2.4 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý kỉ luật công chức
2.4.4 Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho công chức
Để thực hiện kỉ luật tốt thì địi hỏi cơng chức phải tn thủ pháp luật tốt, để hiểu và tuân thủ pháp luật tốt lại đòi hỏi khả năng nhận thức và thái độ của con người. Đối với cơng chức thì trình độ hiểu biết pháp luật giúp họ có thể thực hiện tốt những nghĩa vụ mà pháp luật đã quy định cho mình, tuân thủ những điều pháp luật cấm, sử dụng những quyền hạn mà pháp luật đã trao cho mình đúng thẩm quyền, áp dụng các quy định của pháp luật vào giải quyết công việc của cơ quan đơn vị, tăng cường hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị81. Pháp luật là sự thể hiện ý chí của nhà nước, song, khi đã được ban hành và có hiệu lực trong thực tế cuộc sống thì sự tồn tại của nó lại có tính khách quan. Mọi công dân sống trong một chế độ nhà nước nhất thiết phải biết, hiểu, nắm vững các quy tắc, quy định của pháp luật. Pháp luật không tự nó đến được với mọi người, mà phải
81 Nguyễn Minh Tuấn, Ảnh hưởng ý thức pháp luật của công chức đến hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật, Tạp chí Quản lý nhà nước số 168, năm 2010, tr. 27.
thông qua các phương pháp, cách thức truyền đạt, truyền tải khác nhau để biến pháp luật từ cái khách quan thành cái chủ quan, bên trong ý thức của mỗi cá nhân, từ đó nó được thể hiện trong cuộc sống thông qua hành vi, cách ứng xử của mỗi người82. Ý thức pháp luật và ý thức đạo đức của con người không phải tự nhiên mà có. Đó là kết quả của q trình giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức lâu dài mới có được. Giữa pháp luật và đạo đức có sự thống nhất về mục tiêu, sự hỗ trợ tác động đồng thuận, từ đó nâng cao được hiệu quả giáo dục chung, làm cho việc thực hiện pháp luật trở nên tự giác, tức là đáp ứng những yêu cầu của chuẩn mực đạo đức. Một khi đã giáo dục cho con người có đạo đức cũng là giáo dục cho con người biết tơn trọng pháp luật, cuộc sống có kỉ cương, hợp với phép nước. Vì vậy, giáo dục pháp luật cho con người cũng là để bảo vệ giá trị đạo đức và nâng cao đạo đức con người83. Chính bởi mối quan hệ chặt chẽ giữa đạo đức và pháp luật mà yêu cầu đặt ra là muốn nâng cao tinh thần kỉ luật của cơng chức địi hỏi các cơ quan ban ngành không ngừng đẩy mạnh việc tuyên truyền gắn với giáo dục ý thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức. Việc tuyên truyền pháp luật, đặc biệt là Luật Cán bộ, công chức phải được diễn ra một cách sâu rộng, thường xuyên trong các cơ quan nhà nước, tuy nhiên, tun truyền khơng có nghĩa là chỉ dừng lại một cách lý thuyết, tuyên truyền phải kết hợp với giáo dục pháp luật. Cần kết hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa các hình thức tun truyền, trong đó đẩy mạnh hình thức tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, đây là cách thức nhanh chóng, ít tốn kém và hiệu quả cao. Ngồi ra, để làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật trong các cơ quan nhà nước thì một yếu tố không kém phần quan trọng là các cơ quan ban ngành nên có những khoản kinh phí thỏa đáng phục vụ cho hoạt động tuyên truyền, giáo dục như tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, mời báo cáo viên tuyên truyền cho cán bộ, công chức trong cơ quan mình về những văn bản pháp luật mới, cũng như tổ chức các lớp học ngắn hạn, dài hạn cho cán bộ, công chức về kiến thức pháp luật.
82 Nguyễn Quốc Sửu, Nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục pháp luật cho cán bộ, cơng chức hành chính, Tạp chí Quản lý nhà nước số 171, năm 2010, tr. 22.
83 Đào Văn Minh, Kết hợp pháp luật với đạo đức trong quản lý xã hội ở nước ta hiện nay, Tạp chí Quản lý nhà nước số 215, năm 2013, tr. 15-16.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, đất nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trên con đường xây dựng một nền hành chính hiện đại. Tuy nhiên, chúng ta lại đang đứng trước một thách thức là tình trạng vi phạm kỉ luật của một bộ phận không nhỏ công chức không ngừng gia tăng. Những biểu hiện xuống cấp và suy thoái về đạo đức của một bộ phận không nhỏ công chức đang là nỗi bất bình của rất nhiều người dân, làm chậm lại những thành quả của cơng cuộc cải cách hành chính. Trong bối cảnh như vậy, luật pháp cần phải tỏ ra sức mạnh của mình để lập lại trật tự, kỉ cương. Bởi lẽ nếu đạo lý khơng đủ mạnh thì pháp lý phải ra tay, nếu dư luận xã hội chưa đủ để lên án thì pháp luật phải kết án. Những quy định của pháp luật về đạo đức của công chức với những chế tài đủ mạnh sẽ góp phần khơng nhỏ trong việc tạo lập trật tự, kỉ cương tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Hiện nay mặc dù Nhà nước không ngừng quan tâm đến việc điều chỉnh đạo đức công vụ, đặc biệt là đạo đức, kỉ luật của công chức bằng việc cho ra đời rất nhiều những văn bản pháp lý. Tuy nhiên một thực tế cho thấy là hiệu quả của việc xử lý kỉ luật vẫn chưa cao, chưa đồng bộ ở nhiều địa phương. Khi nghiên cứu đề tài này, tác giả muốn cung cấp một góc nhìn cơ bản những vấn đề về mặt lý luận cũng như những quy định pháp lý về việc xử lý cơng chức khi có hành vi vi phạm pháp luật. Đồng thời cung cấp một cái nhìn khá tồn diện về thực trạng xử lý kỉ luật công chức ở Việt Nam hiện nay. Từ đó tìm ra những ngun nhân và đề ra những giải pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả xử lý kỉ luật cơng chức, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công vụ.
Nhiệm vụ đặt ra từ việc nghiên cứu đề tài là để nâng cao trách nhiệm kỉ luật cũng như góp phần để hoạt động xử lý kỉ luật công chức đạt hiệu quả. Do đó, yêu cầu đặt ra là khơng chỉ nhanh chóng hồn thiện những quy định của pháp luật về xử lý kỉ luật công chức để tạo ra một cơ sở pháp lý vững chắc cho việc trừng trị cũng như phòng ngừa và hạn chế vi phạm mà còn phải thực hiện một cách nghiêm túc, đồng bộ những giải pháp nhằm nhanh chóng phát hiện và xử lý những cơng chức có hành vi vi phạm kỉ luật. Bên cạnh đó, cần gắn liền việc thực hiện một cách tổng thể các biện pháp, trong đó có các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cả về tài lẫn về đức, kết hợp với những giải pháp về tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đội ngũ công chức. Tất cả những giải pháp trên không chỉ dừng lại ở mục tiêu nâng cao trách nhiệm kỉ luật của cơng chức mà cịn nhẳm mục tiêu xây dựng một đội ngũ cơng chức vừa hồng vừa chun, có năng lực chuyên môn và phẩm chất chính trị tốt trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền như hiện nay.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Văn kiện của Đảng, văn bản pháp luật
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ
X của Đảng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). 4. Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13.
5. Luật Cán bộ, công chức năm 2008 6. Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2005.
7. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2012) 8. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.
9. Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 năm 2002 về Xử lý vi phạm hành chính. 10. Nghị định số 211/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/12/2013 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/9/2006.
11. Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ Quy định về xử lý kỉ luật cơng chức.
12. Nghị định số 35/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/3/2005 quy định Về việc xử lý kỉ luật cán bộ, công chức.
13. Thông tư số 03/2006/TT-BNV ngày 08/02/2006 về Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về việc xử lý kỉ luật cán bộ, công chức.
14. Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 Hướng dẫn thực hiện nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
15. Công văn số 928/BNV-CCVC ngày 14/3/2013 của Bộ Nội vụ về việc báo cáo thống kê số lượng, chất lượng đội ngũ công chức, viên chức năm 2012.
B. Sách, các bài báo, tạp chí tham khảo
16. Bùi Thị Đào, (2010), “Một số vấn đề về kỉ luật cán bộ, cơng chức”, Tạp chí
17. Bùi Thị Đào, (2007), “Thời hiệu xử lí kỉ luật cán bộ, cơng chức”, Tạp chí Nhà
nước và pháp luật, (09).
18. Cao Vũ Minh - Đặng Đình Thành, (2013), “Xử lý cơng chức vi phạm các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng - Những bất cập và hướng hoàn thiện”, Tạp
chí Nội Chính (Ban Nội chính Trung Ương), (07).
19. Cao Vũ Minh - Đặng Đình Thành, Xử lý công chức vi phạm pháp luật – “Rào cản” từ chính các quy định pháp luật, Tham luận Hội thảo khoa học “Hoàn thiện các quy định pháp luật về trách nhiệm kỷ luật của cán bộ, công chức” do Viện Nghiên cứu lập pháp tổ chức tháng 6/2014 tại Hà Nội.
20. Cao Vũ Minh - Nguyễn Thị Thiện Trí, (2012), “Một số bất cập của pháp luật về xử lý kỉ luật cơng chức”, Tạp chí Luật học, (11).
21. Cao Vũ Minh - Nguyễn Thị Thiện Trí, (2013), “Một số vấn đề về trách nhiệm kỉ luật của viên chức”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (06).
22. Cao Vũ Minh, (2010), “Một số điểm tiến bộ và bất cập của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và những văn bản hướng dẫn thi hành”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (03).
23. Đào Văn Minh, (2013), “Kết hợp pháp luật với đạo đức trong quản lý xã hội ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Quản lý nhà nước, (215).
24. Đinh Văn Mậu, (2010), “Về kỉ luật Nhà nước và trách nhiệm của cơng chức”,
Tạp chí Tổ chức nhà nước, (04).
25. Đoàn Trọng Truyến, (1992), Từ điển Pháp - Việt pháp luật - hành chính
(Dictionnaire Franỗais - Vietnamien droit – administration), Học viện Hành chính Quốc gia, Nxb. Thế giới, Hà Nội.
26. Đoàn Văn Năng, (2013), “Xử lý cán bộ, công chức trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”, Luận văn tốt nghiệp trường
Đại học Luật Tp.HCM.
27. Dương Thị Lan Chi, (2011), “Nhìn lại tổ chức chính quyền địa phương ở nước ta sau hơn 10 năm thực hiện cải cách hành chính”, Tạp chí Quản lý nhà nước, (187).
28. Giang Thanh Nghị, (2010), “Một số suy nghĩ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hiện nay”, Tạp chí Quản lý nhà nước, (168).
29. Hồ Chí Minh Tồn tập, (1984), Tập 7, Nxb. Sự Thật, Hà Nội. 30. Hồ Chí Minh tồn tập, (1995), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Hồng Văn Tú, (2007), “Xác định phạm vi điều chỉnh và nội dung chủ yếu cần quy định trong luật thủ tục hành chính”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (12).
32. Lê Đinh Mùi, (2011), “Vai trò của pháp luật về đạo đức cơng chức”, Tạp chí
Tổ Chức Nhà Nước, (04).
33. Lê Như Thanh, (2012), “Về kỉ luật hành chính đối với cán bộ, cơng chức”,
Tạp chí Quản lý nhà nước, (201).
34. Lương Thanh Cường, (2009), “Các quy định về xử lý kỉ luật đối với cán bộ, công chức trong Luật Cán bộ, cơng chức”, Tạp chí Quản lý nhà nước, (165).
35. Lưu Kiếm Thanh, (2012), “Đạo đức công vụ”, Tạp chí Quản lý nhà nước,
(197).
36. Nguyễn Cảnh Hợp, (2011), Thể chế công vụ, Nxb. Tư pháp.
37. Nguyễn Cửu Việt, (2013), Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
38. Nguyễn Mạnh Tường, (2006), Hồ Chí Minh – Tính cách một con người, Nxb. Đà Nẵng.
39. Nguyễn Minh Tuấn, (2010), “Ảnh hưởng ý thức pháp luật của công chức đến hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật”, Tạp chí Quản lý nhà nước, (168).
40. Nguyễn Quốc Sửu, (2011), Giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, cơng chức
hành chính trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
41. Nguyễn Quốc Sửu, (2010), “Nội dung; phương pháp và hình thức giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính”, Tạp chí Quản lý nhà nước, (171).
42. Nguyễn Văn Cương, (2008), “Đạo luật thiếu chế tài - bàn về một thông lệ xây dựng luật ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (117).
43. Phan Thị Huyền Trang, (2013), “Cơng tác phịng, chống tham nhũng thực trạng và giải pháp”, Khóa luận cử nhân luật trường Đại học Luật Tp.HCM.
44. Quốc Dũ, “Từ những quy định của pháp luật về đạo đức công vụ”, Trang thông tin Sở Nội vụ Tp. Đà Nẵng.
45. Thông tin Tổng thuật hội thảo “ Cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam dưới góc nhìn của các nhà khoa học”, (2011), Quản lý nhà nước, (186).
46. Tô Tử Hạ, (2001), Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
47. Trần Anh Tuấn, (2007), Hoàn thiện thể chế quản lý công chức ở Việt Nam trong điều kiện phát triển và hội nhập quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế.
48. Trần Thanh Hương, (2005), “Thủ tục hành chính và hoạt động của cơ quan hành chính với việc bảo đảm quyền của cơng dân”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (61).
49. Trường Đại học Luật Hà Nội, (2008), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
50. Trường đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, (2010), Giáo trình Luật Hành chính
Việt Nam, Nxb. Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
51. Vũ Văn Nhiêm, Cao Vũ Minh, (2011), Những vấn đề cơ bản của Luật Hành chính Việt Nam (sách chuyên khảo), Nxb. Lao Động.
C. Các nguồn khác
52. Báo cáo Thẩm tra báo cáo của Chính phủ về cơng tác phịng chống tham nhũng năm 2013 của Uỷ ban Tư pháp
53. http://baodatviet.vn 54. http://baodientu.chinhphu.vn 55. http://business.vnmic.com 56. http://laodong.com.vn 57. http://noichinh.vn 58. http://tuoitre.vn 59. http://www.baomoi.com.vn 60. http://www.sggp.org.vn 61. http://www.tapchicongsan.org.vn 62. http://www.thanhnien.com.vn 63. http://www.tienphong.vn 64. http://www.tienphong.vn
65. Thanh tra Chính phủ (2011), Báo cáo cơng tác phịng, chống tham nhũng nhiệm kì 2006 – 2010.
66. Thanh tra Chính phủ(2012), Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng.
67. Vụ Theo dõi cơng tác phịng, chống tham nhũng (Vụ V), Báo cáo số 981 ngày 2/10/2013 gửi Ban Nội chính Trung ương.