Khái niệm và phân loại TCTD yếu kém

Một phần của tài liệu Tài liệu Công tác xử lý tổ chức tín dụng yếu kém tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (Trang 31 - 34)

1.2. Công tác xử lý các TCTD yếu kém của BHTG

1.2.1. Khái niệm và phân loại TCTD yếu kém

Khái niệm về TCTD yếu kém

Có rất nhiều quan điểm khác nhau cũng như cách phân loại về TCTD yếu kém. Giá trị tài sản khơng sinh lời (NPAs) là một tiêu chí đánh giá của K.C.Shekhar và Lekshmy Shekhar (1974), ông đã đưa ra những khái niệm về ngân hàng yếu kém, một ngân hàng yếu kém là ngân hàng có nhiều khoản lỗ và giá trị tài sản khơng sinh lời vượt q giá trị rịng của nó.

Khái niệm của BIS (2015) về TCTD yếu kém là TCTD khơng có khả năng thanh khoản hoặc khả năng thanh toán bị suy yếu hoặc sẽ nhanh chóng suy yếu nếu các nguồn tài chính, hồ sơ rủi ro, mơ hình kinh doanh, hệ thống quản lý và kiểm soát rủi ro, và/hoặc chất lượng quản trị, điều hành của ngân hàng không được cải thiện một cách đáng kể.

Theo khoản 1 Điều 146 Luật các Tổ chức tín dụng, kiểm sốt đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm sốt trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán.

Ngân hàng Nhà nước xem xét, đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm sốt đặc biệt khi tổ chức tín dụng lâm vào một trong các trường hợp sau đây:

- Có nguy cơ mất khả năng chi trả;

- Nợ khơng có khả năng thu hồi có nguy cơ dẫn đến mất khả năng thanh toán;

- Hai năm liên tục bị xếp loại yếu kém theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

- Khi số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm tốn gần nhất;

- Khơng duy trì được tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu 8% trong thời hạn một năm liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp hơn 4% trong thời hạn 06 tháng liên tục.

Căn cứ vào thực trạng tài chính, mức độ rủi ro và vi phạm pháp luật của tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm sốt đặc biệt dưới 2 hình thức: Giám sát đặc biệt; Kiểm sốt tồn diện.

Có thể hiểu theo cách khác là: TCTD yếu kém là tổ chức có lợi nhuận rịng bị âm trong 03 năm liên tiếp.

Khái niệm về xử lý đổ vỡ

Việc một tổ chức tín dụng (ngân hàng) bị thua lỗ đi đến phá sản là một hiện tượng bình thường của nền kinh tế, cũng như các doanh nghiệp khác được lập ra, lớn mạnh lên, và phá sản hoặc biến mất đi vào một thời điểm nào đó. Theo định nghĩa của Tổng cơng ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) liên bang Mỹ (FDIC), đổ vỡ ngân hàng là “khi ngân hàng đó khơng thể đáp ứng đủ những trách nhiệm của mình đối với người gửi tiền và những người khác.

“Xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém trong cơ chế Bảo hiểm tiền gửi là quá trình giải quyết các mối quan hệ về lợi ích theo các quy định của pháp luật về Bảo hiểm tiền gửi, khi một tổ chức tham gia bị mất khả năng thanh toán nợ đến hạn và tổ chức đó bị giải thể bắt buộc hay bị phá sản phải chi trả tiền bảo hiểm”.

Xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém khi triển khai các biện pháp tái cơ cấu hệ thống các TCTD, cần ưu tiên áp dụng các giải pháp tối thiểu hóa chi phí cho Nhà nước và xã hội như: các ngân hàng tự củng cố dưới hình thức

kêu gọi các đối tác mới tham gia hoặc tìm kiếm đối tác để thỏa thuận, tự nguyện sáp nhập, hợp nhất… Nếu không thực hiện được các giải pháp này thì Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới can thiệp theo quy định của pháp luật

Phân loại TCTD yếu kém

Theo quan điểm của Raj Kapila và Uma Kapila (2000) đưa ra 07 tiêu chí được sử dụng để đánh giá tình trạng sự yếu kém của TCTD, gồm:

(i) Tỉ lệ an toàn vốn (capital adequency ratio), (ii) Tỉ lệ khả năng thanh toán (coverage ratio), (iii) Lợi nhuận trên tổng tài sản (return on assets), (iv) Biên độ lãi suất ròng (net interest margin),

(v) Tỉ suất lợi nhuận hoạt động so với tổng tài sản đã sử dụng (ratio of operating profit to average working funds)

(vi) Tỉ lệ chi phí trên thu nhập (ratio of cost to income)

(vii) Tỉ lệ giữa chi phí người lao động trên tổng của thu nhập lãi ròng và tất cả các khoản thu khác (ratio of staff cost to net interest income + all other income).

Dựa trên tham số tỉ lệ an toàn vốn và khả năng chi trả để phân loại các tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản chia thành 04 loại: (i) Nhóm 1 là những TCTD có tỷ lệ an tồn vốn gần (trên hoặc dưới một chút) 4% (đối với TCTD chỉ hoạt động trong nước) và 8% (đối với TCTD có hoạt động ở nước ngồi); (ii) Nhóm 2 là những TCTD có tỷ lệ an tồn vốn nhỏ hơn mức quy định nhưng vẫn đảm bảo khả năng chi trả. (iii) Nhóm 3 là những TCTD có tỷ lệ an tồn vốn nhỏ hơn mức quy định nhưng khơng đủ khả năng chi trả. (iv) Nhóm 4 là TCTD âm vốn chủ sở hữu. (Tái cơ

cấu ngân hàng - Kinh nghiệm Nhật Bản –Đoàn Khảo sát CQTTGSNH 2016).

Theo quan điểm của K.C.Shekhar và Lekshmy Shekhar (1974) thì sự yếu kém của ngân hàng được đánh giá dựa trên giá trị các tài sản khơng sinh

lời. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản lại dựa trên tỉ lệ an toàn vốn (vốn chủ sở hữu) và khả năng chi trả. Với quan điểm của Raj Kapila và Uma Kapila (2000) cho rằng cần thêm một yếu tố khác để đánh giá tốt hơn là lợi nhuận thu được của ngân hàng. Tóm lại, để xác định ngân hàng yếu kém thì đều dựa vào các tiêu chí như sau: chất lượng tài sản, mức độ an toàn vốn, rủi ro thanh khoản, mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường, trình độ quản trị, lợi nhuận, hồ sơ rủi ro, mơ hình kinh doanh (CAMELS).

Một phần của tài liệu Tài liệu Công tác xử lý tổ chức tín dụng yếu kém tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)