Tăng cường năng lực tài chính cho BHTGVN

Một phần của tài liệu Tài liệu Công tác xử lý tổ chức tín dụng yếu kém tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (Trang 99 - 103)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp tăng cƣờng công tác xử lý tổ chức tín dụng yếu kém tạ

4.2.5. Tăng cường năng lực tài chính cho BHTGVN

Tăng cường năng lực tài chính để BHTGVN tham gia sâu hơn vào quá trình tái cơ cấu hệ thống các TCTD:

- Hiện tại tổ chức BHTG chỉ được sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để mua trái phiếu chính phủ, tín phiếu NHNN và gửi tiền tại NHNN (Ðiều 31 Luật BHTG). Tổ chức BHTG không được gửi tiền tại TCTD nhà nước như quy định của pháp luật trước đây về BHTG.Quy định và thực tiễn hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi ảnh hưởng đến năng lực tài chính của tổ chức BHTG. Khi năng lực tài chính khơng đủ, tổ chức BHTG khơng thể tham gia hiệu quả vào q trình tái cơ cấu các tổ chức tài chính. Vì vậy, để gia tăng nguồn vốn, tổ chức BHTG cần được phép mở rộng hình thức đầu tư vào một số NHTM nhà nước.

- Ngoài ra, tổ chức BHTG có thể tham gia vào quá trình tái cơ cấu TCTD thơng qua hình thức hỗ trợ cho vay đối với một số NHTM được nhà nước xếp hạng và đánh giá tín nhiệm tham gia trực tiếp vào tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém khác và/hoặc hình thức hỗ trợ cho vay đối với chính các ngân hàng khỏe mạnh để trực tiếp tái cơ cấu nhằm tăng cường năng lực tài chính. Tổ chức BHTG có thể tham gia hỗ trợ đối với các ngân hàng được xếp hạng tốt và khỏe mạnh để tham gia tái cơ cấu ngân hàng yếu kém và nâng cao năng lực tài chính cho chính ngân hàng của mình dưới hình thức mua trái phiếu dài hạn. Hình thức mua trái phiếu ngân hàng của tổ chức BHTG được xem như là hỗ trợ vốn vay thông qua các công cụ nợ và chứng khoán nợ.

Khi mua trái phiếu của các NHTM theo chỉ định của NHNN, tổ chức BHTG sẽ gia tăng thêm lợi nhuận ổn định, hiệu quả vì hình thức trái phiếu của các ngân hàng được xếp hạng cao và theo chỉ định của NHNN là khá an toàn. Ngoài việc tham khảo căn cứ đánh giá xếp hạng các ngân hàng của NHNN, tổ chức BHTG có thể tham khảo kết quả xếp hạng tín nhiệm của một số tổ chức quốc tế như Moody’s, Standard & Poor’s để tối ưu hóa lợi ích đầu tư vào trái phiếu của các ngân hàng.

- Nâng cao năng lực tài chính xử lý đổ vỡ ngân hàng của BHTG. Việc nâng cao năng lực tài chính của BHTG Việt Nam chính là một trong những yếu tố then chốt để đảm bảo hiệu quả xử lý đổ vỡ các ngân hàng tại Việt nam. Các biện pháp có thể áp dụng để nâng cao năng lực tài chính của BHTG Việt Nam là:

+ Nâng cao năng lực tài chính của BHTG Việt Nam bằng cách yêu cầu Chính phủ phê duyệt, cấp bổ sung vốn điều lệ cho cơ quan này theo đúng lộ trình phát triển của BHTG.

+ Xây dựng các cơ chế cần thiết để BHTG Việt Nam có được quyền sử dụng hạn mức vay vốn từ Kho bạc Nhà nước trị giá 30.000 tỷ đồng để xử lý khi xảy ra khủng hoảng hệ thống.

+ Thực hiện an tồn và có hiệu quả cơng tác đầu tư tài chính của BHTG Việt Nam. Bên cạnh đầu tư thì cần phải có biện pháp quản lý tài chính chặt chẽ, tránh thất thốt, chi tiêu lãng phí.

+ Đảm bảo thu phí BHTG đầy đủ đối với các ngân hàng tham gia BHTG để ổn định nguồn thu tài chính qua từng năm. Việc áp dụng thu phí theo mức độ rủi ro của từng tổ chức tham gia BHTG cũng là một cách để tăng cường thêm nguồn lực tài chính cho Quỹ BHTG. Trong trường hợp cần tăng mức phí BHTG để đáp ứng u cầu của Quỹ BHTG thì cần tính tốn, kiểm tra mức độ chịu đựng (stress test) nhằm đảm bảo việc tăng phí BHTG khơng tác động nghiêm trọng đến hệ thống ngân hàng.

4.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của BHTG đối với các tổ chức tham gia BHTG.

Một trong những cách thức hiệu quả liên quan đến vấn đề xử lý các tổ chức tài chính yếu kém là áp dụng tốt các biện pháp phòng ngừa, cảnh báo rủi ro để hạn chế đổ vỡ xảy ra, cũng như để BHTG Việt Nam có thể chủ động ứng phó với các diễn biến của tình hình. Để làm được điều đó, BHTG Việt

Nam cần tăng cường cải tiến công tác kiểm tra giám sát đối với các tổ chức thành viên, đảm bảo:

Chức năng kiểm tra của BHTG Việt Nam đối với các tổ chức tham gia BHTG cần phải được quy định rõ ràng, cụ thể và có hiệu lực. Điều đó được đảm bảo thông qua việc quy định trong các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động BHTG. Bên cạnh đó, vai trò kiểm tra của BHTG Việt Nam phải được khẳng định là độc lập với công tác kiểm tra của các đơn vị thực hiện chức năng thanh tra của Ngân hàng Nhà nước để đảm bảo tính hiệu quả của cơng tác này.

Nội dung và quy trình kiểm tra của BHTG Việt Nam đối với các tổ chức tham gia BHTG cần phải được thể chế hóa, đảm bảo tính cơng khai, minh bạch của công tác kiểm tra.

Cán bộ thanh tra, kiểm tra của BHTG Việt Nam cần được đào tạo để có đầy đủ kiến thức về hoạt động ngân hàng, nghiệp vụ đánh giá rủi ro và qua đó đánh giá được chính xác thực trạng của từng ngân hàng đang tham gia BHTG. Kiểm tra và giám sát đối với các tổ chức bảo hiểm tiền gửi là một nghiệp vụ quan trọng của BHTG Việt Nam. Đây là cơ sở để thực hiện các nghiệp vụ khác vì cơng tác giám sát từ xa cũng như kiểm tra tại chỗ được thực hiện tốt thì việc đánh giá, cảnh báo ngăn ngừa rủi ro, xử lý đổ vỡ cũng như chi trả bảo hiểm cho người gửi tiền mới chính xác, kịp thời, hiệu quả và khi đó, BHTG Việt Nam mới phát huy tốt nhất vai trị bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần bảo đảm an tồn hệ thống tài chính ngân hàng.

Đối với hoạt động giám sát từ xa là hoạt động giám sát dựa trên các nguồn thông tin báo cáo của các tổ chức tham gia BHTG cung cấp và các nguồn thông tin khác của các cơ quan giám sát như Ngân hàng Nhà nước hay Bộ Tài chính... Hoạt động giám sát từ xa giúp cho DIV thường xuyên nắm được tình hình hoạt động của các tổ chức BHTG, từ đó đưa ra các biện pháp, kiến nghị kịp thời. Khi chất lượng của hoạt động này được nâng cao thì khả

năng đánh giá và xếp hạng rủi ro đối với các tổ chức tham gia BHTG sẽ chính xác và có sức thuyết phục hơn. Vì vậy, muốn cải tiến chất lượng của hoạt động giám sát từ xa, cần quan tâm đến các vấn đề, như: chất lượng thông tin đầu vào, xây dựng và hồn thiện quy trình giám sát và hiện đại hóa cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cho hoạt động giám sát.

Một phần của tài liệu Tài liệu Công tác xử lý tổ chức tín dụng yếu kém tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)