Lợi nhuận trước thuế

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại ngân hàng sài gòn thương tín (sacombank) chi nhánh cà mau (Trang 33 - 35)

3.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TRONG

3.2.3. Lợi nhuận trước thuế

Trước tình hình kinh tế ảm đạm cuối năm 2008 mặc dù tình hình kinh doanh Chi nhánh vẫn đang ổn định, lợi nhuận trước thuế đạt 18.076,94 triệu đồng nhưng mục tiêu lợi nhuận năm 2009 Chi nhánh đặt ra lại khiêm tốn.

Với những chính sách kinh doanh và thu hút khách hàng được triển khai thực hiện tốt, lợi nhuận năm 2009 đạt 19.969,62 triệu đồng. Lợi nhuận năm 2009 đã tăng mạnh vào 6 tháng đầu năm, nhưng dần về cuối năm, tốc độ tăng lợi nhuận của Chi nhánh giảm do chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra thấp, nên lợi nhuận chỉ tăng 10,47% so với năm 2008.

Trước sự tăng đáng kể của thu nhập và biện pháp kiểm soát tốt chi phí kinh doanh nên năm 2010 lợi nhuận trước thuế Chi nhánh đạt 29.831,45 triệu đồng, tăng 9.861,83 triệu đồng hay tăng 49,38% so với năm 2009, lợi nhuận tăng chủ yếu từ hoạt động tín dụng kết hợp với các hoạt động: Thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại và ngoại hối.

Tóm lại: Qua 3 năm 2008 - 2009 - 2010 tình hình kinh doanh Chi nhánh

hiệu quả, doanh thu, lợi nhuận tăng điều qua các năm, tốc độ tăng thu nhập lãi và hoạt động dịch vụ cao hơn tốc độ tăng chi phí lãi và hoạt động dịch vụ. Tuy nhiên Chi nhánh vẫn đang tồn tại một số khó khăn tốc độ tăng chi phí khác ln

tín dụng Chi nhánh vẫn chiếm tỷ trọng lớn năm 2008 chiếm 82,71%/ tổng thu nhập, năm 2009 là 82,79%/tổng thu nhập và 81,09% vào năm 2010.

Trong khi đó thu nhập hoạt động dịch vụ/tổng thu nhập qua 3 năm 2008 - 2009 - 2010 lại có xu hướng giảm lần lượt là 17,09% -.16,86% - 15,07%/tổng thu nhập.

3.3. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG THỜI GIAN TỚI

Qua phân tích Chi nhánh cần triển khai thêm một số hoạt động trong thời gian tới như:

Trong những năm tới Chi nhánh cần có biện pháp nhằm phát huy tốt hơn nữa tỷ trọng thu nhập phi tín dụng/tổng thu nhập như: Thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, thẻ, thu chi hộ…vì hoạt động tín dụng có q nhiều rủi ro.

Tuy chi phí khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí nhưng cần có kế hoạch giảm các loại chi phí này xuống thơng qua bước lựa chọn phân tích kỹ các đối tác trong tài trợ xuất nhập khNu, bao thanh toán.

Hướng tới việc phát triển các mảng dịch vụ phi tín dụng tăng cường chất lượng dịch vụ khách hàng nhằm thu về cho ngân hàng các nguồn lợi nhuận ít rủi ro hơn, đNy mạnh chương trình bán chéo sản phNm, phát huy hơn nữa tiêu chí “KHÁCH HÀNG HÀI LỊNG – SACOMBANK THÀNH CƠNG”. Bên cạnh hoạt động kinh doanh, cần làm tốt công tác xã hội, như phối hợp ngành chức năng tổ chức các hoạt động thể thao, tổ chức văn nghệ, trao học bổng cho học sinh, tặng q cho gia đình chính sách, ủng hộ quỹ người nghèo và tài trợ các chương trình, lễ hội lớn của tỉnh…Hoạt động này sẽ góp phần đưa thương hiệu Sacombank ngày càng gần gũi và quen thuộc hơn với người dân Cà Mau.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG SGTT – CN CÀ MAU

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại ngân hàng sài gòn thương tín (sacombank) chi nhánh cà mau (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)