1.3 Những quy định của pháp luật Việt Nam về xử lý kỉ luật công chức
1.3.5 Thời hiệu xử lý kỉ luật
Thời hiệu là một phương sách cho phép một người sau một khoản thời gian được giải phóng khỏi những nghĩa vụ hay trách nhiệm28. Theo Khoản 1, Điều 80 luật Cán bộ, cơng chức năm 2008 thì: “thời hiệu xử lý kỉ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì
người có hành vi vi phạm khơng bị xem xét xử lý kỉ luật”. Trước đây, Pháp lệnh Cán bộ,
công chức năm 1998 (sửa đổi, bổ sung năm 2000, 2003) không quy định về vấn đề này. Vấn đề này rốt cuộc được điều chỉnh trong Nghị định số 35/2005/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý kỉ luật cán bộ, công chức. Điều 9 Nghị định số 35/2005/NĐ-CP quy định: “thời
hiệu xử lý kỉ luật tính từ thời điểm cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét, xử lý kỉ luật xác định cán bộ, cơng chức có hành vi vi phạm kỉ luật cho đến thời điểm Hội đồng kỉ luật họp”. Rõ ràng, việc ghi nhận thêm thời hiệu xử lý kỉ luật trong Nghị định
số 35/2005/NĐ-CP là một tiến bộ về mặt lập pháp, đáp ứng kịp thời nhu cầu thực tiễn của vấn đề xử lý kỉ luật, bởi việc đặt ra thời hiệu không chỉ làm tăng cường trách nhiệm của người có thẩm quyền mà cịn đảm bảo việc xử lý kỉ luật nhanh chóng, kịp thời. Tuy nhiên, quy định về thời hiệu xử lý kỉ luật của công chức trong Nghị định số 35/2005/NĐ-CP lại không hợp lý bởi đã có sự nhầm lẫn từ thời hiệu thành thời hạn. Quá trình xem xét xử lý kỉ luật cơng chức có thể hình dung là sau khi cơng chức có hành vi vi phạm kỉ luật, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét, xử lý kỉ luật thụ lý vụ
28 Đoàn Trọng Truyến (chủ biên), Từ điển Pháp - Việt phỏp lut - hnh chớnh (Dictionnaire Franỗais - Vietnamien droit – administration), Học viện Hành chính Quốc gia, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 1992, tr. 278.
việc, thành lập Hội đồng kỉ luật, Hội đồng kỉ luật họp, kiến nghị và ra quyết định kỉ luật. Với một quy trình như vậy thì có thể thấy khoản thời gian mà cơ quan, tổ chức, đơn vị
có thẩm quyền xem xét, xử lý kỉ luật xác định cán bộ, cơng chức có hành vi vi phạm kỉ luật chính là khoản thời gian mà cơ quan, tổ chức, đơn vị đó đã thụ lý vụ việc. Nếu so
sánh với các quy định tương tự trong thủ tục xử phạt vi phạm hành chính hay thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo thì cách hiểu trên hồn tồn có lý29. Như vậy, thời hiệu xử lý kỉ luật mà Nghị định số 35/2005/NĐ-CP đã quy định thực chất là thời hạn xem xét kỉ luật – khoản thời gian mà cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bắt đầu tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm xác định cán bộ, cơng chức có thực hiện hành vi vi phạm kỉ luật khơng, nếu có thì phải chịu hình thức kỉ luật nào cho đến khi có kết luận chính thức về vụ việc30. Việc quy định khơng rõ ràng giữa thời hiệu và thời hạn xử lý kỉ luật đã tạo ra nhiều khó khăn cho người áp dụng pháp luật cũng như làm giảm đi hiệu quả của việc xử lý kỉ luật.
Đến khi Luật Cán bộ, công chức 2008 ra đời đã khắc phục lỗi này, tuy nhiên trong luật này cũng chỉ quy định ngắn gọn rằng “thời hiệu xử lý kỉ luật là 24 tháng kể từ
thời điểm có hành vi vi phạm”. Với việc quy định như vậy cũng lại chưa ổn, vì nếu chỉ
xác định thời hiệu là 24 tháng nhưng khơng nói gì thêm có thể dẫn đến tình trạng cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử lý cố tình khơng xử lý kỉ luật và đợi sau 24 tháng kể từ khi có hành vi vi phạm thì đương nhiên thời hiệu đã khơng cịn, muốn xử lý kỉ luật cũng không được.
Để hướng dẫn cho nội dung này, Nghị định số 34/2011/NĐ-CP đã quy định:
“Thời hiệu xử lý kỉ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm cơng chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến thời điểm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra thơng báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỉ luật”.
Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của công chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỉ luật quy định tại Điều 15 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP phải ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỉ luật. Thông báo phải nêu rõ thời điểm cơng chức có hành vi vi phạm pháp luật, thời điểm phát hiện cơng chức có hành vi vi phạm pháp luật và thời hạn xử lý kỉ luật. Quy định như vậy đã tăng cường thêm trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc xử
29 Điều 56 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 quy định: thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính. Tương tự, Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2005 quy định thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
lý kỉ luật công chức. Điều này đã khắc phục được những thiếu sót của các văn bản pháp luật trước đây về việc xử lý kỉ luật công chức.