Kinh nghiệm của Mỹ

Một phần của tài liệu Tài liệu Công tác xử lý tổ chức tín dụng yếu kém tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (Trang 39 - 44)

1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Mỹ

Trên thế giới, quá trình lựa chọn biện pháp xử lý tổ chức tín dụng (TCTD) bị đổ vỡ thường tuân theo nguyên tắc chi phí tối thiểu nhằm hạn chế tối đa tổn thất tới quỹ bảo hiểm tiền gửi (BHTG) và nguồn lực xã hội. Bài viết này sẽ đề cập tới những nguyên tắc cần đảm bảo trong quá trình lựa chọn biện pháp xử lý và kinh nghiệm của Tổng công ty BHTG liên bang Mỹ (FDIC) khi xác định biện pháp xử lý có chi phí thấp nhất.

Hiện nay, những biện pháp chính để xử lý ngân hàng yếu kém bao gồm: hỗ trợ tài chính (OBA), ngân hàng bắc cầu, mua lại và tiếp nhận nợ (P&A), thanh lý và chi trả cho người gửi tiền. Ngồi ra, cịn những biện pháp

khác là mua bán và sáp nhập (M&A) hay tự tái cơ cấu (bail-in). Theo khảo sát của Hiệp hội BHTG Quốc tế (IADI) năm 2015, tỷ trọng những biện pháp được tổ chức BHTG các nước áp dụng trong quá trình xử lý ngân hàng yếu kém.

Hình 1.1: Các biện pháp xử lý ngân hàng yếu kém

Có thể thấy, hai biện pháp được sử dụng nhiều nhất đó là chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền và thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG với tỷ trọng tương đương nhau khoảng 24%, tiếp đó đến P&A (17%), ngân hàng bắc cầu (13%) và hỗ trợ tài chính (12%), tỷ lệ sử dụng những biện pháp khác là khoảng 10%.

Thông thường, nguyên tắc lựa chọn biện pháp xử lý ngân hàng yếu kém trong điều kiện bình thường được xác định thơng qua phân tích chi phí tối thiểu, trong đó xem xét những chi phí tài chính trực tiếp và chi phí khơng hiện hữu, khó xác định hơn. Tuy nhiên, mục tiêu quan trọng nhất là chọn ra được biện pháp sẽ tối thiểu hóa chi phí kinh tế và xã hội phát sinh trong quá trình xử lý TCTD yếu kém. Những nguyên tắc cần đảm bảo trong quá trình lựa chọn phương pháp xử lý ngân hàng là:

Tối thiểu hóa chi phí tài chính và kinh tế trực tiếp: Cần tính tốn chi

phí tài chính trực tiếp của việc thanh lý và so sánh với chi phí của các biện pháp xử lý khác trong trường hợp vẫn giữ ngân hàng hoạt động. Nhìn chung, ngân hàng yếu kém có quy mơ càng lớn thì càng hạn chế biện pháp thanh lý, tuy nhiên quyết định sẽ tùy thuộc vào tình trạng tiền gửi được bảo hiểm trong từng trường hợp.

Tối thiểu rủi ro lây lan: Quá trình xử lý ngân hàng yếu kém cần giảm

thiểu nguy cơ rút tiền hàng loạt tại các ngân hàng khác (rủi ro lây lan) và những chi phí tài chính kinh tế nó gây ra.

Đảm bảo một mức bảo vệ tối thiểu cho những người gửi tiền nhỏ lẻ: Nguyên tắc này nhiều năm nay đã được đồng thuận và được đưa vào

khuôn khổ xử lý ngân hàng của các quốc gia trên thế giới. Khơng cứu trợ tài chính cho cổ đơng: Khơng sử dụng nguồn lực bên ngoài để cứu trợ cho cổ đơng vì họ là những người đầu tiên phải chịu tổn thất.

Minh bạch: Tránh làm tổn hại đến uy tín của nhà chức trách trong q

trình xử lý và đảm bảo cái nhìn tích cực của các thành viên tham gia thị trường về vấn đề này.

Phản ứng và xử lý kịp thời: Thời điểm rất quan trọng trong quá trình xử lý

ngân hàng, do vậy cần phải khởi động quá trình ngay khi vấn đề được xác định.

Năng lực và nguồn lực có sẵn: Cần cân nhắc tới khả năng thực hiện và

các nguồn lực khi chọn biện pháp xử lý vì nó có thể giới hạn những lựa chọn. Trong trường hợp ngân hàng đổ vỡ có tầm ảnh hưởng tới toàn hệ thống tài chính, biện pháp được lựa chọn có thể không tuân thủ những nguyên tắc này.

Theo khảo sát của IADI năm 2015, nguyên tắc chi phí tối thiểu được áp dụng bởi 53/103 (52%) tổ chức trong quá trình lựa chọn biện pháp xử lý ngân hàng. 29/103 (28%) tổ chức không áp dụng ngun tắc chi phí tối thiểu.

Hình 1.2: Tỉ trọng áp dụng nguyên tắc chi phí tối thiểu khi quyết định xử lý ngân hàng yếu kém

Tổng công ty BHTG liên bang Mỹ (FDIC) là tổ chức điển hình áp dụng phương pháp chi phí tối thiểu trong quá trình xác định biện pháp xử lý ngân hàng, điều này được quy định tại Luật BHTG 12 U.S.C§1823(c)(4). Trong q trình áp dụng, FDIC đã thay đổi quy trình lựa chọn phương pháp xử lý. Trước năm 1991, FDIC có thể sử dụng bất kỳ biện pháp nào có chi phí thấp hơn số tiền phải chi trả cho người gửi tiền. Năm 1991, FDIC đã sửa đổi quy trình xử lý đổ vỡ sang chấp nhận mức giá chào mua (bid) thấp nhất (hay còn gọi là “chi phí tối thiểu”1). FDIC thực hiện phân tích chi phí tối thiểu để so sánh chi phí thanh lý TCTD đổ vỡ với giá chào mua từ các định chế tài chính quan tâm tới việc tiếp nhận. Trong trường hợp khơng có giá chào mua nào được chấp nhận, FDIC với tư cách là tổ chức tiếp nhận, trong khả năng của mình, chi trả cho người gửi tiền được bảo hiểm theo hạn mức và thanh lý tài sản. Trong trường hợp giá chào mua được chấp nhận, toàn bộ tiền gửi hoặc tiền gửi được bảo hiểm sẽ được chuyển giao cho tổ chức tiếp nhận.

Việc tính tốn và ước lượng chi phí xử lý là rất quan trọng, nhưng trong nhiều trường hợp, FDIC cũng cân nhắc những yếu tố khác trước khi đi đến lựa chọn cuối cùng (Ví dụ như những ảnh hưởng của một số biện pháp xử lý

nhất định tới ổn định hệ thống ngân hàng và khơng khuyến khích cổ đơng và chủ nợ của các tổ chức được bảo hiểm thực hiện những giao dịch nhiều rủi ro).

Quy trình chi phí tối thiểu u cầu FDIC phải lựa chọn biện pháp xử lý, trong đó tổng chi phí và nợ phát sinh của FDIC (bao gồm bất kỳ nghĩa vụ ngắn hạn hoặc dài hạn và bất kỳ khoản nợ trực tiếp hoặc tiềm ẩn nào) có chi phí thấp nhất cho quỹ BHTG, khơng tính đến những yếu tố khác.

FDIC xác định phương pháp xử lý với chi phí tối thiểu bằng cách đánh giá tất cả các biện pháp xử lý có thể thực hiện và tính tốn chi phí dựa trên giá trị hiện tại, sử dụng lãi suất chiết khấu thực. Tổng chi phí của FDIC cho một tổ chức đổ vỡ phụ thuộc vào một số yếu tố sau:

+ Sự khác biệt giữa giá trị sổ sách của tài sản và nợ của ngân hàng. + Mức độ nợ không được bảo hiểm và được bảo hiểm.

+ Số tiền được trả bởi tổ chức mua lại.

+ Tổn thất từ những yêu cầu bồi thường tiềm ẩn. + Giá trị thu được khi FDIC thanh lý tài sản.

+ Điều khoản bảo lãnh chéo đối với các tổ chức liên kết.

Trên đây là công thức đơn giản để ước lượng tổn thất từ việc tiếp nhận. Tài sản có thể phân bổ được tính tốn bằng cách trừ tổn thất tài sản và cộng với giá chào mua thành công. Tổng nợ phải trả của tổ chức tiếp nhận sẽ được trừ đi để xác định tổng tổn thất của việc tiếp nhận. FDIC sẽ dựa trên kết quả này để lựa chọn giá chào mua cho việc xử lý tổ chức đổ vỡ. Nguyên tắc chi phí tối thiểu được đa số các tổ chức BHTG trên thế giới áp dụng trong quá

trình lựa chọn biện pháp xử lý TCTD đổ vỡ là một kinh nghiệm hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách. Nguyên tắc này đảm bảo quỹ BHTG chỉ phải chịu tổn thất ít nhất mà vẫn bảo đảm xử lý ngân hàng hiệu quả, tận dụng các nguồn lực bên ngoài, tránh sử dụng ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu Tài liệu Công tác xử lý tổ chức tín dụng yếu kém tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)