Phƣơng pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Tài liệu Công tác xử lý tổ chức tín dụng yếu kém tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (Trang 50 - 54)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp cụ thể

Đề tài sử dụng các phương pháp thu thập số liệu (sơ cấp và thứ cấp) kết hợp với các phương pháp phân tích tài liệu, tổng hợp, hệ thống hóa thơng tin để làm rõ cơ sở lý luận về vai trò của tổ chức bảo hiểm tiền gửi trong việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém. Đồng thời để làm rõ thực trạng quá trình xử lý các tổ chức yếu kém tham gia bảo hiểm tiền gửi trong mẫu chọn, tác giả đã nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài nghiên cứu khoa học.

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Thu thập dữ liệu là một công việc quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Mục đích của thu thập dữ liệu nhằm làm cơ sở cho lý luận hay minh chứng cho giả thuyết hoặc tìm ra bản chất của vấn đề nghiên cứu.

- Đối với hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, cũng như việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém tham gia bảo hiểm tiền gửi thì các dữ liệu cần thu thập bao gồm:

+ Báo cáo tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam qua các năm từ 2013-2018;

+ Báo cáo về định hướng phát triền của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém;

+ Các thông tin cơ bản về kinh tế, xã hội có tác động đến tổ chức tín dụng, bảo hiểm tiền gửi.

- Nguồn dữ liệu được thu thập tại: + Bảo hiểm tiên gửi Việt Nam + Các trang web điện tử

2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu, phân tích số liệu

Các dữ liệu được thu thập sẽ được kiểm tra, nhập và xử lý trên Word, Excel, đồng thời được trình bày thơng qua bảng biểu, đồ thị,... Các phương pháp cơ bản để phân tích, xử lý số liệu gồm:

Phương pháp thống kê

“Phương pháp thống kê là việc thu thập, hệ thống hóa và sử dụng, xử lý các số liệu thống kê trong một thời gian, phương pháp này nhằm đảm bảo độ tin cậy, tính ổn định và lâu dài của số liệu thống kê và thông qua các số tuyệt đối, số bình quân, số tương đối để đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu”.

Phương pháp thống kê được sử dụng trong chương 1 nhằm thống kê về lý thuyết những biện pháp tham gia xử lý TCTD yếu kém của BHTG; thống kê các kinh nghiệm quốc tế trong việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém tham gia bảo hiểm tiền gửi tại Mỹ và Nhật Bản, từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Phương pháp thống kê được sử dụng trong chương 2 để thống kê các hoạt động chủ yếu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: Nghiệp vụ kiểm tra tổ chức tham gia BHTG, nghiệp vụ giám sát các tổ chức tham gia BHTG, nghiệp vụ chi trả bảo hiểm tiền gửi và theo dõi sau chi trả, nghiệp vụ cấp và thu hồi chứng nhận BHTG, nghiệp vụ tính phí BHTG.

Ngồi ra cịn sử dụng nhằm thống kê các tổ chức tín dụng yếu kém, thống kê về hoạt động thu phí bảo hiểm tiền gửi qua các năm, hoạt động kiểm

tra các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi như các ngân hàng, các quỹ tín dụng nhân dân; thống kê hoạt động tham gia Ban kiểm soát đặc biệt…

Phương pháp phân tích và tổng hợp

Phương pháp phân tích và tổng hợp dữ liệu bao gồm hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tình hình hoạt động, các chỉ tiêu tổng hợp, các chỉ tiêu chi tiết, các chỉ tiêu tổng quát chung, các chỉ tiêu có tính chất đặc thù liên quan đến việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Phương pháp phân tích được sử dụng trong chương 3 của luận văn. Trong chương 3 sử dụng phương pháp phân tích các số liệu về các hoạt động chủ yếu của bảo hiểm tiền gửi như: kiểm tra tổ chức tham gia BHTG, về hoạt động thu phí, hoạt động kiểm tra, hoạt động giám sát, hoạt động hỗ trợ tài chính, hoạt động tham gia kiểm sốt đặc biệt, hoạt động chi trả, thanh lý… qua việc phân tích các hoạt động trên để đưa ra được những thành tựu đạt được và tìm ra được những hạn chế cũng như nguyên nhân của Bảo hiểm tiền gửi trong quá trình xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém.

Phương pháp tổng hợp được sử dụng để tổng hợp các hạn chế để đưa ra một số giải pháp trong chương 4 nhằm nâng cao vai trò của của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong quá trình xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém như: Hồn thiện khung pháp lý về vai trò và quyền hạn của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong quá trình xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém; Tuyên truyền và phổ biến chính sách bảo hiểm tiền gửi đến cơng chúng; Áp dụng thu phí bảo hiểm tiền gửi theo mức độ rủi ro; Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; Tăng cường năng lực tài chính cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

Phương pháp so sánh

bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động tại đơn vị nghiên cứu. Phương pháp này xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Điều kiện để so sánh là: Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính tốn. Phương pháp so sánh có hai hình thức: So sánh tuyệt đối và so sánh tương đối. So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. So sánh tương đối là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng”.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, phương pháp so sánh được sử dụng trong chương 3 để so sánh một số hoạt động của BHTG như sau: So sánh các số liệu hoạt động thu phí, kết quả thu phí bảo hiểm từ năm 2013- 2018, xem sự tăng giảm qua các năm nhằm phục vụ cho việc phân tích đưa ra các kết luận; so sánh kết quả hoạt động kiểm tra tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi …

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CƠNG TÁC XỬ LÝ TỔ CHỨC TÍN DỤNG YẾU KÉM TẠI BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tài liệu Công tác xử lý tổ chức tín dụng yếu kém tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)