2 .Về hình thức
7. Kết luận (Cần ghi rõ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu
4.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN
4.2.3 Phân tích lợi nhuận và các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận
Lợi nhuận là kết quả cụ thể nhất của quá trình hoạt động kinh doanh, mọi doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay chỉ có thể tồn tại và đứng vững được bằng cách kinh doanh có lãi. Và lợi nhuận cũng là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh doanh của NHTM. Do đó, các chỉ số tài chính về lợi nhuận là cơ sở quan trọng
để đánh giá tình hình lợi nhuận của ngân hàng. Khi phân tích hiệu quả HĐKD
của một ngân hàng hay bất kỳ một doanh nghiệp thông thường nào khác thì ta khơng thể khơng nói đến lợi nhuận. Bởi vì lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu mà các NHTM, kể cả các doanh nghiệp thông thường đặt ra trong quá trình kinh doanh của mình. Mặt khác, lợi nhuận cịn là điều kiện để duy trì cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, đã kinh doanh thì nhất thiết phải có lợi nhuận. Còn lợi nhuận nhiều hay ít thì nó tùy thuộc vào khả năng quản trị, cung cách điều hành của các nhà Lãnh đạo ngân hàng hay sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác trong
điều kiện thực tế, chi phí phát sinh,… Để xem xét tình hình thực hiện lợi nhuận
của ngân hàng thì dưới đây sẽ đi cụ thể tình hình thực hiện lợi nhuận của từng
Bảng 11: TÌNH HÌNH THU NHẬP, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2011
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Thới Bình)
Để thấy rõ tình hình lợi nhuận của ngân hàng cho kỹ hơn ta xem hình sau:
Hình 12: Tình hình thu nhập, chi phí, lợi nhuận của ngân hàng từ năm 2009 đến năm 2011
Năm 2009, lợi nhuận là 9.385 (triệu đồng). Năm 2010, lợi nhuận của ngân
hàng là 9.897 (triệu đồng), tăng 5,46% tương ứng với 512 (triệu đồng) so với
Năm Chênh lệch
2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
Khoản mục
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền
Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Thu nhập 66.522 75.350 86.973 8.828 13,27 11.623 15,43 Chi phí 57.137 65.453 75.987 8.316 14,55 10.534 16,09 Lợi nhuận 9.385 9.897 10.986 512 5,46 1.089 11,00 Triệu đồng 0 30.000 60.000 90.000 2009 2010 2011 Thu nhập Chi phí Lợi nhuận Năm
năm 2009. Đến năm 2011, lợi nhuận của ngân hàng tiếp tục tăng với mức lợi
nhuận trong năm này là 10.986 (triệu đồng), tăng 11% tương ứng với 1.089 (triệu
đồng) so với năm 2010. Qua số liệu trên phân tích trên ta thấy ngân hàng hoạt động có hiệu quả do lợi nhuận của ngân hàng điều tăng qua các năm. Tuy nhiên để đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh theo từng chi tiêu khác nhau ta
sẽ đi phân tích từng chỉ tiêu cụ thể trong bảng sau:
Bảng 12: MỘT SỐ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐVT: Triệu đồng
(Ghi chú: Tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn)
Chỉ số ROA
ROA đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản (hoặc đồng vốn) của
ngân hàng hay một đồng vốn thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hiệu quả
của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng
cao thì càng tốt vì ngân hàng đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít
hơn. Qua bảng số liệu ta thấy chỉ số này giảm qua các năm. Cụ thể: năm 2009 cứ 100 (đồng) tài sản tạo ra 3,03 (đồng) lợi nhuận, năm 2010 là 2,45 (đồng) và năm
2011 là 1,86 (đồng). Như vậy, dù ngân hàng có lời nhưng khả năng sinh lời trên
mỗi đồng vốn của ngân hàng cịn thấp và có xu hướng giảm. Nguyên nhân làm
Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011
Tổng thu nhập Triệu đồng 66.522 75.350 86.973
Tổng chi phí Triệu đồng 57.137 65.453 75.987
Lợi nhuận ròng Triệu đồng 9.385 9.897 10.986
Tổng tài sản Triệu đồng 309.864 406.851 591.602 Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản
(ROA) % 3,03 2,43 1,86
Lợi nhuận ròng/Tổng thu nhập
(ROS) % 14,11 13,13 12,63
cho chỉ số ROA của chi nhánh giảm là bởi tốc độ tăng trưởng của vốn rất cao trong khi lợi nhuận của ngân hàng lại tăng trưởng một cách chậm chạp (tốc độ
tăng trưởng của thu nhập thấp hơn tốc đội tăng của chi phí trong 3 năm hoạt động). Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng là vẫn chưa tốt, cơ cấu
nguồn vẫn chưa thực sự hợp lý, chưa mang lại hiệu quả cao cho ngân hàng, cũng
như chi phí hàng năm của ngân hàng cịn cao. Ngân hàng cần hoạch định chính
sách cụ thể để tăng lợi nhuận ròng qua việc giảm chi phí đầu vào và tăng thu nhập từ hoạt động đầu tư tín dụng kết hợp với tăng thu từ hoạt động ngồi tín dụng: thu từ kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh thẻ…Việc gia tăng lợi nhuận và giảm sử dụng nguồn vốn điều chuyển, tăng cường huy động vốn trong dân cư để phục vụ cho nhu cầu tín dụng là biện pháp thường thấy làm cho tỷ suất sinh lời vốn tăng lên, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, chỉ số này ngân hàng chỉ nên chấp nhận ở mức độ vừa phải vì lợi nhuận càng cao thì rủi ro mang lại cho ngân hàng càng lớn.
Chỉ số ROE
Đây là chỉ tiêu đo lường tính lành mạnh trong hoạt động ngân hàng nhưng
chỉ số này khơng tính được vì hoạt động của chi nhánh phụ thuộc vào hội sở tỉnh, ngân hàng cũng khơng có vốn tự có đúng nghĩa mà vốn tự có của ngân hàng chỉ là lợi nhuận hàng năm và quỹ dự phòng.
Lợi nhuận /Tổng thu nhập (ROS) (Hay hệ số doanh lợi)
Tỷ số này cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập trong việc tạo ra lợi nhuận ròng. Ta thấy chỉ số này của ngân hàng giảm qua các năm. Cụ thể: năm 2009 cứ 100 (đồng) thu nhập tạo ra 14,11 (đồng) lợi nhuận, năm 2010 là 13,13
(đồng), năm 2011 là 12,63 (đồng). Xét về mặt hiệu quả ta thấy lợi nhuận của ngân hàng đạt được một số đáng kể. Tuy nhiên, nếu xét về tốc độ tăng trưởng thì
hệ số doanh lợi giảm qua các năm. Sự biến động này là do tốc độ tăng thu nhập
ngày càng cao hơn tốc độ tăng lợi nhuận. Điều này báo hiệu chi phí đang vượt
qua tầm kiểm soát của các cấp quản lý. Tỷ lệ này giảm là một điều ngân hàng không mong muốn. Vì vậy, ngân hàng cần những biện pháp tích cực trong việc
tăng lợi nhuận trong tổng thu nhập của mình trong những năm tới như áp dụng
chính sách lãi suất linh hoạt, ưu đãi đối với những khách hàng truyền thống, thu hút khách hàng mới nhằm gia tăng vốn huy động, giảm vốn điều chuyên vì vốn
điều chuyển còn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu nguồn vốn, có chiến lược
kinh doanh hợp lý, sáng tạo và thích ứng với sự biến động của thị trường…
Tổng chi phí/Tổng thu nhập
Chỉ số này tính tốn khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập. Qua bảng số liệu ta thấy để được 100 đồng thu nhập thì chi nhánh phải bỏ ra 85,89
đồng chi phí vào năm 2009; 86,87 đồng chi phí vào năm 2010; 87,73 đồng chi phí vào năm 2011. Nhìn chung, chỉ số tổng chi phí trên tổng thu nhập của ngân hàng là tương đối cao. Trong 3 năm qua 2009-2011 là những năm mà nên kinh tế
diễn biến phức tạp trong đó ngành ngân hàng cũng gặp rất nhiều khó khăn, mà một trong số khó khăn đó là diễn biến lãi suất phức tạp, cộng thêm sự cạnh tranh
ngày càng gia tăng nên chi phí huy động vốn lớn, bên cạnh đó hoạt động của
ngân hàng cón phụ thuộc rất nhiều vào vốn điều chuyển nên đã đẩy chi phí của
ngân hàng tăng cao. Trong khi đó thu nhập cũng tăng nhưng còn ở mức thấp hơn
so với mức độ tăng của chi phí. Từ đó cho thấy, ngân hàng cần xem xét đưa ra chiến lược kinh doanh mới phù hợp hơn trong thời kỳ kinh tế hiện nay, trong đó Ban quản lý ngân hàng nên có biện pháp quản lý các khoản mục chi phí để hạn chế và hạ thấp những chi phí bất hợp lý nhằm tiết kiệm tối thiểu chi phí góp phần hạn chế rủi ro đồng thời tăng cường các khoản thu nhập nhất là các khoản thu từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng hiện nay còn thấp nên đẩy mạnh nguồn thu nhập này hơn để tối đa hóa lợi nhuận và tăng thế cạnh tranh cho ngân hàng.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐÔNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG