2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.10 CÁC MA TRẬN ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CHIẾN LƯỢC
1.10.3 MA TRẬN SWOT
Phân tích SWOT là một cơ chế rất quan trọng để đánh giá điểm mạnh, yếu cũng như phân tích cơ hội và nguy cơ mà ngân hàng phải đối mặt. Nó là một sự đánh giá khả năng trong nhận xét và phán đoán của ngân hàng cũng như các nhân tố bên ngoài. Nếu nhà quản trị vận dụng thành cơng sẽ giúp ngân hàng có những bước phân tích và đánh giá tình huống tốt.
Hình 2: SƠ ĐỒ MA TRẬN SWOT
Để thực hiện chiến lược trong ma trận SWOT nhà quản trị phối hợp các chiến lược sau: chiến lược điểm mạnh phối hợp với cơ hội (SO) nhằm sử dụng những điểm mạnh bên trong của công ty để tận dụng các cơ hội bên ngoài; chiến lược phối hợp điểm yếu vơi cơ hội (WO) nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong để tận dụng các cơ hội bên ngoài; chiến lược điểm mạnh và dọa (ST) là sử dụng điểm mạnh của ngân hàng để hạn chế các mối đe dọa từ bên ngoài; cuối cùng là chiến lược điểm yếu và đe dọa (WT) nhằm cải thiện điểm yếu bên trong để tránh hay giảm bớt ảnh hưởng của mối đe dọa bên ngồi. Mục đích cuối cùng của ma trận SWOT là đề ra các chiến lược có tính khả thi nhất để lựa chọn, chứ khơng quyết định được chiến lược nào là tốt nhất và không tốt nhất. Do đó, trong số các chiến lược phát triển trong ma trận SWOT, chỉ một số chiến lược tốt nhất được chọn để thực hiện. .
SWOT S (Strengths) Weakness)
O (Opportunities) SO WO
GVHD: Lê Tấn Nghiêm - 26 - SVTH: Phan Quế Linh 1.10.4 Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng QSPM (Quantitative Strategic Planning Matrix – QSPM)
Theo Fred R. David, ma trận QSPM sử dụng thông tin đầu vào từ các ma trận IFE, ma trận EFE, ma trận SWOT là chiến lược chính để đánh giá khách quan các chiến lược thay thế tốt nhất. Để phát triển ma trận QSPM, nhà quản trị cần thực hiện sáu bước sau:
Bước đầu tiên, nhà quản trị liệt kê các cơ hội và mối đe dọa quan trọng bên ngoài, các điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệp hay công ty. Các thông tin này được lấy trực tiếp từ ma trận IFE và ma trận EFE.
Bước thứ hai, mỗi yếu tố thành công quan trọng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp cần tiến hành phân loại. Sự phân loại này giống như sự phân loại trong trong ma trận IFE và ma trận EFE.
Bước thứ ba, nhà quản tri xác định các chiến lược có thể thay thế mà doanh nghiệp hay cơng ty nên xem xét thực hiện và tập hợp các chiến lược thành các nhóm riêng biệt nếu có thể.
Bước thứ tư, nhà quản trị xác định số điểm hấp dẫn của mỗi chiến lược (AS) trong ma trận. Số điểm hấp dẫn biểu thị tính hấp dẫn tương đối của mỗi chiến lược so với các chiến lược khác trong doanh nghiệp. Các chiến lược trong cùng một nhóm sẽ được so sánh với nhau. Số điểm hấp dẫn của mỗi chiến lược được phân như sau: 1 là không hấp dẫn, 2 là hấp dẫn đôi chút, 3 là khá hấp dẫn và 4 là rất hấp dẫn. Nếu yếu tố thành cơng khơng có ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược thì khơng chấm điểm hấp dẫn cho các chiến lược trong nhóm chiến lược này.
Bước thứ năm, nhà quản trị sẽ tính tổng số điểm hấp dẫn (TAS) trong ma trận, là kết quả của việc nhân số điểm phân loại ở bước thứ hai với số điểm hấp dẫn ở bước thứ tư trong mỗi hàng.
Bước thứ sáu, công việc cuối cùng của nhà quản trị là tính tổng cộng điểm hấp dẫn cho từng chiến lược. Đó là phép cộng của tổng số điểm hấp dẫn trong cột chiến lược, số điểm trong ma trận càng cao thì chiến lược càng hấp dẫn đối với doanh nghiệp.
GVHD: Lê Tấn Nghiêm - 27 - SVTH: Phan Quế Linh CHƯƠNG 2
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG
2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (tiền thân là ngân hàng thương mại cổ phần các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam) VPBank được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cấp ngày 12/8/1993 với thời gian hoạt động là 99 năm. Ngày ngân hàng bắt đầu hoạt động là ngày 04/09/1993.
Địa chỉ liên lạc :
Trụ sở chính : Số 8 Lê Thái Tổ, Quận Hồng Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 0439 288 869 Fax: 043928886 Website: www.vpb.com.vn Email: customercare@vpb.com.vn Ngày 27/7/2010, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 1815/QĐ-NHNN, chấp thuận đổi tên Ngân hàng Thương mại Cổ phần Các doanh
nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam Hình 3: NGÂN HÀNG TMCP VPBANK thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng.
Sau 17 năm hoạt động với rất nhiều giai đoạn thăng trầm, tên “Ngân hàng TMCP Các doanh nghiệp ngoài Quốc doanh Việt Nam” đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó vì khu vực tư nhân hiện nay đã chiếm đến 70% GDP; các ngân hàng đều chuyển hướng tập trung vào bán lẻ và khu vực kinh tế này nên tên đó khơng cịn tạo được sự khác biệt nữa. Mặt khác, hiện nay trên thị trường và đối với các cổ đông, đa số chỉ biết đến tên viết tắt là VPBank, cịn tên đầy đủ nói trên
GVHD: Lê Tấn Nghiêm - 28 - SVTH: Phan Quế Linh
là quá dài, phức tạp trong giao dịch, trong các giấy tờ chính thức của ngân hàng, khó nhớ đối với cả cổ đông, đối với khách hàng. Ở một lý do khác, mục tiêu hoạt động của ngân hàng đã không ngừng thay đổi theo từng thời kỳ cho phù hợp để đạt được những giá trị về thương hiệu và hiệu quả hoạt động. Vì vậy, ngân hàng này cần có một cái tên phù hợp hơn, kế thừa được những lợi thế của quá khứ và thể hiện được mục tiêu chiến lược của giai đoạn mới. Ngoài ra, trong vài năm vừa qua, nhận thức được tầm quan trọng trong hiệu quả kinh doanh của những giá trị vô hình khi thương hiệu của mình được định vị trong tâm trí khách hàng, các ngân hàng bên cạnh cuộc chạy đua cạnh tranh về nội lực đó là việc nâng cao chất và lượng của sản phẩm, dịch vụ, đã ráo riết vào cuộc đua để thay đổi, nâng cấp hình ảnh, diện mạo mới.
2.2 VỐN ĐIỀU LỆ
Vốn điều lệ của ngân hàng ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ, kể từ ngày 1 tháng 8 năm 2008 vốn điều lệ của ngân hàng VPBank là 2.117.474.330.000 đồng.
Ngày 3/8/2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có cơng văn số 5762/NHNN-TTGSNH thông báo ý kiến của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc thay đổi mức vốn điều lệ năm 2010 của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank. Theo đó, Thống đốc chấp thuận việc VPBank tăng vốn điều lệ từ 2.117,47 tỷ đồng lên 4.000 tỷ đồng, tăng 1.883,53 tỷ đồng theo phương án tăng vốn điều lệ đã được đại hội đồng cổ đông VPBank thông qua ngày 16/3/2010.
2.3 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
Cơ cấu tổ chức của VPBank Cần Thơ bao gồm Giám Đốc, Phó Giám Đốc và một số phòng ban, chịu sự chỉ đạo thống nhất của Giám Đốc.
GVHD: Lê Tấn Nghiêm - 29 - SVTH: Phan Quế Linh
Hình 4: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC VPBANK CẦN THƠ
2.4 SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG
Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng có nhiều sản phẩm và dịch vụ như:
Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng VNĐ, ngoại tệ và vàng;
Sử dụng vốn ( cung cấp tín dụng, hùn vốn, liên doanh) bằng VNĐ và ngoại tệ;
Các dịch vụ trung gian thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh qua ngân hàng;
Kinh doanh ngoại tệ;
Phát hành và thanh tốn thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.
2.5 CHIẾN LƯỢC VÀ SỨ MỆNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG 2.5.1 Chiến lược của ngân hàng 2.5.1 Chiến lược của ngân hàng
Chiến lược trung và dài hạn của ngân hàng là trở thành ngân hàng Bán lẻ hàng đầu ở Việt Nam.
Phịng phục vụ khách hàng Phịng hành chính Phịng kinh doanh Phịng kế tốn Giám đốc Phó giám đốc
GVHD: Lê Tấn Nghiêm - 30 - SVTH: Phan Quế Linh 1.5.2 Sứ mệnh phát triển của ngân hàng
VPBank hoạt động với phương châm lợi ích của khách hàng là trên hết; lợi ích của người lao động được quan tâm; lợi ích của cổ đơng được chú trọng; đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển của cộng đồng.
Đối với Khách hàng VPBank cam kết thoả mãn tối đa lợi ích của khách hàng trên cơ sở cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ phong phú, đa dạng, đồng bộ, nhiều tiện ích, chi phí có tính cạnh tranh.
Đối với nhân viên VPBank quan tâm đến cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người lao động, đảm bảo mức thu nhập ổn định và có tính cạnh tranh cao trong thị trường lao động ngành tài chính ngân hàng. VPBank đảm bảo người lao động thường xuyên được chăm lo nâng cao trình độ nghiệp vụ, đảm bảo được phát triển cả quyền lợi chính trị và văn hố.
Sau cùng, với cổ đơng VPBank quan tâm và nâng cao giá trị cổ phiếu, duy trì mức cổ tức cao hàng năm .
Ngoài ra, với cộng đồng VPBank cam kết thực hiện tốt nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách Nhà nước, luôn quan tâm chăm lo đến cơng tác xã hội, từ thiện để chia sẻ khó khăn của cộng đồng như trao học bổng cho sinh viên có thành tích học tập xuất sắc.
2.6 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG 2.6.1 Mục tiêu chung 2.6.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn của ngân hàng là trở thành ngân hàng bán lẻ.
2.6.2 Mục tiêu cụ thể
Cho vay tiêu dùng và trả góp.
Các sản phẩm cho vay phục vụ doanh nghiêp vừa và nhỏ. Các sản phẩm cho vay thơng qua thẻ tín dụng.
2.7 MẠNG LƯỚI HOẠT ĐỘNG
VPBank đã có tổng số 134 chi nhánh và phịng giao dịch trên tồn quốc: Tại Hà Nội 1 Trụ sở chính, 46 chi nhánh và phòng giao dịch. Các tỉnh, thành phố khác thuộc miền Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Hịa Bình, Thái Bình) 26 chi
GVHD: Lê Tấn Nghiêm - 31 - SVTH: Phan Quế Linh
nhánh và phòng giao dịch. Khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Bình Thuận) 27 chi nhánh và phòng giao dịch. Khu vực miền Nam (TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang) 35 chi nhánh và phòng giao dịch. 550 đại lý chi trả của trung tâm chuyển tiền nhanh VPBank - Western Union.
2.8 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2007-6/2010 TỪ NĂM 2007-6/2010
Ngân hàng hoạt động có hiệu quả trước hết phải có một nguồn vốn dồi dào và biết sử dụng nguồn vốn thật hiệu quả nhằm tạo ra một lợi nhuận tối ưu với chi phí thấp thấp nhất. Lợi nhuận là một trong số nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng nói riêng và các doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị trường nói chung. Các ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề là thực hiện tốt mục tiêu kế hoạch đề ra, mục tiêu kế hoạch chung của ngành và mục đích cuối cùng là đạt được lợi nhuận tối ưu. Đây cũng là mục tiêu hàng đầu của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng cũng như nhiều ngân hàng khác và doanh nghiêp trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng mình. Để có thể thấy rõ được tình hình kinh doanh của ngân hàng ta sẽ xem xét bảng số liệu dưới đây.
GVHD: Lê Tấn Nghiêm - 33 - SVTH: Phan Quế Linh
Nhìn vào bảng 1 ta thấy, tình hình thu nhập của ngân hàng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2007 thu nhập của ngân hàng đạt 20.764 triệu đồng nhưng đến năm 2008 thu nhập tăng 12.936 triệu đồng hay tăng 63,3% so với năm 2007 là 33.700 triệu đồng. Tuy nhiên, không ngừng lại ở đó, với sự nổ lực cao trong hoạt động, ngân hàng đã nâng cao thu nhập của mình lên 41.964, nhưng xét về tốc độ tăng trưởng thì tốc độ tăng của năm 2009 thấp hơn so với tốc độ tăng của 2008. Năm 2008 tốc độ tăng là 62,30% trong khi đó năm 2009 chỉ tăng 24,52% và tiếp đó 6 tháng đầu năm 2010 đã đạt được 22.830 triệu động. Để đạt được kết quả đó, bên cạnh việc ngân hàng ngày càng nhiều khách hàng quen thuộc và có uy tín, ngân hàng tăng cường hoạt động cho vay, mở rộng dịch vụ chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng.
Về chi phí, cùng với sự tăng lên của thu nhập lượng chi phí của ngân hàng cũng tăng lên. Thu nhập tăng là một dấu hiệu tốt thể hiện hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hơn hiệu quả hoạt động kinh doanh ta cần phải dựa vào một chỉ tiêu khá quan trọng đó là chi phí. Chi phí thường tỉ lệ thuận với thu nhập và tỉ lệ nghịch với lợi nhuận. Chi phí của VPBank Cần Thơ năm 2007 là 19.504 triệu đồng, năm 2008 tăng lên đến 33.319 triệu đồng, tức là tăng 70,83% so với năm 2007. Sang năm 2009 lại tiếp tục tăng nhưng chậm hơn, chỉ đạt tốc độ 22,90%. Đến sáu tháng đầu năm 2010 chi phí của ngân hàng cũng tăng lên nhiều. Nhìn chung, việc tăng lên của chi phí là lẽ đương nhiên. Bởi nó biến đổi theo sự biến đổi của thu nhập. Tuy nhiên, trong năm 2008 chi phí tăng cao là do nền kinh tế bị lạm phát, huy động vốn gập nhiều khó khăn, ngân hàng phải tăng lãi suất để huy động vốn từ bên ngồi. Mặt khác, do sự cạnh tranh bc ngân hàng phải thực hiện nhiều chương trình khuyến mại để thu hút khách hàng đã làm cho chi phí tăng lên.
Lợi nhuận của chi nhánh VPBank Cần Thơ có sự biến đổi khơng điều qua ba năm. Cụ thể, lợi nhuận trong năm 2007 là 1.260 triệu đồng, đến năm 2008 do sự biến đổi của nền kinh tế Việt Nam và của thế giới dẫn đến thu nhập của ngân hàng VPBank đã giảm đáng kể là 879 triệu đồng hay giảm 69,76% so với 2007; lợi nhuận của năm 2008 tăng nhưng không bằng mức lợi nhuận của năm 2007. Đến sáu tháng đầu năm 2010 lợi nhuận của ngân hàng có xu hướng tăng nhanh.
GVHD: Lê Tấn Nghiêm - 34 - SVTH: Phan Quế Linh ĐVT: Triệu đồng 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 45000 2007 2008 2009 Thg6-10 Thu nhập Chi phi Lợi nhuận
Hình 5: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
GVHD: Lê Tấn Nghiêm - 35 - SVTH: Phan Quế Linh CHƯƠNG 3
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC HUY ĐỘNG VỐN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG
3.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG
Huy động vốn là hoạt động rất được ngân hàng VPBank quan tâm và chú trọng đến, với chủ trương duy trì và tăng nguồn vốn từ thị trường để giữ thị phần, an toàn thanh khoản và bổ sung nguồn vốn cho vay. Ngân hàng đã rất nổ lực trong việc đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn và được xem là ngân hàng khá năng động trong việc đưa ra các chương trình khuyến mại để huy động vốn khá hấp dẫn, độc đáo và đáp ứng được tâm lý của khách hàng. Ngoài ra, trong đợt biến động lãi suất những tháng đầu năm 2008, ngân hàng cũng đã điều chỉnh lãi suất linh hoạt, phù hợp với diễn biến của thị trường, đáp ứng được nhu cầu nguồn vốn tự chủ của ngân hàng. Dưới đây là tình hình huy động vốn của ngân