Các đặc điểm của một cơ chế xử lý hiệu quả TCTC yếu kém do FSB

Một phần của tài liệu Tài liệu Công tác xử lý tổ chức tín dụng yếu kém tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (Trang 36 - 39)

1.2. Công tác xử lý các TCTD yếu kém của BHTG

1.2.3. Các đặc điểm của một cơ chế xử lý hiệu quả TCTC yếu kém do FSB

ban hành

Theo Hội đồng ổn định tài chính (FSB), cơ chế hiệu quả trong việc xử lý các TCTC yếu kém là một thành phần cốt lõi của khuôn khổ giảm thiểu rủi ro cho toàn bộ hoạt động của hệ thống ngân hàng.

FSB đã ban hành tài liệu về các đặc điểm cơ bản của cơ chế xử lý hiệu quả các TCTC từ năm 2011 và G20 thông báo coi đây như một chuẩn mực quốc tế mới về cơ chế xử lý các TCTC, để xây dựng kế hoạch thúc đẩy việc áp dụng các chuẩn mực này trên phạm vi các nước trên thế giới. Có rất nhiều quốc gia đã sử dụng để điều chỉnh khung pháp lý về xử lý TCTD yếu kém nhằm tăng cường năng lực ổn định tài chính, một số quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Singapore, Mexico, Mỹ, Anh...

Có 12 nội dung trong Chuẩn mực quốc tế về cơ chế xử lý hiệu quả các TCTD yếu kém. Các đặc điểm của một cơ chế xử lý hiệu quả TCTC yếu kém do FSB ban hành như sau:

(1) Phạm vi: Đối tượng của cơ chế xử lý là bất kỳ TCTC nào được coi

là có tầm quan trọng hệ thống hay có thể gây nguy hại hệ thống nếu mất khả năng thanh toán. Đối tượng có thể mở rộng thêm là: (i) Công ty nắm giữ TCTC (cơng ty mẹ); (ii) Các đơn vị có hoạt động ngồi phạm vi giám sát hiện hành thuộc nhóm cơng ty con hoặc tập đồn tài chính nhưng có vai trị quan trọng đến hoạt động kinh doanh của nhóm hoặc tập đồn; và (iii) Chi nhánh của TCTC nước ngoài.

(2) Cơ quan xử lý: Mỗi quốc gia nên có một cơ quan quản lý nhà nước

được ủy quyền hoặc các cơ quan chịu trách nhiệm thực thi thẩm quyền xử lý đối với các tổ chức trong phạm vi cơ chế xử lý (sau đây gọi là “cơ quan xử lý”). Trường hợp có nhiều cơ quan xử lý trong một quốc gia, thì nhiệm vụ, vai trị và trách nhiệm tương ứng của các cơ quan này nên được quy định một cách rõ ràng và phối hợp với nhau. Trường hợp nhiều cơ quan xử lý các tổ chức trong cùng một nhóm (tập đồn) trong phạm vi một quốc gia, cơ chế xử lý nên xác định cơ quan đầu mối xử lý các tổ chức pháp nhân trong phạm vi quốc gia đó.

(3) Thẩm quyền xử lý: Xử lý yếu kém phải được tiến hành ngay khi một

TCTC khơng cịn hoạt động bình thường hoặc có những rủi ro đã xuất hiện và khơng có triển vọng để hồi phục hoạt động một cách bình thường. Cơ chế xử lý cần được đưa ra sớm trước khi TCTC đó lâm vào tình trạng phá sản; Cơ quan xử lý cần được cung cấp một loạt các thẩm quyền xử lý nhằm đưa ra các biện pháp khắc phục sớm, duy trì các dịch vụ có tầm quan trọng hệ thống, tạo ra các tổ chức bắc cầu và đề xuất cách thức tái cơ cấu nguồn vốn cho các TCTC hoặc các tổ chức bắc cầu; Cơ quan xử lý cần có năng lực pháp lý và hoạt động để thực thi riêng lẻ hoặc kết hợp nhiều thẩm quyền.

(4) Khấu trừ, bù trừ ròng, thế chấp, phân chia tài sản của khách hàng: Khuôn khổ pháp lý điều chỉnh quyền khấu trừ, bù trừ ròng các hợp

đồng và các thỏa thuận thế chấp và sự phân tách tài sản của khách hàng nên rõ ràng, minh bạch và có hiệu lực trong q trình khủng hoảng hoặc xử lý các doanh nghiệp; và khuôn khổ pháp lý không nên làm ảnh hưởng đến việc thực thi hiệu quả các biện pháp xử lý.

(5) Các biện pháp bảo vệ: Cần có các biện pháp bảo vệ phù hợp cho

các chủ nợ bao gồm việc tôn trọng thứ tự ưu tiên về quyền chủ nợ và nguyên tắc “chủ nợ không thể tổn thất hơn so với phương án phá sản, thanh lý tổ chức”. Những biện pháp bảo vệ đưa ra cần dựa trên quá trình đánh giá các kinh nghiệm đi trước. Chủ nợ khơng nên có quyền dừng hoặc đảo ngược các hành động xử lý.

(6) Hỗ trợ tài chính cho các tổ chức trong quá trình xử lý: Các nước

đều có các chính sách theo luật định hoặc chính sách khác để các cơ quan có thẩm quyền khơng bị q lệ thuộc vào các quỹ công hoặc các quỹ cứu trợ như là các phương tiện để xử lý các TCTC. Các quốc gia cần có cơ quan bảo hiểm tiền gửi được tài trợ riêng biệt hoặc các quỹ để xử lý, hoặc một cơ chế tài trợ cùng với việc khơi phục sau đó các chi phí cung cấp vốn tạm thời để tạo điều kiện xử lý.

(7) Các điều kiện pháp lý cho việc hợp tác xuyên biên giới: Nhiệm vụ

của cơ quan có thẩm quyền nên được trao chính thức theo luật định và khuyến khích các cơ quan đưa ra các hành động dựa trên phối hợp với các cơ quan xử lý nước ngồi.

(8) Nhóm quản lý khủng hoảng (CMGs): Các cơ quan chủ quản hoặc cơ

quan quản lý nước sở tại của tất các các tổ chức có tầm quan trọng hệ thống tồn cầu (G-SIFIs) nên duy trì nhóm quản lý khủng hoảng với mục tiêu tăng cường quá trình chuẩn bị và tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý cuộc khủng hoảng tài chính xuyên biên giới ảnh hưởng đến các tổ chức.

giới nên có sự tham gia của cơ quan quản lý nước sở tại và cơ quan quản lý của nước có trụ sở chính của TCTC trong việc lập kế hoạch và phối hợp trong các giai đoạn xử lý khủng hoảng.

(10) Đánh giá khả năng phục hồi: Cơ quan xử lý nên thường xuyên

thực hiện đánh giá khả năng xử lý (ít nhất là cho G-SIFIs) để đánh giá tính khả thi của chiến lược xử lý và mức độ tin cậy của các đánh giá này.

(11) Kế hoạch phục hồi và xử lý: Các quốc gia nên đưa ra yêu cầu liên

tục cập nhật cho kế hoạch phục hồi và xử lý, ít nhất các TCTC trong nước có tầm quan trọng hệ thống.

(12) Tiếp cận và trao đổi thông tin: Các nước nên đảm bảo khơng có

bất kỳ trở ngại nào về mặt luật pháp, quy định và chính sách cản trở việc trao đổi thơng tin thích hợp, bao gồm các thơng tin cụ thể về TCTC, thông tin giữa các cơ quan giám sát, Ngân hàng Trung ương, Bộ Tài chính và cơ quan có trách nhiệm đối với các chương trình bảo lãnh.

1.3. Kinh nghiệm quốc tế về xử lý tổ chức tín dụng yếu kém và bài học cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Tài liệu Công tác xử lý tổ chức tín dụng yếu kém tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)