1.3 Những quy định của pháp luật Việt Nam về xử lý kỉ luật công chức
1.3.4 Thẩm quyền xử lý kỉ luật
Nghị định số 34/2011/NĐ-CP đã có những tiến bộ đáng kể khi quy định khá chi tiết về “thẩm quyền xử lý kỉ luật”. Theo đó, đối với cơng chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỉ luật và quyết định hình thức kỉ luật. Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan quản lý hoặc người đứng đầu cơ quan được phân cấp quản lý công chức tiến hành xử lý kỉ luật và quyết định hình thức kỉ luật. Đối với cơng chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan nơi công chức được cử đến biệt phái tiến hành xử lý kỉ luật, quyết định hình thức kỉ luật và gửi hồ sơ, quyết định kỉ luật về cơ quan quản lý công chức biệt phái. Đối với công chức đã chuyển cơng tác mới phát hiện có hành vi vi
phạm pháp luật mà còn trong thời hiệu quy định, thì người đứng đầu cơ quan quản lý công chức trước đây tiến hành xử lý kỉ luật, quyết định hình thức kỉ luật và gửi hồ sơ, quyết định kỉ luật về cơ quan đang quản lý công chức. Nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị trước đây đã giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thì những người có trách nhiệm liên quan phải bàn giao hồ sơ để cơ quan đang quản lý công chức thực hiện việc xử lý kỉ luật.
So với Nghị định số 35/2005/NĐ-CP thì những quy định về thẩm quyền xử lý kỉ luật trong Nghị định số 34/2011/NĐ-CP đã có một bước tiến quan trọng về kĩ thuật lập pháp. Nếu như Nghị định số 35/2005/NĐ-CP phân định thẩm quyền xử lý kỉ luật theo tiêu chí là nơi làm việc của công chức khiến cho quy định pháp luật trở nên dài dịng thì đến Nghị định số 34/2011/NĐ-CP đã khơng cịn dựa trên tiêu chí nơi làm việc nữa. Việc quy định này theo tác giả đã rút ngắn được khá nhiều nội dung của điều luật, khoa học và ngắn gọn hơn nhưng đồng thời vẫn đảm bảo được tính cụ thể và tồn diện.