1.1. Những vấn đề chung về bảo hiểm tiền gửi
1.1.5.2. Phí Bảo hiểm tiền gửi
“ Phí bảo hiểm tiền gửi (BHTG) là khoản tiền mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp cho Bảo hiểm tiền gửi để bảo hiểm cho tiền gửi của người được BHTG tại tổ chức tham gia BHTG. Phí BHTG được tính và nộp định kỳ hàng quý trong năm tài chính, được hạch tốn vào chi phí hoạt động của tổ chức tham gia BHTG”.4
Phương pháp định phí bảo hiểm
Những phương pháp tính phí bảo hiểm có tính ngun lý chung nhằm xây dựng một cơ chế Bảo hiểm tiền gửi có hiệu quả theo sự ra đời và phát triển nhanh chóng của hệ thống Bảo hiểm tiền gửi ở các nước trên thế giới. Nhằm đáp ứng những nhu cầu cần thiết trên, các hệ thống Bảo hiểm tiền trên thế giới đã hình thành một số phương pháp định phí cụ thể. Tiêu biểu cho hệ thống BHTG lâu đời là ở các quốc gia như: Canada, Hoa Kỳ, Đài Loan,… đã vận dụng thành cơng một trong các phương pháp định phí này vào quốc gia mình.
Các phương pháp định phí: Có hai loại định phí, một là dựa vào thơng tin thị trường, hai là định phí qua thơng tin kế tốn. Mỗi phương pháp định phí tương ứng với một mơ hình xây dựng khác nhau.
Phương pháp định phí dựa trên cơ sở thơng tin kế tốn theo mơ hình “tổn
thất dự kiến” ra đời và thay thế phương pháp trên với ưu điểm vượt trội là có thể áp dụng cho mọi loại hình ngân hàng chứ khơng chỉ các ngân hàng đã niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Phương pháp là đi xác định “tổn thất dự kiến” được xác định như sau:
Tổn thất dự kiến = Xác suất chi trả bảo hiểm dự kiến * Tiền gửi bảo hiểm* Tỷ lệ chi trả bảo hiểm thực tế
Trong đó:
- “Xác suất chi trả bảo hiểm dự kiến hay xác suất vỡ nợ dự kiến của ngân hàng có thể được xác định bằng cách sử dụng các phân tích cơ bản, phân tích thị trường”.
- “Tỷ lệ chi trả bảo hiểm thực tế: được xây dựng theo tỷ lệ giữa các khoản tiền gửi đã được chi trả bảo hiểm trong thực tế so với tiền gửi bảo hiểm”.
- “Tổn thất dự kiến: là mức độ tổn thất đối với tổ chức Bảo hiểm tiền gửi (nhà Bảo hiểm) được xác định theo tỷ lệ của tiền gửi bảo hiểm, từ đó đo lường được chi phí bảo hiểm để đảm bảo bù đắp được khoản chi phí bảo hiểm của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi đã bỏ ra”.
- “Tiền gửi bảo hiểm: có thể là tiền gửi được bảo hiểm, có thể là tổng tiền gửi”.5
Giá cả thị trường phải phản ánh giá trị thật về tài sản của ngân hàng. Đây là một điều kiện cần thiết để một thị trường hoạt động hiệu quả, vì thế việc cung cấp thơng tin phải luôn sẵn sàng, dễ khai thác, đáng tin cậy. Tại các Quốc gia có thị trường vốn, nhất là thị trường chứng khốn phát triển, phương pháp định phí được dựa trên cơ sở thơng tin thị trường thích hợp hơn phương pháp định phí bảo hiểm trên cơ sở thơng tin kế tốn. Trong hai phương pháp này thì phương pháp dựa trên thơng tin kế tốn lại dễ dàng hơn và áp dụng được cho mọi hình thức tổ chức tham gia. Tùy thuộc và hoàn cảnh kinh tế và
sự phát triển của các quốc gia mà sử dụng phương pháp nào cho phù hợp, cần sự điều chỉnh, kết hợp hài hoà ưu điểm của các phương pháp định phí vào đặc thù của mỗi quốc gia này.
Cơ sở để đánh giá phí bảo hiểm thường lựa chọn một trong các: tỷ lệ nợ rịng khó địi, tiền gửi bảo hiểm, tổng tiền gửi.
Các hình thức đóng phí
+ Hình thức ít áp dụng là sự bắt buộc các tổ chức tham gia gánh chịu các khoản tổn thất sau khi xảy ra rủi ro đổ vỡ ngân hàng.
+ Hình thức được áp dụng chủ yếu là thành lập quỹ bảo hiểm và yêu cầu tổ chức tham gia định kỳ nộp một khoản phí vào quỹ và đây là hình thức đóng phí bảo hiểm trước
+ Sự kết hợp cả hai hình thức trên.
Xây dựng quỹ bảo hiểm đủ mạnh có thuận lợi là sẽ giúp củng cố lòng tin của người gửi tiền vì đó là sự bảo đảm hữu hình mà người gửi tiền được bảo hiểm mong đợi. Một thuận lợi khác là quỹ bảo hiểm này sẽ phát triển, lớn lên đến một mức đủ mạnh sẽ có tác động quan trọng trong việc giảm dần các khoản đóng góp phí bảo hiểm của tổ chức tham gia.
Các loại phí
+ Phí bảo hiểm đồng hạng: “Được hiểu là tỷ lệ phí bảo hiểm theo một
mức chung, áp dụng cho mọi tổ chức tham gia hoạt động trong lãnh thổ một quốc gia. Phí bảo hiểm đồng hạng cịn gọi là phí “cố định”. Hầu hết các hệ thống Bảo hiểm tiền gửi mới thành lập đều áp dụng loại phí này, vì dễ thực hiện, dễ áp dụng, chi phí vận hành hệ thống thấp”.
+ Phí bảo hiểm điều chỉnh theo mức độ rủi ro được bảo hiểm: “tỷ lệ phí
xác định trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro tương ứng với các mức phí trong biên độ phí bảo hiểm (có trần và sàn) của hệ thống Bảo hiểm tiền gửi, cịn gọi
là phí “linh hoạt”.6
Nhiều quốc gia đang áp dụng loại phí này vì nó thể hiện sự cơng bằng và mang tính thị trường nhiều hơn, nhưng cần phải có quản trị hệ thống, có công nghệ hiện đại và cơ chế cung cấp thơng tin minh bạch, nhưng chi phí cho hệ thống là khá tốn kém.
Khi xảy ra rủi ro dẫn tới phá sản thì hạn mức chi trả hay giới hạn chi trả bảo hiểm tối đa mà tổ chức Bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm chi trả cho người gửi tiền. Vấn đề này luôn nhạy cảm với mọi hệ thống BHTG, để phù hợp với mục tiêu ổn dịnh của hệ thống tài chính, ngân hàng và sự an tồn của người gửi tiền cũng như cơng chúng có liên quan trong xã hội với một bên là sự phát triển bền vững của hệ thống Bảo hiểm tiền gửi. Vì thế, việc xác định và điều chỉnh hạn mức chi trả cho đối tượng được bảo hiểm rất quan trọng trong chính sách BHTG. Nếu hạn mức chi trả quá thấp sẽ không bảo vệ được số đông người gửi tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm và khuyến khích gia tăng tiền gửi, ngược lại nếu quá cao sẽ làm phát sinh rủi ro đạo đức. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xác định hạn mức chi trả: lạm phát mức phí bảo hiểm, GDP/ đầu người, đặc điểm hệ thống Bảo hiểm tiền gửi.
Ở các nước phát triển thì hạn mức chi trả có xu hướng cao hơn ở các nước áp dụng loại phí điều chỉnh theo mức độ rủi ro, với cơ chế phức tạp trong tính tốn.