Trung tâm Thông tin Thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội

Một phần của tài liệu Tài liệu Nghiên cứu phát triển nguồn lực thông tin tại các Trung tâm Thông tin Thư viện trường đại học (Trang 30)

6. Bố cục của khóa luận

2.3 Trung tâm Thông tin Thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội

Giới thiệu vài nét về Đại học Quốc gia Hà Nội

Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) là Trung tâm đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao tri thức đa ngành, đa lĩnh vực chất lƣợng cao, gồm tổng số 38 đơn vị thành viên và trực thuộc: 6 trƣờng đại học (có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao tƣơng đƣơng các trƣờng đại học trực thuộc Bộ GD&ĐT), 5 viện nghiên cứu, 5 khoa trực thuộc, 22 trung tâm nghiên cứu, đào tạo và đơn vị phục vụ.(xem phụ lục 5 )

Đội ngũ cán bộ khoa học của ĐHQGHN đông đảo và mạnh nhất trong hệ thống các trƣờng đại học của cả nƣớc. Trong tổng số 3.426 cán bộ, viên chức có 1995 cán bộ khoa học, bao gồm 41 GS, 254 PGS, 687 TSKH và TS, 899 thạc sỹ, trong đó có nhiều nhà khoa học đầu ngành, đầu đàn có uy tín lớn ở trong và ngoài nƣớc về các ngành, chuyên ngành thuộc hầu hết các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, ngoại ngữ, công nghệ, kinh tế, luật, giáo dục... Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ, tiến sĩ khoa học đạt 36,9%, tỷ lệ giảng viên có học hàm GS, PGS đạt 15,9%, cao gấp ba lần so với tỷ lệ trung bình của cả nƣớc.Ở một số đơn vị, tỷ lệ cán bộ khoa học có trình độ tiến sỹ trở lên đạt gần 60%: Khoa Luật (58,8%), Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên (55,8%), Trƣờng Đại học Công nghệ (55,2%). Ở nhiều đơn vị, tỷ lệ giảng viên có trình độ đại học chỉ cịn xấp xỉ 10%, đây đều là nguồn để đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ.

Với một số lƣợng lớn về sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh và các cán bộ, giảng viên, các nhà nghiên cứu, cùng với sự đa dạng về các ngành nghề đào tạo, bao gồm cả các ngành của Khoa học xã hội và nhân văn (KHXH&NV), Khoa học tự nhiên (KHTN) và Khoa học công nghệ (KHCN).

Cũng nhƣ tất cả các trƣờng đại học khác, đối tƣợng dùng tin chủ yếu là sinh viên (gồm cả sinh viên tại chức, học viên cao học), nghiên cứu sinh, các giảng viên, các cán bộ nghiên cứu, các cán bộ quản lý và lãnh đạo của ĐHQGHN.

Để đáp ứng nhu cầu thông tin của các đối tƣợng dùng tin nêu trên đây về tất cả các môn học cơ bản và chuyên ngành của KHXH&NV, KHTN và KHCN trong học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học, ĐHQGHN đã thành lập Trung tâm Thông tin – Thƣ viện trực thuộc.Trung tâm Thông tin – Thƣ viện ĐHQGHN có vai trị rất quan trọng trong việc thực hiện mọi nhiệm vụ mà Nhà nƣớc giao cho ĐHQGHN.

2.3.1 Giới thiệu về Trung tâm Thông tin Thư viện ĐH QGHN

Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội, tên tiếng anh: Library and Information Center Vietnam National University, Hanoi đƣợc thành lập theo quyết định số 66/TCCB ngày 14 tháng 2 năm 1997 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) trên cơ sở hợp nhất các thƣ viện của các trƣờng đại học thuộc ĐHQGHN. Trung tâm là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc ĐHQGHN, có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

Trung tâm có chức năng và nhiệm vụ chính sau:

- Chức năng thông tin và thƣ viện phục vụ các công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng và quản lý của ĐHQGHN.

- Nhiệm vụ chính: nghiên cứu, thu thập, xử lý, quản trị và cung cấp tin, tƣ liệu về khoa học, giáo dục, ngoại ngữ, công nghệ... phục vụ mọi đối tƣợng bạn đọc trong ĐHQGHN. Đồng thời tổ chức nghiên cứu, đào tạo bồi dƣỡng về khoa học thông tin - thƣ viện.

2.3.2 Hiện trạng về nguồn lực thông tin của Trung tâm TT-TV ĐHQGHN

Cơ cấu tổ chức

Trung tâm đƣợc tổ chức theo quyết định số 947/TCCB của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) ngày 21/04/1998, với một ban giám đốc gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc, các phịng ban hành chính - nghiệp vụ, 4 phịng phục vụ bạn đọc tƣơng đƣơng với 4 thƣ viện con của Trung tâm.

Đội ngũ cán bộ của Trung tâm gồm 130 ngƣời, trong đó có: 1 tiến sĩ, 9 thạc sĩ, 83 cử nhân, 37 cao đẳng và trung cấp.

Vốn thông tin – tư liệu

Tài liệu in

- Giáo trình và sách chuyên khảo: 200.000 tên sách với gần 700.000 bản - Báo , tạp chi: 2.145 tên tạp chí với 450.000 cuốn

- Thác bản văn bia: 2000 bản

- Luận văn, luận án sau đại học: khoảng 12.000 bản - Đề tài nghiên cứu khoa học: 1800 cuốn

Tài liệu điện tử

 Cơ sở dữ liệu: với hơn 41.091 tên tạp chí và 14.200 sách điện tử, bao gồm: - The Association for Computing Machinery (ACM) – chuyên ngành Khoa học máy tính

- IEEE Computer Society Digital Library- chun ngành Máy tính và Cơng nghệ thơng tin

- Proquest – gồm nhiều lĩnh vực: Khoa học; Giáo dục; Kinh tế và hơn 18.000 luận văn toàn văn

- Sicence Direct Online (SDOL)- chuyên ngành Khoa hojcc Trái đất

- Springer E-journals-chuyên ngành: Khoa học đời sống; Khoa học Nhân văn; Cơng nghệ; Tốn học; Hóa học; Kinh tế; Quản lý; Máy tính; Tin học; …

- Wilson OmniFile Complete on eBridge Platform- chuyên ngành Khoa học ứng dụng và Công nghệ; Nghệ thuật; Sinh học; Kinh doanh; Giáo dục; Khoa học đại cƣơng; Nhân văn và Khoa học Thƣ viện.

- Tạp chí Advances in Natural Sicences- chủ đề Công nghệ Nano và khoa học nano

- International Engineering Consortium (IEC): chủ đề khoa học ứng dụng và công nghệ thông tin; Viễn thông; Quản trị và Kinh tế…

- SIAM e Book, chủ đề: Toán học; Tin học; Khoa học xã hội và Nhân văn - Springer eBook copyright collection 2005; 2007; 2008; 2009 với các chủ đề: Khoa học và đời sống; Kinh doanh; Khoa học vật liệu; Hóa học; Khoa học Trái đất và Địa lý; Toán học và Thống kê; Vật lý; Thiên văn học và Nhân văn.

 Bộ giáo trinh học tiếng Anh trực tuyến LANGMaster English Elements Online: 5 khóa học, 5 cấp độ.

Các sản phẩm và dịch vụ

Sản phẩm thông tin

- Cơ sở dữ liệu thƣ mục:

o Thƣ mục tài liệu môn học theo khung chƣơng trình đào tạo của ĐHQGHN;

o Thƣ mục Hồ Chí Minh;

o Thƣ mục luận văn,luận án;

o Thƣ mục bài trich tạp chí;

o Thƣ mục cơng trình nghiên cứu khoa hoc ĐHQGHN( giai đoạn 2001- 2005; 2006-2010).

Dịch vụ thông tin (cung cấp tài liệu)

Cung cấp tài liệu là một dịch vụ cơ bản của Trung tâm TT-TV ĐHQGHN, gồm giáo trình, các luận án, khóa luận, các báo cáo nghiên cứu khoa học,…

Các dịch vụ cung cấp tài liệu của Trung tâm TT-TV ĐHQGHN rất phong phú và đa dạng. Cụ thể:

- Dịch vụ cho mượn tài liệu:

Đối với bạn đọc là sinh viên trƣờng ĐHQGHN, trung tâm quy định số lƣợng tài liệu mƣợn tối đa là 11 cuốn (sách tham khảo 03 cuốn, giáo trình 08 cuốn); thời gian mƣợn: Với tài liệu tham khảo là 7 ngày (tiếng Việt) hoặc 10 ngày (tiếng nƣớc ngồi), với giáo trình là 1 học kỳ (150 ngày).

Đối với bạn đọc là các cán bộ ĐHQGHN: Số lƣợng tài liệu mƣợn tối đa là 7 cuốn. Thời gian mƣợn là 15 ngày. Riêng với bạn đọc là cán bộ hợp đồng ngắn hạn của các đơn vị trực thuộc ĐHQGHN, sinh viên tại chức, học viên cao học, nghiên cứu sinh ĐHQGHN. Khi mƣợn tài liệu phải ký cƣợc tiền theo quy định của Trung tâm, số lƣợng sách mƣợn tối đa là 05 cuốn. (sách tham khảo 03 cuốn, giáo trình 02 cuốn ).

- Dịch vụ cung cấp tài liệu theo yêu cầu:

Tại Trung tâm dịch vụ này cũng phát triển (đặc biệt phục vụ đối tƣợng là các giảng viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh ĐHQGHN…)

- Dịch vụ đọc tài liệu tại chỗ:

Theo quy định của Trung tâm, bạn đọc phải xuất trình thẻ tại quầy thủ thƣ, khơng mang mũ nón, túi cặp, tài liệu riêng vào phịng đọc (phòng đọc kho mở). Bạn đọc lấy không quá 3 cuốn sách, hoặc 1 loại báo, tạp chí cho 1 lần sử dụng. Chỉ mƣợn tiếp tài liệu mới khi đã trả tài liệu cũ vào đúng nơi quy định.

Để đáp ứng nhu cầu tài liệu của đơng đảo bạn đọc, tại các phịng đọc kho mở Trung tâm đã áp dụng cả hai phƣơng thức: đọc tại chỗ và mƣợn về nhà cho sinh viên ở các khu vực, thời gian mƣợn là 7 ngày.

Dịch vụ sao chụp tài liệu:

Hiện nay Trung tâm đã có dịch vụ photocopy phục vụ nhu cầu của ngƣời dùng tin. Nếu trong quá trình tìm kiếm, đọc tài liệu, bạn đọc phát hiện ra những thơng tin cần thiết cho mình và có nhu cầu photocopy tài liệu, cần trình bày với cán bộ thủ thƣ làm việc tại văn phòng và ghi phiếu yêu cầu.

Dịch vụ đa phương tiện:

Tại các phòng phục vụ bạn đọc của Trung tâm có các phịng đa phƣơng tiện để phục vụ việc sử dụng các loại tài liệu dƣới dạng CD-Rom, VCD, DVD , VIDEO, CASSETTES liên quan đến các môn học đang đƣợc giảng dạy và nghiên cứu tại ĐHQGHN. Việc sử dụng các trang thiết bị sẽ đƣợc sự hỗ trợ, hƣớng dẫn của cán bộ thủ thƣ làm việc tại phịng. Tuy nhiên dịch vụ này ít phát triển do vốn tài liệu không nhiều và nhu cầu của bạn đọc không cao.

Dịch vụ phổ biến thông tin

- Phổ biến thơng tin có chọn lọc: Trung tâm thực hiện việc tìm kiếm xác định

những tài liệu mới phù hợp với nhu cầu của ngƣời dùng tin (cá nhân/ nhóm cá nhân), sau đó thơng báo cho họ thơng tin về các tài liệu này.

- Bản tin điện tử (gồm: điểm sách, giới thiệu sách mới, luận án, luận văn, đề tài NCKH …),

- Tổ chức triển lãm sách mới, phát tờ rơi

Dịch vụ tra cứu tìm tin

Dịch vụ tra cứu tìm tin của Trung tâm TT-TV ĐHQGHN phát triển rất phong phú và đa dạng. Ngƣời dùng tin có thể tra cứu thơng tin qua hệ thống mục lục (dùng cho tài liệu xuất bản từ 6/2006 trở về trƣớc) là tập hợp hệ thống phiếu mô tả sách đƣợc sắp xếp theo trật tự nhất định. Mỗi tên sách đƣợc thể hiện trên 1 phiếu mô tả (tên tác giả, tên sách, năm xuất bản, nhà xuất bản, ký hiệu xếp giá). Có 2 loại mục lục: Mục lục chữ cái (phiếu mô tả đƣợc sắp xếp theo thứ tự chữ cái tên tác giả hoặc tên sách nếu sách khơng có tác giả hoặc 4 tác giả trở lên) và mục lục phân loại (phiếu mô tả đƣợc sắp xếp theo trật tự môn loại KH của bảng phân loại DDC của Mỹ). Ngƣời dùng tin cũng có thể tra cứu qua Website/ Cổng thông tin của Trung tâm với địa chỉ truy cập là: http://www.lic.vnu.vn

- Dịch vụ mƣợn liên thƣ viện trong nội bộ Trung tâm: Để đáp ứng nhu cầu về tài liệu phục vụ đào tạo theo học chế tín chỉ, đào tạo liên kết giữa các Trƣờng trong ĐHQGHN, từ ngày 02/04/2009, Trung tâm Thông tin – Thƣ viện tổ chức cho Bạn đọc mƣợn liên thơng giữa các Phịng PVBĐ trong tồn Trung tâm. Bạn đọc có thể mƣợn tài liệu về nhà ở bất kỳ khu vực nào thuộc Trung tâm TT-TV. Số lƣợng tài liệu đƣợc mƣợn tối đa là 11 cuốn (bao gồm 8 cuốn giáo trình và 3 cuốn tài liệu tham khảo). Thời gian mƣợn: với giáo trình là 1 học kỳ, với tài liệu tham khảo là 7 ngày. Trung tâm quy định: Khi mƣợn tài liệu, bạn đọc phải trả tài liệu đúng hạn quy định. Nếu trả muộn, sẽ bị phạt: Một ngày quá hạn, phạt 10 ngày không đƣợc mƣợn tài liệu về nhà. Bạn đọc mƣợn tài liệu ở khu vực nào, phải trả tài liệu tại khu vực đó. Nếu bạn đọc vi phạm nội quy thƣ viện sẽ bị khóa thẻ tại một khu vực và khơng đƣợc mƣợn tài liệu về nhà ở tất cả các khu vực khác. Một bạn đọc chỉ đƣợc dùng 1 thẻ thƣ viện duy nhất (đối với Bạn đọc học 2 trƣờng trong ĐHQGHN).

- Hội nghị, hội thảo, triển lãm: Trung tâm theo định kì tổ chức các hội nghị bạn đọc 1 năm/lần (hoặc 2 năm/lần) và thƣờng xuyên tổ chức nhiều hội thảo về các vấn đề nghiệp vụ, chuyên môn nhƣ: hội thảo chia sẻ nguồn lực thông tin … Bên cạnh đó, Trung tâm cũng thƣờng xuyên tổ chức các triển lãm theo các chuyên đề, ngày lễ nhƣ: triễn lãm nhân dịp mùng 9/5 (Các triển lãm về Chủ tịch Hồ Chí Minh), mùng 3/2 (Các triển lãm về Đảng, về Bác) …

Dịch vụ tư vấn

Dịch vụ tƣ vấn là một hệ thống các hoạt động nhằm cung cấp thông tin trợ giúp cho việc ra quyết định.

- Tổ chức các buổi hƣớng dẫn sinh viên năm thứ nhất cách tra tìm vốn tài liệu của Trung tâm

- “Bàn thông tin”

2.4 Thư viện Tạ Quang Bửu trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Vài nét về trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội (ĐH BKHN) là trƣờng đại học đa ngành về kỹ thuật đƣợc thành lập ở Hà Nội ngày 15 tháng 10 năm 1956. Trƣờng luôn là một trong những trƣờng đại học kỹ thuật hàng đầu của nền giáo dục đại học Việt Nam.

Trƣờng ĐH BKHN có đội ngũ cán bộ, giảng viên đơng đảo, gồm 1950 ngƣời, trong đó có 1192 giảng viên và 394 cán bộ quản lý /lãnh đạo và NCKH. Đây là đội ngũ cán bộ có uy tín, kinh nghiệm, nhiệt huyết trong hoạt động đào tạo nghiệp vụ và quản lý, trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Hiện nay Nhà trƣờng có 14 khoa và 7 viện chuyên môn với 67 chuyên ngành đào tạo đại học, cao đẳng; 33 chuyên ngành đào tạo cao học, 57 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ (xem phụ lục 6 ). Hằng năm, Nhà trƣờng tuyển sinh:

Hệ đại học, cao đẳng

- 3.700 sinh viên đại học chính quy - 2.500 sinh viên cao đẳng

- 2.000 sinh viên đại học tại chức - 500 kỹ sƣ bằng hai

- 500 sinh viên chƣơng trình hợp tác đào tạo quốc tế

Hệ sau đại học

- 1.000 – 1.200 học viên cao học - 60 – 70 nghiên cứu sinh.

Người dùng tin và nhu cầu thông tin của trường ĐH BKHN

Cũng nhƣ thƣ viện các trƣờng đại học khác, đối tƣợng ngƣời dùng tin-bạn đọc của Thƣ viện Tạ Quang Bửu bao gồm : Sinh viên, nghiên cứu sinh, giảng viên, các cán bộ NCKH và quản lý-lãnh đạo trong toàn trƣờng và cả các bạn đọc bên ngoài muốn sử dụng thƣ viện. Mỗi nhóm NDT-bạn đọc có nhu cầu thông tin khác nhau, phụ thuộc vào nhiệm vụ họ phải hoàn thành, cũng nhƣ sản phẩm khoa học họ sẽ tạo ra .

Nhóm người dùng tin là sinh viên

Đây là nhóm NDT-bạn đọc lớn nhất đang sử dụng nguồn lực thông tin của Thƣ viện. Họ luôn luôn cần đƣợc cung cấp các sách giáo trình hay bài giảng, sách tham khảo, sách tra cứu- chỉ dẫn

Nhóm người dùng tin là giảng viên, NCS và cán bộ nghiên cứu

Giảng viên là những ngƣời truyền tải trực tiếp kiến thức cho sinh viên, nên thƣờng xuyên phải cập nhật, bổ sung kiến thức chuyên sâu về ngành cũng nhƣ về nhiều lĩnh vực khác có liên quan. Tài liệu mà nhóm NDT-bạn đọc này cần là các loại sách tra cứu-chỉ dẫn và sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các luận án và báo cáo kết quả NCTK, các sản phẩm thông tin truyền thống và điện tử, CD-ROM.

 Nhóm người dùng tin là cán bộ quản lý lãnh đạo

Nhiệm vụ của các nhà quản lý, lãnh đạo là đƣa ra chủ trƣơng, đƣờng lối, phƣơng hƣớng lãnh đạo các bộ phận trong nhà trƣờng. Nhu cầu tài liệu của họ là các tài liệu chỉ

đạo của Đảng và Nhà nƣớc, các văn bản quy phạm pháp luật, các thông tƣ, chỉ thị, quyết định, công báo, các tài liệu về chiến lƣợc phát triển, tài liệu chọn lọc làm tổng luận, phân tích xu thế phát triển.

2.4.1 Giới thiệu về Thư viện Tạ Quang Bửu

Thƣ viện trƣờng Đại học Bách Khoa đƣợc thành lập ngay khi thành lập trƣờng ĐH BKHN theo Nghị định số 147/ NĐ- CT của Chính phủ do Bộ trƣờng Quốc gia giáo

Một phần của tài liệu Tài liệu Nghiên cứu phát triển nguồn lực thông tin tại các Trung tâm Thông tin Thư viện trường đại học (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)