các yếu tố về đa lượng, các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nguyên tố vi lượng đặc biệt là Bo không những là yếu tố bắt buộc mà còn chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn các nguyên tố khác (bảng 2.2.).

Bảng 2.2. Hàm lượng dinh dưỡng thích hợp cho đất trồng vải tính theo tỷ lệ

TT Loại dinh dƣỡng Khoảng tối thích

1 Đạm (%) 1,50 – 1,80 2 Lân (%) 0,14 – 0,22 3 Kali (%) 0,70 – 1,10 4 Canxi (%) 0,60 – 1,00 5 Magiê (%) 0,30 – 0,50 6 Sắt (ppm) 50 – 100 7 Mangan (ppm) 100 – 250 8 Kẽm (ppm) 15 – 30 9 Đồng (ppm) 10 – 25 10 Bo (ppm) 40 – 60 11 Natri (ppm) < 500 12 Clo (%) < 0,25

Nguồn: Menzel và Simpson – 1989

Theo Nghê Diệu Nguyên (1991) [24], nên chia thành 3 loại sinh trưởng của cây để bón:

+ Cây sinh trưởng khoẻ, ít quả: bón ít phân hoặc giảm số lần bón. + Cây sinh trưởng trung bình: bón lượng phân cân đối.

+ Cây sinh trưởng yếu: tăng số lần bón, lượng bón ít cho mỗi lần

Tỷ lệ các loại phân bón được coi là thích hợp với cây vải trong thời kỳ cho quả ở Trung Quốc là: N : P : K = 1 : 0,4 : 0,6 – 0,8; hoặc 1 : 0,4 : 1,6 – 1,8.

* Những nghiên cứu về phân bón qua lá

Ngoài khả năng hút dinh dưỡng từ đất qua rễ cây trồng còn có khả năng hút dinh dưỡng qua lá. Cây tiếp nhận dinh dưỡng do bón qua lá với diện tích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bằng 15- 20 lần diện tích đất ở tán cây che phủ. Chất dinh dưỡng được bón qua lá chỉ có thể vào mô lá qua các lỗ khí khổng. Như vậy bón phân qua lá vào thời điểm khí khổng mở rộng hoàn toàn thì hiệu quả đạt cao nhất.

Phân bón lá có thể gồm các chất dinh dưỡng chính như đạm, lân, và các chất vi lượng như Fe, Zn, Cu, Bo, Mn, Mg...và cả các chất kích thích tố. Sử dụng phân bón lá, nếu áp dụng đúng phương pháp, có thể thu được lợi nhuận kinh tế cao vì hiệu quả của sự hấp thụ phân bón lá cao đến 80% so với 20 - 50% phân bón được hấp thụ ở rễ.

Mặt khác, bón phân qua lá giúp cho cây trồng trong những điều kiện hạn hán hoặc ngập lụt, thời kỳ khủng hoảng của cây trồng, cây suy kiệt, là con đường nhanh nhất giúp cho cây nhanh chóng hồi phục. Phun phân bón lá không chỉ có tác dụng làm tăng năng suất cây trồng mà nó còn có tác dụng làm tăng chất lượng nông sản.

Đối với cây vải khi hoa tàn là lúc cây huy động rất nhiều chất dinh dưỡng, sau khi hoa tàn lúc này cây đang khủng hoảng về dinh dưỡng vì vậy việc bổ sung kịp thời dinh dưỡng là việc làm cần thiết. Vào thời điểm này bộ rễ hoạt động kém vì bị ức chế do hoa nở rộ đất thiếu nước vì thế khi bón phân rễ chưa có điều kiện hấp thu ngay được việc phun dinh dưỡng lên lá lúc này là nhằm bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho cây để giảm bớt rụng quả sinh lý.

Theo kết luận của Đỗ Văn Ái (2004) [1] khi sử dụng chế phẩm phân bón lá VACVINA-KB1 cho cây vải đã làm tăng khả năng tích lũy các nguyên tố dinh dưỡng giúp cây phát triển nhanh, nhưng không gây độc hại cho cây. hệ số hấp phụ sinh học cao hơn và làm tăng năng suất tới 13%. Quả tròn, màu đỏ, vị thơm ngon và đặc biệt là cùi vải dày hơn, trong hơn.

Theo Phạm Văn Côn (2005) [10] đã tiến hành trên vải Phú Hộ thì phun Bo và phun phối hợp Bo + Zn đều làm tăng số quả cao nhất so với đối chứng (tăng 50,4-92,8%). Ở giống Phú Hộ phân vi lượng làm tăng hàm lượng đường (2,0-17,0% so với đối chứng), tăng hàm lượng vitamin (từ 17,0-22,7% so với đối chứng), giảm lượng axít (25% so với đối chứng), còn đối với vải Thanh Hà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

các chỉ tiêu thay đổi rất ít. Cũng với giống vải thiều Thanh Hà ở Phúc Hoà (Bắc Giang) Bo + Cu và Bo + Zn làm tăng số quả thu hoạch tới 90,3 - 109,5%. Khối lượng quả tăng 5,9 - 8,5% tăng năng suất 101,3-127,3%. Chất lượng quả cũng tăng: độ Brix tăng 4,5-7,3% đường tổng số tăng 4,5-12,1% axít giảm 33,4% vitamin C giảm 3,7-3,1%.

Theo Nguyễn Khắc Thái Sơn (2005) [29] Khi phun vân đài tố cho vải làm tăng tỷ lệ đậu quả và khối lượng quả dẫn đến năng suất vải tăng từ 19 - 34%. Phun hai lần Vân đài tố 0,01% vào lúc tàn hoa và trước lúc thu hoạch 1 tháng cho hiệu quả cao nhất, và phun Vân đài tố đại trà 2 lần cho vải ở nồng độ 0,03% cho vải đã làm tăng năng suất lên 28%.

Đỗ Phương Chi (2005) [8] khi nghiên cứu về ảnh hưởng của chế phẩm đậu quả và chế phẩm KIVIVA trên vải có kết luận:

Đối với chế phẩm đậu quả có tác dụng làm tăng tỷ lệ đậu quả, tăng khối lượng trung bình quả, bệnh nứt vỏ quả và sâu đục quả không xuất hiện, tăng tỷ lệ phần ăn được và tăng năng suất 26,42%.

Đối với chế phẩm KIVIVA phun cả 4 giai đoạn phát triển của quả tăng tỷ lệ đậu quả, tăng tỷ lệ phần ăn được và năng suất tăng 28,5%. Ngoài ra làm cho thời gian chín của quả chậm hơn 7 ngày, vườn có mã quả đẹp, quả không bị nứt.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng vải tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)