Thời hạn xử lý kỉ luật

Một phần của tài liệu Xử lý kỉ luật công chức (Trang 40 - 41)

1.3 Những quy định của pháp luật Việt Nam về xử lý kỉ luật công chức

1.3.6 Thời hạn xử lý kỉ luật

Trước đây, Nghị định số 35/2011/NĐ-CP chỉ quy định trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi kết thúc cuộc họp, Hội đồng kỉ luật phải có văn bản (kèm theo biên bản, các hồ sơ, tài liệu có liên quan) gửi người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Hội đồng kỉ luật (cùng hồ sơ, tài liệu), người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải ra quyết định kỉ luật bằng văn bản. Trường hợp công chức vi phạm kỉ luật thuộc thẩm quyền của cấp cao hơn quyết định thì thời hạn ra quyết định kỉ luật là 30 ngày. Trường hợp kiến nghị của Hội đồng kỉ luật (hoặc ý kiến của cơ quan, tổ chức, đơn vị đề nghị) khác với ý kiến của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền mà sau khi trao đổi, thảo luận khơng thống nhất thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị tự quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Quy định này khơng hề đề cập đến thời hạn xử lý kỉ luật đối với một số trường hợp như có tình tiết phức tạp hay người vi phạm đã bị truy tố, khởi tố mà có dấu hiệu vi phạm kỉ luật thì phải giải quyết như thế nào. Do đó, để khắc phục khuyết điểm này và đáp ứng nhu cầu điều chỉnh kịp thời của pháp luật, Điều 7 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP đã quy định thời hạn xử lý kỉ luật tối đa là 02 tháng, kể từ ngày phát hiện cơng chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến ngày cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỉ luật. Trường hợp vụ việc có liên quan đến nhiều người, có tang vật, phương tiện cần giám định hoặc những tình tiết phức tạp khác thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỉ luật ra quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỉ luật theo quy định tại Khoản 2 Điều 80 Luật Cán bộ, công chức. Đặc biệt trường hợp cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm kỉ luật thì bị xử lý kỉ luật; trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định và hồ sơ vụ việc cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỉ luật.

Như vậy, những quy định của pháp luật về vấn đề thời hạn xử lý kỉ luật đã tương đối được hoàn thiện, bởi lẽ khoảng thời gian được tính là thời hạn xử lý kỉ luật đã được tính tốn tương đối kĩ càng, phù hợp với đặc thù của vi phạm kỉ luật. Hành vi vi phạm kỉ luật của công chức bao gồm cả những hành vi vi phạm hành chính, vi phạm hình sự và

một số vi phạm pháp luật khác. Do vậy, mức độ vi phạm và tính chất nguy hiểm của các hành vi này là khác nhau, cho nên khi quy định thời hạn xử lý kỉ luật thì cần phải phân hóa thành các khoảng thời gian khác nhau, phù hợp với tính chất nghiêm trọng của từng hành vi trong mối tương quan với thời hạn xử phạt vi phạm hành chính và thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự.

Một phần của tài liệu Xử lý kỉ luật công chức (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)