1.2. Công tác xử lý các TCTD yếu kém của BHTG
1.2.2. Phương thức xử lý TCTD yếu kém
Xây dựng hệ thống Bảo hiểm tiền gửi tại mỗi quốc gia là khác nhau, các quy định trong luật BHTG hay những quy định của Chính phủ về các vấn đề liên quan tới các việc giải quyết xử lý đổ vỡ hoạt động các TCTD. Các quy định được tổ chức BHTG sử dụng phải đảm bảo tính phù hợp với đối tượng và hình thức của hệ thống BHTG. Một số biện pháp thông thường mà các tổ chức Bảo hiểm tiền gửi có thể sử dụng như sau:
+ Đầu tiên là liệt kê phương thức xử lý cụ thể mà tổ chức có thể được sử dụng.
+ Tiếp theo là sử dụng các khn khổ chung về chính sách mà tổ chức phải sử dụng (chỉ rõ hình thức cũng như phương thức phù hợp với từng đối tượng của hệ thống Bảo hiểm tiền gửi). Biện pháp này mang tính ưu việt hơn vì nó cho phép tổ chức Bảo hiểm tiền gửi có sự linh hoạt trong xử lý đổ vỡ TCTD.
Giảm thiểu hay tối thiểu hóa chi phí mà trong nhiều hệ thống Bảo hiểm tiền gửi cần cân nhắc duy nhất.
Một số giải pháp giải quyết đổ vỡ ngân hàng theo hướng có phí thấp hơn các biện pháp khác nhằm bảo tồn giá trị tài sản khi gặp phá sản. Việc giảm chi phí có thể dẫn tới mâu thuẫn với mục tiêu của hệ thống BHTG là bảo đảm sự ổn định của hệ thống ngân hàng và mục tiêu bảo vệ quyền lợi cho những người gửi tiền. Với chức năng của hệ thống ngân hàng là phục vụ cá nhân, các doanh nghiệp nên cho phép tổ chức BHTG tính tới sự tiện lợi và
quyền lợi hợp pháp cho công chúng trong khi giải quyết.
Ngồi q trình kiểm sốt việc gia nhập của các ngân hàng và tổ chức trung gian thanh toán vào hệ thống Bảo hiểm tiền gửi, Việc BHTG có thể chủ động khi một tổ chức tham gia có dấu hiệu mang tính rủi ro thì tổ chức Bảo hiểm tiền gửi cần có quyền chấm dứt bảo hiểm tiền gửi đối với một tổ chức tham gia có những hoạt động vi phạm, tránh gây tổn thất lớn cho tổ chức Bảo hiểm tiền gửi. Nếu TCTD tham gia mà có các hoạt động ngân hàng có dấu hiệu khơng lành mạnh thì BHTG có thể chấm dứt bảo hiểm tiền gửi, vì thanh tra ngân hàng trung ương yêu cầu chấm dứt những hoạt động này, hoặc vi phạm luật Bảo hiểm tiền gửi, luật ngân hàng và các quy chế phòng ngừa rủi ro.
Mơt số biện pháp được thực hiện trong q trình xử lý đổ vỡ hoạt động ngân hàng có thể kể đến như sau:
+ BHTG sẽ thanh tốn tiền gửi được bảo hiểm: BHTG hồn trả lại một phần hoặc toàn bộ tiền gửi khi ngân hàng đổ vỡ, bị đóng cửa theo một hạn mức nhất định. Những người gửi tiền không được bảo hiểm và các chủ nợ khác không nhận được bất kỳ một khoản thanh toán nào từ tổ chức Bảo hiểm tiền gửi. Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi sau khi chi trả được quyền đòi bồi thường khi thanh lý ngân hàng.
+ Bán lại hoặc sang nhượng các giao dịch bán và giao dịch đảm nhiệm: Với tiền gửi được bảo hiểm, BHTG sẽ sắp xếp việc chuyển tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của tổ chức tham gia bị phá sản sang một tổ chức khác hoạt động lành mạnh được đảm nhiệm chịu trách nhiệm thanh toán các khoản tiền gửi được bảo hiểm. Đơn vị đó sẽ chịu trách nhiệm và nhận được khoản thanh toán tiền mặt theo thống nhất của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi từ quỹ bảo hiểm.
Trong quá trình sắp xếp này thì BHTG và đơn vị nhận sáp nhập sẽ đàm phán các điều kiện của giao dịch này, các điều kiện gồm giá trị, hình thức thanh tốn, điều kiện liên quan khác mà tổ chức Bảo hiểm tiền gửi sẽ phải thực hiện nhằm khuyến khích tổ chức nhận sáp nhập với một tổ chức bị đổ vỡ.
+ Trợ giúp tài chính là biện pháp mà tổ chức Bảo hiểm tiền gửi cung cấp có thể thực hiện dưới nhiều hình thức, với mức độ cụ thể tùy tình hình và tùy theo quy mơ hoạt động của từng tổ chức.
Tóm lại, BHTG là biện pháp đảm bảo, là một trong những công cụ để Chính phủ có thể tạo lịng tin đối với người dân, tạo môi trường thuận lợi cho các TCTD thu hút thêm nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và phát triển bền vững kinh tế khi đất nước phải đối mặt với nhiều rủi ro thách thức như hiện nay.