Văn Đại (Chủ biên) (16), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam bản án và bình luận án

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên bị thiệt hại có lỗi (Trang 39 - 44)

34

đƣợc xác định là 10% trong tổng thiệt hại nên Công ty Cổ phần Du lịch V phải bồi thƣờng cho ông L bằng số tiền tƣơng xứng với 90% lỗi.

Từ quan điểm của một chuyên gia của Tịa án nhân dân tối cao có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này cho rằng: “Thực tiễn xét xử của các Tòa án cũng chỉ xác định một cách tƣơng đối và thơng thƣờng là mỗi bên chịu ½ thiệt hại”21, tác giả nhận thấy khi giải quyết vụ án, Tịa án cần đƣa ra căn cứ và lí lẽ để phân chia mức độ lỗi giữa bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại, mức độ lỗi của mỗi bên đến đâu sẽ chịu trách nhiệm tƣơng đƣơng với phần lỗi của mình và chỉ khi không thể thể kết luận đƣợc mức độ lỗi cụ thể của các bên là bao nhiêu mới buộc theo hƣớng các bên có lỗi ngang nhau để làm cơ sở đƣa ra mức bồi thƣờng thiệt hại cụ thể cho bên gây thiệt hại.

Mỗi vụ việc cụ thể sẽ có những tình tiết khác nhau, mức độ lỗi cũng vì vậy mà khơng giống nhau. Việc BLDS không quy định chi tiết mức độ lỗi sẽ tạo điều kiện cho các thẩm phán linh hoạt hơn trong quá trình xét xử đối với các vụ việc. Cũng chính vì pháp luật khơng có quy định cụ thể về trƣờng hợp này nên khi phân chia lỗi của bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại, Tòa án cần đƣa ra những căn cứ và lí giải sao cho đƣờng lối xử lý của mình thật sự thuyết phục. Về vấn đề này, không cần thiết có quy định pháp luật cũng nhƣ án lệ thể hiện sự phân chia mức độ lỗi giữa bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại bằng những con số cụ thể. Nhƣng, cần thiết có án lệ của Tịa án nhân dân tối cao với những căn cứ, lí lẽ thuyết phục trong việc phân chia mức độ lỗi của bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại từ đó làm cơ sở phân chia đối với trách nhiệm gây thiệt hại xảy ra trên thực tế. Bởi, việc đánh giá mức độ lỗi của các bên chỉ có thể mang tính chính xác tƣơng đối, do đó, lí lẽ đƣa ra bởi những ngƣời thực thi pháp luật là vô cùng cần thiết.

21Đỗ Văn Đại (Chủ biên) (2016), Luật bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng Việt Nam bản án và bình luận án

35

2.2. Thực tiễn áp dụng trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong trƣờng hợp vƣợt q giới hạn phịng vệ chính đáng và kiến nghị hồn thiện pháp hợp vƣợt q giới hạn phịng vệ chính đáng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Vụ việc thứ nhất:

Bản án số 60/2014/DS-PT ngày 12/2/2014 của Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang22.

Nội dung bản án: Vào ngày 01/3/2012, Ban tƣ pháp xã Vĩnh Kim hịa giải tranh chấp lối đi giữa ơng Của, bà Nĩ với ông Kiệm là anh rể của anh Hoa thì anh Hoa góp ý kiến nhƣng do anh Hoa có uống rƣợu, bia nên khơng đƣợc chấp nhận. Sau khi đi rƣớc con đi học về thì anh Hoa có gặp ơng Của, bà Nĩ cùng con gái tên Lài, anh Hoa có dừng xe lại thì hai bên có lời qua tiếng lại, cãi nhau với bà Nĩ. Sau đó, anh Hoa bị ơng Của, bà Nĩ, chị Lài mỗi ngƣời cầm 01 khúc cây đuổi đánh, anh Hoa bỏ chạy thì tiếp tục bị rƣợt đuổi nên anh Hoa rút đƣợc cây tràm ở vƣờn nhà ơng Của quay lại đánh nhau thì cây của hai bên bị gãy, anh Hoa dùng tay đánh vào mũi bà Nĩ bị gãy xƣơng chính mũi và đánh nhiều cái vào ngƣời bà Nĩ làm gãy ngón tay bàn tay phải, gây thƣơng tích nhiều nơi phải đi điều trị tại bệnh viện với tỉ lệ thƣơng tật vĩnh viễn là 15%. Sau khi xét xử sơ thẩm, bà Nĩ làm đơn kháng cáo phúc thẩm và tại phiên tòa phúc thẩm bà Nĩ vẫn yêu cầu anh Hoa và anh Nam có trách nhiệm bồi thƣờng tiền thuốc, tiền ăn, tiền mất thu nhập cho bà với số tiền là 18.485.903 đồng và yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại tổn thất về tinh thần theo đúng quy định pháp luật.

Hội đồng xét xử nhận định: Sự việc xảy ra dẫn đến bà Nĩ bị thƣơng tích phải nhập viện điều trị là do anh Hoa gây nên nhƣng bà Nĩ cũng có lỗi tƣơng đƣơng lỗi của anh Hoa do tấn công anh Hoa trƣớc, anh Hoa phòng vệ nhƣng vƣợt q giới hạn phịng vệ chính đáng. Do đó, anh Hoa phải có nghĩa vụ bồi thƣờng cho bà Nĩ các chi phí thu nhập thực tế bị mất và các khoản yêu cầu hợp lý tƣơng ứng với phần lỗi của anh gây ra, phần chi phí hợp lý cịn lại bà Nĩ phải

22 Đỗ Văn Đại (Chủ biên) (2016), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam bản án và bình luận án

36

gánh chịu. Án sơ thẩm chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Nĩ, ghi nhận anh Hoa tự nguyện bồi thƣờng chi phí tiền thuốc điều trị cho bà Nĩ số tiền 4.000.000 đồng, buộc anh Hoa bồi thƣờng cho bà Nĩ số tiền 1.950.000 đồng (tiền ăn dƣỡng bệnh 1.200.000 đồng, tiền công ngƣời ni bệnh 750.000 đồng) là có cơ sở.

Vụ việc thứ hai: Bản án số 02/2017/DS-ST ngày 19/9/2017 về bồi thƣờng thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm của Tòa án nhân dân huyện Đầm Hà tỉnh Quảng Ninh.

Nội dung bản án:

Nguyên đơn: Đặng Văn S. Bị đơn: Lê Văn B.

Ngày 07/10/2014, ông Lê Văn Sơn đi kiểm tra ruộng nhà mình thấy tổ ong ngay bờ ruộng nên ông đã đốt tổ ong. Do không khống chế đƣợc lửa, đám cháy lan từ chỗ bờ ruộng đến khu đồi keo khoảng 5-6 m. Khi đó, hai anh em Lê Văn P và Lê Văn B đang ở đồi keo thấy khói liền chạy xuống bờ ruộng nơi ông S đang đứng. Tƣởng ơng S đốt đồi keo nhà mình nên anh B đã dùng hịn đá ném hai nhát trúng vào ngƣời ông S, do bị B ném đá về phía mình nên ơng S đã dùng dao quắm chạy đến chỗ B đứng và giơ phần sống dao lên đánh anh B. Anh B đã lấy tay đỡ và bị trúng vào cẳng tay trái nhƣng khơng bị thƣơng tích, B lùi lại thì bị trƣợt ngã xuống đất và và nhặt đƣợc 01 cành gỗ keo. Cùng lúc đó ơng S tiếp tục giơ con dao quắm lên cao hƣớng về phía trƣớc B thì B đứng dậy và dùng cây gỗ keo vụt vào tay ông S làm dao bị rơi ra và ông S ngã xuống đất. Sau khi ông S bị ngã, anh B tiếp tục lao vào dùng cây gỗ keo đánh ơng S vào các vị trí đầu, tay, đùi và ngực ơng gây thƣơng tích tổn hại 12% sức khỏe. Ơng S có đơn khởi kiện và đề nghị Tòa án giải quyết buộc anh Lê Văn B phải bồi thƣờng thƣơng tích cho ơng với tổng số tiền 52.280.000 đồng.

Hội đồng xét xử nhận định: Hành vi của anh Lê Văn B thuộc trƣờng hợp “Cố ý gây thƣơng tích do vƣợt quá giới hạn phịng vệ chính đáng” nhƣng chƣa đủ yếu tố cấu thành tội phạm vì tổn hại sức khỏe do anh B gây ra chƣa đến 31%,

37

cơ quan Điều tra Công an huyện Đầm Hà đã đình chỉ điều tra vụ án hình sự. Nhƣ vậy, có thể khẳng định: Anh B là ngƣời có lỗi lớn trong vụ việc. Mặc dù hành vi của anh B không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhƣng phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại gây ra cho ông Đặng Văn S theo quy định tại Điều 604 BLDS năm 2005. Sau khi Hội đồng xét xử xem xét về các yêu cầu cùng các căn cứ về hóa đơn, chứng từ thanh tốn chi phí cho việc khám, chữa trị thƣơng tích thì các u cầu hợp lý và đủ căn cứ chứng minh của ông B đƣợc chấp nhận.

Hai vụ việc trên ngƣời gây thiệt hại đều có hành vi vƣợt quá giới hạn phịng vệ chính đáng, cả hai trƣờng hợp Tịa án đều theo hƣớng ngƣời gây thiệt hại phải bồi thƣờng cho ngƣời bị thiệt hại. Nhƣ đã đề cập, BLDS không quy định cụ thể trong trƣờng hợp gây thiệt hại do vƣợt q giới hạn phịng vệ chính đáng có phải là gây thiệt hại trong trƣờng hợp ngƣời bị thiệt hại có lỗi hay khơng, và cũng không quy định rõ mức bồi thƣờng trong trƣờng hợp này là bồi thƣờng toàn bộ hay bồi thƣờng một phần thiệt hại. Liệu rằng ngƣời gây thiệt hại phải bồi thƣờng toàn bộ thiệt hại hay ngƣời bị thiệt hại phải chịu một phần trách nhiệm do lỗi của mình gây ra? Chính vì vậy, có hai luồng quan điểm về vấn đề này. Tƣơng tự nhƣ vậy thực tiễn xét xử cũng theo hai hƣớng xử lý khác nhau:

Một là, ngƣời bị thiệt hại phải chịu một phần trách nhiệm. Vụ việc thứ

nhất theo quan điểm này. Với nhận định: Bà Nĩ cũng có lỗi tƣơng đƣơng lỗi của anh Hoa do tấn công anh Hoa trƣớc, Hội đồng xét xử tuyên: Anh Hoa (ngƣời gây thiệt hại) phải có nghĩa vụ bồi thƣờng cho bà Nĩ (ngƣời bị thiệt hại) các chi phí thu nhập thực tế bị mất và các khoản yêu cầu hợp lý tƣơng ứng với phần lỗi của anh gây ra, phần chi phí hợp lý cịn lại bà Nĩ phải gánh chịu. Trong phần bình luận của mình về vụ việc trên, tác giả Đỗ Văn Đại viết: “Hƣớng buộc ngƣời bị thiệt hại chịu một phần thiệt hại nhƣ Tịa án đã làm là rất thuyết phục vì ngƣời bị thiệt hại có góp phần vào việc gây ra thiệt hại nên họ cũng phải gánh chịu trách nhiệm. Nếu buộc ngƣời có hành vi vƣợt q giới hạn phịng vệ chính đáng bồi thƣờng toàn bộ thiệt hại, chúng ta sẽ vi phạm lẽ công bằng, không phù hợp với các quy tắc ứng xử trong xã hội, khơng khuyến khích mọi ngƣời có hành vi

38

tích cực phịng vệ để ngăn chặn, đẩy lùi những hành vi trái pháp luật đang xâm phạm đến lợi ích cần đƣợc bảo vệ”23.

Hai là, ngƣời có hành vi vƣợt quá giới hạn phịng vệ chính đáng phải bồi

thƣờng tồn bộ thiệt hại. Vụ việc thứ hai theo quan điểm này, Hội đồng xét xử đã nhận định “anh B (ngƣời gây thiệt hại) là ngƣời có lỗi lớn trong vụ việc”, tức ông S là ngƣời bị thiệt hại cũng có lỗi. Mặc dù vậy Hội đồng xét xử vẫn chấp nhận toàn bộ yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại hợp lý của ông S và buộc anh B (ngƣời gây thiệt hại) phải bồi thƣờng mà không buộc ông S (ngƣời bị thiệt hại) phải gánh chịu một phần nào thiệt hại do chính mình gây ra.

Tác giả đồng tình với hƣớng xử lý của tịa án trong vụ việc đầu tiên, tức theo hƣớng ngƣời bị thiệt hại phải chịu một phần trách nhiệm tƣơng đƣơng với phần lỗi của mình. Mặc dù vậy, khi xem trƣờng hợp vƣợt q giới hạn phịng vệ chính đáng thuộc trƣờng hợp ngƣời bị thiệt hại có lỗi một phần, có sự phân chia trách nhiệm giữa bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại sẽ gặp phải khó khăn về xác định mức bồi thƣờng cụ thể của từng chủ thể. “Trên thực tế, có một số ít trƣờng hợp chúng ta có thể xác định đƣợc thiệt hại phần vƣợt quá, còn lại đa số các trƣờng hợp, chúng ta xác định đƣợc tổng thiệt hại thực tế và chỉ có thể xác định đƣợc thiệt hại trong giới hạn phịng vệ chính đáng và thiệt hại trong trƣờng hợp vƣợt quá giới hạn phịng vệ chính đáng là một cách tƣơng đối mà thơi”24.

Mặc dù khó khăn tồn tại là có thực, việc xác định phần thiệt hại xảy ra do vƣợt quá giới hạn phịng vệ chính đáng không phải là câu chuyện dễ dàng, “nhƣng theo nhà làm luật, chúng ta có khả năng phân biệt phần thiệt hại vƣợt quá và, theo chúng tôi, việc phân biệt cũng chỉ là tƣơng đối. Nhƣ vậy, khơng có lí do gì để phủ nhận khả năng phân biệt phần thiệt hại vƣợt quá giới hạn phịng vệ chính đáng, mặc dù việc phân biệt này mang tính tƣơng đối”25.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên bị thiệt hại có lỗi (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)