25
thiệt hại do hành vi con ngƣời gây ra, lúc này quy định chung về bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng đƣợc áp dụng giải quyết.
Vì tính chất nguy hiểm của nguồn nguy hiểm cao độ, trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có phần khác với Mục về Quy định chung nếu thiệt hại thực tế xảy ra có yếu tố lỗi của bên bị thiệt hại. Đối với nội dung bồi thƣờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra mà ngƣời bị thiệt hại có lỗi, điểm a khoản 3 Điều 601 BLDS 2015 quy định để loại trừ trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại cho chủ sở hữu, ngƣời chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ khi thiệt hại xảy ra phải “hoàn toàn do lỗi cố ý của ngƣời bị thiệt hại”. Quay lại quy định chung, điều kiện giúp loại trừ trách nhiệm bồi thƣờng thƣờng thiệt hại là “hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại” (khoản 2 Điều 584 BLDS 2015). Với quy định tại điểm a khoản 3 Điều 601 BLDS 2015, để đƣợc loại trừ trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại, “cần phải chứng minh đƣợc rằng ngƣời bị thiệt hại có lỗi “cố ý” và việc xảy ra thiệt hại là “hoàn toàn” do ngƣời bị thiệt hại. Ở đây, nếu ngƣời bị thiệt hại không cố ý thì quy định vừa nêu (chủ sở hữu hay ngƣời đƣợc giao nguồn nguy hiểm cao độ vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng) không đƣợc áp dụng cho dù ngƣời bị thiệt hại có lỗi, ngay cả khi họ có lỗi hồn tồn”16.
Nhƣ vậy, đối với trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì một trong những trƣờng hợp chủ sở hữu, ngƣời chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ đƣợc loại trừ trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại là trƣờng hợp “thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của ngƣời bị thiệt hại” (điểm a khoản 3 Điều 601 BLDS 2015). Đối với trƣờng hợp thiệt hại xảy ra hồn tồn do lỗi vơ ý của ngƣời bị thiệt hại, thiệt hại xảy ra do lỗi một phần (cả cố ý và vô ý) của ngƣời bị thiệt hại thì chủ sở hữu, ngƣời chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ vẫn phải bồi thƣờng toàn bộ thiệt hại.