23 Đỗ Văn Đại (Chủ biên) (2016), Luật bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng Việt Nam bản án và bình luận án
2.3. Thực tiễn áp dụng trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong trƣờng hợp bên bị thiệt hại có lỗi và kiến nghị
hiểm cao độ gây ra trong trƣờng hợp bên bị thiệt hại có lỗi và kiến nghị hoàn thiện pháp luật
Vụ việc thứ nhất: Bản án số 11/2017/DS-ST ngày 28/8/2017 của Tòa án nhân dân huyện Bắc Uyên tỉnh Bình Dƣơng.
Nội dung vụ việc:
Nguyên đơn: Dƣơng Thị Q. Bị đơn: Trƣơng Đình T.
Ngày 07/4/2016, tai nạn giao thông giữa ông Nguyễn Đức H (là chồng của bà Q) và ơng Trƣơng Đình T xảy ra tại tỉnh Bình Dƣơng. Tai nạn giao thơng làm chồng bà Q bị thƣơng nặng phải đi cấp cứu. Do bệnh quá nặng nên ơng H điều trị khoảng 20 ngày thì bệnh viện trả về, hai ngày sau tử vong. Nay bà Q yêu cầu ông N bồi thƣờng thiệt hại cho bà.
41
Hội đồng xét xử sau khi phân tích chứng cứ đã đƣa nhận định về lỗi của các bên nhƣ sau: Ông Nguyễn Đức H và ơng Trƣơng Đình T cùng có lỗi trong việc gây tai nạn nhƣng lỗi chính là do ơng H. Theo Điều 617 BLDS 2005 quy định: “Khi người gây thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây
thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình”.
Căn cứ theo Điều 610 BLDS 2005, Hội đồng xét xử xét thấy yêu cầu của bà Q là có căn cứ để Hội đồng xét xử chấp nhận một phần. Ông Nguyễn Đức H có 60% lỗi nên ơng Trƣơng Đình T chỉ phải bồi thƣờng phần thiệt hại tƣơng ứng với mức độ lỗi 40%.
Đối với trƣờng hợp tai nạn giao thơng có ngun nhân do con ngƣời gây ra đồng thời có lỗi một phần của bên bị thiệt hại, cơ sở pháp lý cho trƣờng hợp này là vô cùng thuyết phục. Thứ nhất, thiệt hại thực tế trong trƣờng hợp trên do hành vi của con ngƣời gây ra, cụ thể: Ông T (ngƣời gây thiệt hại) chở cây cao su xếp trên xe vƣợt quá giới hạn quy định, đậu xe không sát lề đƣờng vi phạm quy định Luật Giao thông đƣờng bộ và ông H (ngƣời bị thiệt hại) điều khiển xe không chú ý quan sát vi phạm quy định tại Nghị định 171/2013/NĐ-CP. Thứ hai, thiệt hại thực tế xảy ra do một phần lỗi của ngƣời bị thiệt hại là ơng H. Chính vì vậy, quy định tại Điều 617 BLDS 2005 (khoản 4 Điều 585 BLDS 2015) đƣợc áp dụng để buộc ông H phải chịu một phần trách nhiệm cho phần lỗi của mình gây ra thiệt hại.
Một lần nữa ta thấy, trƣờng hợp tai nạn giao thơng có ngun nhân do con ngƣời gây ra đồng thời có lỗi của bên bị thiệt hại sẽ rất thuyết phục khi áp dụng quy định chung vào thực tiễn xét xử. Điều này cịn thể hiện đƣợc tính cơng bằng khi mà bản thân bên bị thiệt hại có lỗi thì họ phải gánh chịu một phần trách nhiệm. Cùng là trƣờng hợp tai nạn giao thơng có ngun nhân do con ngƣời gây ra nhƣng khi khơng có yếu tố lỗi của bên bị thiệt hại, mặc dù cơ sở pháp lý không thực sự thuyết phục, thực tiễn xét xử vẫn cố gắng áp dụng quy định bồi thƣờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nhằm mục đích bảo vệ bên
42
bị thiệt hại vì họ xứng đáng đƣợc bảo vệ. Tuy nhiên, khi tồn tại yếu tố lỗi của bên bị thiệt hại, dƣờng nhƣ thực tiễn xét xử trở nên lúng túng, Tòa án đã theo hƣớng áp dụng quy định về ngƣời bị thiệt hại cũng có lỗi để quy một phần trách nhiệm cho ngƣời bị thiệt hại, tức ngƣời bị thiệt hại phải gánh chịu một phần thiệt hại do lỗi của chính bản thân mình gây ra. Do vậy, có trƣờng hợp thực tiễn xét xử đã quay về áp dụng quy định chung về bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng.
Tuy nhiên, liên quan đến nội dung này, có trƣờng hợp thực tiễn xét xử áp dụng trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Điều này đƣợc thể hiện qua vụ việc sau:
Vụ việc thứ hai: Bản án số 83/2017/DS-PT ngày 27/11/2017 về tranh chấp bồi thƣờng thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm của Tòa án nhân dân tỉnh Bạc Liêu.
Nội dung bản án:
Nguyên đơn: Nguyễn Văn L. Bị đơn: Nguyễn Văn V.
Ngày 20/12/2015, anh Nguyễn Văn V điều khiển xe mơ tơ biển kiểm sốt số 94R1- 01723 khi đến khu vực ấp T, xã M, huyện H, tỉnh Bạc Liêu thì va chạm với bà Lê Thị O (mẹ ruột anh L) đang đi bộ qua đƣờng. Hậu quả làm bà O bị thƣơng nặng, sau một thời gian điều trị tại bệnh viện thì bà O đã tử vong.
Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định: Nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông là do lỗi của bà O, khi qua lộ không quan sát các xe đi tới, không đảm bảo an toàn khi qua đƣờng. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3 Điều 601 của BLDS năm 2015 thì: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm
cao độ phải bồi thường thiệt hại kể cả khơng có lỗi…”. Do đó, Hội đồng xét xử
phúc thẩm cho rằng việc Tòa án cấp sơ thẩm buộc anh Nguyễn Văn V phải bồi thƣờng ½ thiệt hại cho gia đình bà O là phù hợp.
Trong vụ việc trên, thiệt hại thực tế xảy ra nguyên nhân không xuất phát từ nguồn nguy hiểm cao độ mà do sự tác động của con ngƣời nên Tòa án trong
43
trƣờng hợp này áp dụng khoản 3 Điều 601 BLDS 2015 vào giải quyết là không thuyết phục. Trong trƣờng hợp này, khi chƣa có quy định riêng cho trƣờng hợp thiệt hại có sự hiện hiện của nguồn nguy hiểm cao độ nhƣng nguyên nhân do con nguời gây ra thì quy định chung về bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng tại khoản 2 Điều 584 BLDS 2015 cần đƣợc áp dụng. Tức nội dung ngƣời gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong trƣờng hợp thiệt hại phát sinh hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại nên đƣợc đƣa vào làm căn cứ giải quyết. Từ đó, sẽ là thuyết phục trong trƣờng hợp này khi ngƣời bị thiệt hại là bà O phải chịu hoàn toàn trách nhiệm và không đƣợc bồi thƣờng thiệt hại.
Dƣờng nhƣ tịa án buộc anh V bồi thƣờng ½ thiệt hại cho gia đình bà O vì trong trƣờng hợp này thiệt hại không thỏa mãn điểm a khoản 3 Điều 601 BLDS 2015. Cụ thể, thiệt hại xảy ra “hồn tồn do lỗi” của bà O nhƣng khơng đáp ứng đƣợc điều kiện “hoàn toàn do lỗi cố ý của ngƣời bị thiệt hại”. Nhƣ vậy, anh V không thuộc trƣờng hợp không phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại mà thiệt hại xảy ra lại xuất phát từ lỗi của bà O nên trách nhiệm chia đơi, mỗi bên chịu ½ trên tổng số thiệt hại thực tế.
Trong một vụ việc tƣơng tự, mặc dù thiệt hại thực tế có nguyên nhân từ con ngƣời và thiệt hại hoàn toàn do lỗi của ngƣời bị thiệt hại nhƣng Tòa án nhân dân quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội26 vẫn đƣa ra căn cứ tại Điều 601 BLDS 2015 để giải quyết.
Liên quan đến yếu tố “hoàn toàn do lỗi cố ý” quy định tại điểm a khoản 3 Điều 601 BLDS 2015, bản án số 10/2017/D-ST ngày 22/8/2017 của TAND quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội đã đƣa ra lý giải minh thị, rõ ràng khi xác định lỗi của ngƣời bị thiệt hại phải là “hoàn toàn do lỗi cố ý” thì ngƣời gây thiệt hại mới khơng phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại.
Cụ thể: Tai nạn giao thông xảy ra giữa ông Nguyễn Quang Tr và chị Nguyễn Thị H gây ra hậu quả là chị Hà bị tử vong trên đƣờng đi cấp cứu. Hội
26 Bản án số 10/2017/DS-ST ngày 22/8/2017 của Tòa án nhân dân quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, vụ việc tranh chấp về địi bồi thƣờng thiệt hại ngồi hợp đồng do tính mạng bị xâm phạm. việc tranh chấp về địi bồi thƣờng thiệt hại ngồi hợp đồng do tính mạng bị xâm phạm.
44
đồng xét xử nhận định: Việc xảy ra tai nạn do lỗi của chị Nguyễn Thị H và đƣa ra cơ sở pháp lý tại khoản 3 Điều 601 BLDS năm 2015: “Chủ sở hữu, người
chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi khơng có lỗi, trừ các trường hợp sau: Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp luật có quy định khác”. Từ đó, Hội đồng xét xử kết
luận: Trong vụ án này, hành vi điều khiển xe buýt gây hậu quả chết ngƣời của ông Tr là sự kiện bất ngờ, không thuộc trƣờng hợp đƣợc loại trừ trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại nhƣ viện dẫn điều luật ở trên. Vì vậy, Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu đòi bồi thƣờng thiệt hại của anh H.
Cùng với việc kiến nghị cần có quy định riêng cho trƣờng hợp thiệt hại xảy ra có nguồn nguy hiểm cao độ nhƣng dƣới sự tác động của con ngƣời, tác giả có một số đề xuất cho trƣờng hợp bồi thƣờng thiệt hại do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Theo tác giả hiểu, lỗi đƣợc nêu ra ở Điều 601 BLDS 2015 (Điều 623 BLDS 2005) là lỗi trong quản lý tài sản, lỗi trong việc quản lý nguồn nguy hiểm cao độ. Quy định tại điểm a khoản 3 Điều 601 BLDS 2015 dành riêng cho trƣờng hợp thiệt hại do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nên bỏ cụm từ “cả khi khơng có lỗi”. Bởi lẽ, với cách quy định trên sẽ dẫn đến nhầm lẫn về cách hiểu lỗi là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng với lỗi trong việc quản lý tài sản. Việc bỏ đi cụm từ “cả khi khơng có lỗi” sẽ tránh đƣợc nhầm lẫn trên đồng thời làm nổi bật lên chủ thể bồi thƣờng thiệt hại với trách nhiệm quản lý một loại tài sản mang tính nguy hiểm cao.
Thứ hai, điểm a khoản 3 Điều 601 BLDS 2015 nên sửa đổi theo hƣớng khơng cần “hồn tồn do lỗi cố ý của ngƣời bị thiệt hại” mà chỉ cần “hoàn toàn do lỗi của ngƣời bị thiệt hại”; tức bỏ đi yếu tố “cố ý”. Điều này sẽ phù hợp với quy định chung tại khoản 2 Điều 584 BLDS 2015, chỉ cần ngƣời bị thiệt hại hồn tồn có lỗi (cố ý hoặc vơ ý) cũng sẽ loại trừ trách nhiệm của chủ sở hữu, ngƣời chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ. Sửa đổi trên có thể đƣợc lí giải nhƣ sau: Khi ngƣời bị thiệt hại hồn tồn có lỗi (có thể là cố ý hay vơ ý) đều
45
chứng minh đƣợc rằng chủ sở hữu, ngƣời chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ khơng có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại, họ khơng có lỗi trong việc gây ra thiệt hại; đồng thời chủ sở hữu, ngƣời chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ khơng có lỗi trong việc quản lý tài sản gây thiệt hại. Điều này có nghĩa rằng, thiệt hại này do chính ngƣời bị thiệt hại gây ra và hồn tồn do lỗi của ngƣời bị thiệt hại. Do vậy, chính ngƣời bị thiệt hại phải tự chịu trách nhiệm đối với thiệt hại đã tự gây ra cho chính mình. Nếu theo hƣớng nhƣ pháp luật hiện nay là bồi thƣờng cả trong trƣờng hợp khơng có lỗi, trừ trƣờng hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của ngƣời bị thiệt hại (khoản 3 Điều 601 BLDS 2015) sẽ dẫn đến nhiều trƣờng hợp Tòa án áp dụng cứng nhắc quy định của pháp luật, quy trách nhiệm không đúng cho chủ sở hữu, ngƣời chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ khi không chứng minh đƣợc ngƣời bị thiệt hại hồn tồn có lỗi cố ý trong việc gây ra thiệt hại cho chính bản thân mình. Và nếu hiểu nhƣ một số Tòa án đã xét xử một số vụ án nhƣ hiện nay là chứng minh đƣợc thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi vơ ý của ngƣời bị thiệt hại thì vẫn buộc chủ sở hữu, ngƣời chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ bồi thƣờng một phần thiệt hại cho ngƣời bị thiệt hại là không đúng với tinh thần của trách nhiệm trách nhiệm trong trƣờng hợp ngƣời bị thiệt hại có lỗi theo BLDS 2005 trƣớc đây và BLDS 2015 hiện nay. Trong trƣờng hợp này, chủ sở hữu, ngƣời chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có thể chứng minh thiệt hại là do con ngƣời gây ra chứ không phải do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra để đối kháng, và sau khi chứng minh thiệt hại do ngƣời gây ra và chứng minh thiệt hại hoàn tồn do lỗi vơ ý của ngƣời bị thiệt hại thì ngƣời gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại.
Nhƣ vậy, quy định tại tại điểm a khoản 3 Điều 601 BLDS 2015 đƣợc thiết kế lại nhƣ sau: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ
phải bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp sau đây:
46
KẾT LUẬN
Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong trƣờng hợp bên bị thiệt hại có lỗi là “mảnh ghép” khơng thể thiếu trong chế định bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng. Nội dung này thể hiện đƣợc tính chất cơng bằng của pháp luật, mang ý nghĩa quan trọng nhƣng cũng không kém phần phức tạp. Để tìm hiểu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong trƣờng hợp bên bị thiệt hại có lỗi địi hỏi cần tìm hiểu rất nhiều vấn đề, trong đó then chốt nhất là vấn đề về “lỗi”, “mức độ lỗi” và chủ thể bao gồm bên gây thiệt hại, bên bị thiệt hại. Để tìm hiểu, nghiên cứu các nội dung trên, Đề tài “Bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên bị thiệt
hại có lỗi” đƣợc tác giả trình bày thành hai chƣơng:
Chƣơng 1- Những vấn đề pháp lý về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong trƣờng hợp bên bị thiệt hại có lỗi đƣợc phân tích, đánh giá theo q trình lịch sử từ thời phong kiến đến pháp luật hiện hành. Khi đi sâu phân tích nội dung trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong trƣờng hợp bên bị thiệt hại có lỗi theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, tác giả theo hƣớng đi từ quy định chung đến quy định về trƣờng hợp cụ thể.
Chƣơng 2- Thực tiễn giải quyết trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong trƣờng hợp bên bị thiệt hai có lỗi và kiến nghị hồn thiện pháp luật đƣợc tác giả nghiên cứu theo hƣớng trên cơ sở phân tích những khó khăn thực tiễn gặp phải để có hƣớng đề xuất cho phù hợp. Kết thúc chƣơng 2, Đề tài giải quyết đƣợc một số vấn đề khiêm tốn nhƣ sau:
Thứ nhất, xây dựng quy định về nội dung căn cứ xác định “lỗi” theo hƣớng “lỗi” đƣợc kết luận dựa trên việc Tịa án xem xét một cách tồn diện các vấn đề về nhận thức, nguyên nhân thiệt hại phát sinh, hành vi trái pháp luật và tồn bộ những tình tiết của vụ việc cụ thể có liên quan.
47
Thứ hai, trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong trƣờng hợp phịng vệ chính đáng cần có một số quyết định giám đốc thẩm làm án lệ định hƣớng nội dung trên thuộc trƣờng hợp bồi thƣờng thiệt hại khi ngƣời bị thiệt hại có lỗi và tỉ lệ mức độ bồi thƣờng thiệt hại giữa các bên.
Thứ ba, trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có yếu tố lỗi của bên bị thiệt hại với nội dung “hoàn toàn do lỗi cố ý của ngƣời bị thiệt hại” cần sửa đổi cho phù hợp với quy định chung.
Trên đây là toàn bộ nội dung về “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
trường hợp bên bị thiệt hại có lỗi” đƣợc tác giả nghiên cứu. Do khả năng còn
nhiều hạn chế nên sẽ khó tránh khỏi những sai sót trong nội dung Đề tài của mình. Tác giả kính mong q Thầy, Cơ và bạn đọc vui lịng lƣợng thứ về những thiếu sót cịn tồn tại. Tác giả xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô và bạn đọc.