Thực tiễn xử lý kỉ luật công chức hiện nay

Một phần của tài liệu Xử lý kỉ luật công chức (Trang 54 - 59)

2.2.1 Những mặt tích cực trong xử lý kỉ luật cơng chức

Như đã trình bày thì đạo đức của cán bộ, cơng chức là vấn đề có tính quyết định nâng cao chất lượng thực thi luật pháp và hiệu quả quản lý nhà nước. Trong thực thi pháp

43 Vụ Theo dõi công tác phòng, chống tham nhũng (Vụ V), Báo cáo số 981 ngày 2/10/2013 gửi Ban Nội chính Trung ương.

44 Báo An ninh Thủ Đơ, Hà Nội: Tiền lót tay và “chi phí bơi trơn” ngày càng trầm trọng, ngày 21/3/2014 (truy cập ngày 31/5/2014).

luật, quản lý điều hành xã hội, nếu cán bộ, cơng chức khơng có phẩm chất đạo đức tốt thì thật khó để đảm bảo được tính nghiêm minh, “tính phục vụ” của nền hành chính. Đạo đức cán bộ, cơng chức xuống cấp sẽ làm trì trệ mọi nỗ lực cải cách, làm chậm lại đà tăng trưởng và phát triển của xã hội.

Đứng trước thực trạng vi phạm các nguyên tắc đạo đức, kỉ luật của một bộ phận không nhỏ công chức nước ta hiện nay, Nhà nước ta đã khơng ngừng nỗ lực hồn thiện những quy chế pháp lý làm cơ sở cho việc xử lý kỉ luật công chức vi phạm. Các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền khơng ngừng “đấu tranh”, kiên quyết xử lý các hành vi, biểu hiện tiêu cực của đội ngũ cán bộ, công chức.

Trong nhiệm kì 5 năm (2008 – 2012), các cấp ủy đảng kiểm tra 1.089.711 đảng viên, phát hiện 11.594 đảng viên vi phạm; phải thi hành kỉ luật 2.953 trường hợp; kiểm tra 181.372 tổ chức đảng, phát hiện 6.327 tổ chức có vi phạm, phải xử lý kỉ luật 163 tổ chức. Tổng số đảng viên bị kỉ luật là 76.135 trường hợp (tăng 1% so với nhiệm kì IX), số tổ chức đảng bị thi hành kỉ luật là 1.791 tổ chức (tăng 44% so với nhiệm kì IX). Cũng trong năm năm qua, Thanh tra Chính phủ và thanh tra các bộ, ngành, địa phương triển khai 62.994 cuộc thanh tra, đã kết thúc 52.671 cuộc. Qua thanh tra phát hiện nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm; đã kiến nghị xử lý kỉ luật hành chính đối với 1.619 tập thể, 11.973 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 464 vụ việc. Riêng Thanh tra Chính phủ đã kết thúc 119 cuộc thanh tra, phát hiện tổng giá trị sai phạm 22.314 tỷ đồng, 7.028.236 USD, 14.253 hecta đất; kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 7.098 tỷ đồng, 993.978 USD; kiến nghị xử lý hành chính 69 tập thể và 63 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra 18 vụ việc45.

Như vậy, trong thời gian qua ở các cấp địa phương như cấp tỉnh, huyện, công tác kiểm tra, giám sát và xử lý kỉ luật của nhà nước cũng được triển khai thường xun, có kết quả cụ thể, khơng phân biệt cấp trên hay cấp dưới, lãnh đạo hay không lãnh đạo. Số lượng công chức bị phát hiện vi phạm, bị xử lý kỉ luật khơng phải ít. Điều đó phản ánh, kỷ cương, kỉ luật nhà nước ở cấp địa phương được bảo đảm. Mặc dù chế tài xử lý kỉ luật có sức răn đe và tính nghiêm khắc thấp hơn so với chế tài hình sự nhưng trong thời gian qua, việc xử lý kỉ luật cơng chức vi phạm pháp luật nói chung, pháp luật hình sự nói riêng

45 Phan Thị Huyền Trang (2013), Cơng tác phịng, chống tham nhũng thực trạng và giải pháp, Khóa luận cử nhân

cũng khá được chú trọng và đạt được hiệu quả cao. Điều này cho thấy vai trò của việc xử lý kỉ luật công chức vi phạm đã và đang ngày càng được quan tâm đúng kể.

2.2.2 Những mặt hạn chế trong xử lý kỉ luật công chức

Bên cạnh những mặt mạnh, mặt tốt trong công tác xử lý kỉ luật công chức vi phạm thì cũng khơng thể khơng nhắc đến những thiếu sót cịn tồn tại trong q trình xử lý kỉ luật. Thực tế, số vụ cũng như số công chức vi phạm kỉ luật đang có dấu hiệu tăng cao trên nhiều ngành, lĩnh vực. Các số liệu thống kê về xử lý kỉ luật được đưa ra đã chứng tỏ công tác xử lý kỉ luật đang được triển khai trên diện rộng với nhiều kết quả tích cực nhưng kết quả đó vẫn chưa đủ, chưa tồn diện.

Một trong những hành vi vi phạm kỉ luật nhiều nhất trong thời gian qua như đã trình bày là tình trạng tham nhũng trong thực thi công vụ. Tuy nhiên, trên thực tế không phải mọi hành vi vi phạm kỉ luật đều được phát hiện và xử lý triệt để. Trong phiên trả lời chất vấn của Quốc hội vào ngày 12/6/2013, Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh đã nêu rõ: “Năm 2011 phát hiện 150 vụ, 320 người có hành vi liên quan đến tham

nhũng, với số tài sản là 267,4 tỷ đồng, 9,4 ha đất; đã thu hồi 79,5 tỷ đồng, kiến nghị xử lý hành chính đối vói 11 tập thể, 134 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra 76 vụ, 159 người, xử lý trách nhiệm 32 người đứng đầu. Năm 2012 thì Thanh tra Chính phủ đã phát hiện 89 vụ, 107 người có liên quan đến hành vi tham nhũng với số tài sản 104, 59 tỷ đồng; kiến nghị xử lý hành chính đối với 2 tập thể, 56 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra 24 vụ, 42 người, xử lý trách nhiệm 44 người đứng đầu. Năm 2013 phát hiện 80 vụ, 90 đối tượng có hành vi liên quan đến tham nhũng với số tiền 117,5 tỷ đồng; kiến nghị thu hồi 117,5 tỷ đồng, đã thu hồi 59 tỷ đồng, kiến nghị xử lý hành chính đối với 4 tập thể 28 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra 11 vụ, 34 đối tượng; xử lý trách nhiệm 31 người đứng đầu. Đặc biệt trong 3 năm (2011 - 2013), ngành Thanh tra đã tiến hành xử lý kỉ luật 82 cán bộ, công chức, chiếm 0,3% trên tổng số 28.200 cán bộ, công chức”46. Như vậy, với số vụ, số người tham nhũng được phát hiện rất lớn nhưng tổng hợp trong 3 năm (2011 - 2013) số lượng bị xử lý kỉ luật lại quá thấp chỉ chiếm 0,3% trên tổng số 28.200 cán bộ, công chức đã phản ánh. Điều này cho thấy hiệu quả xử lý kỉ luật về tham nhũng ở nước ta giai đoạn hiện nay vẫn còn chưa mạnh, chưa cao.

46 Báo điện tử Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (VGP News), Phó Thủ tướng Nguyễn Xn

Cũng trong năm 2013, thì hầu hết các địa phương mà Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tiến hành giám sát, khảo sát đều cho rằng số vụ việc phát hiện và xử lý chưa tương xứng với tình hình tham nhũng đang diễn ra. Số tiền, tài sản sai phạm có liên quan đến tham nhũng phát hiện được qua cơng tác thanh tra, kiểm tốn là rất lớn, nhưng kiến nghị thu hồi khoảng trên 40%, số thu hồi được còn thấp hơn nữa (đạt dưới 50% số tiền, tài sản kiến nghị thu hồi). Tại nhiều địa phương, Cơ quan thanh tra tiến hành rất nhiều cuộc thanh tra nhưng lại phát hiện được rất ít tham nhũng (có một số địa phương trong hơn 2 năm thực hiện 804 cuộc thanh tra nhưng chỉ phát hiện được 01 đến 02 vụ tham nhũng nhỏ và kiến nghị xử lý kỉ luật, hành chính...)47. Điều này rõ ràng cho thấy sự chênh lệch lớn giữa việc vi phạm và xử lý, khơng chỉ là xử lý hình sự mà xử lý kỉ luật của cơng chức ở nhiều nơi, nhiều lúc còn chưa nghiêm, việc phát hiện hành vi vi phạm kỉ luật chưa kịp thời, các hình thức xử lý kỉ luật chưa nghiêm khắc, chưa đúng với mức độ vi phạm, quy trình xử lý chưa được tơn trọng, đặc biệt là nhận thức của các chủ thể xử lý kỉ luật cũng như chủ thể chịu kỉ luật chưa nghiêm.

Xử lý kỉ luật được thực hiện theo thủ tục hành chính. Do đó, đây là một quy trình khép kín, mang tính nội bộ. Điều này làm cho một số người có thẩm quyền ra quyết định kỉ luật thường có tâm lý e ngại, sợ bị đánh giá là quản lý không tốt dẫn đến nhiều sai phạm nên quá trình truy cứu trách nhiệm kỉ luật nhiều khi mang tính “hình thức”, khơng đúng người, đúng tội. Ngun Tổng bí thư Nơng Đức Mạnh đã từng khẳng định: “Nhận

thức của một số cấp ủy, tổ chức Đảng và đảng viên về vị trí, vai trị quan trọng của cơng tác kiểm tra, giám sát và kỉ luật trong Đảng chưa đầy đủ; chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ này… Xử lý kỉ luật cịn có trường hợp chưa nghiêm, chưa kịp thời, chưa đồng bộ. Uỷ ban Kiểm tra và đội ngũ kiểm tra ở một số nơi chưa đủ mạnh, chưa ngang tầm với nhiệm vụ, chưa bám sát cơ sở, địa bàn, lĩnh vực để chủ động tham mưu, đề xuất giải quyết những vụ việc bức xúc, nổi cộm ngay tại địa phương mình”48

. Ngồi ra, một thực trạng xảy ra khá phổ biến hiện nay là tình trạng “giơ cao đánh khẽ” trong các cơ quan nhà nước, lợi dụng một số chế tài xử lý kỉ luật ít nghiêm khắc nên nhiều trường hợp những hành vi vi phạm tuy nghiêm trọng nhưng cũng được xử lý bằng những hình thức kỉ luật khá nhẹ như khiển trách, cảnh cáo. Thậm chí đối với những hành

47 Xem thêm Báo cáo Thẩm tra báo cáo của Chính phủ về cơng tác phịng chống tham nhũng năm 2013 của Uỷ ban Tư pháp ngày 15/10/2013.

48 Báo Sài Gịn giải phóng, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh: Xử lý kỉ luật có trường hợp chưa nghiêm, Thứ sáu, 01/10/2010, (truy cập ngày 10/6/2014).

vi tham nhũng cịn xuất hiện hiện tượng “hành chính hóa”, tức là mặc dù đã vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng những người có thẩm quyền lại cố tình khơng chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra mà thay vào đó là xử lý bằng chế tài kỉ luật. Theo số liệu thống kê thì trong 5 năm (2007 – 2011), có 12 địa phương, qua cơng tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, không chuyển sang cơ quan điều tra vụ việc tham nhũng nào để xem xét, xử lý hình sự49. Theo ý kiến của Đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng thì: “Tại

sao số lượng thanh tra nhiều đến mức như thế, trên 62.000 vụ mà chỉ đưa ra ánh sáng hoặc chuyển cơ quan điều tra chỉ có 646 vụ có dấu hiệu vi phạm hình sự (chỉ chiếm 0,6%). Rõ ràng là có xu hướng hành chính hóa các vụ án tham nhũng”50. Như vậy, với việc xem xét kỉ luật khơng nghiêm, cố tình làm sai quy định của pháp luật đang tạo ra ngày càng nhiều những cơ hội để các công chức tham nhũng, làm giàu phi pháp cũng như có các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Công chức là “công bộc” của người dân, những hành vi vi phạm của công chức bên cạnh trách nhiệm trước nhà nước cịn phải có trách nhiệm trước nhân dân. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp xử lý kỉ luật thường không được công khai, không được báo cáo rõ ràng. Nhiều ý kiến cho rằng, việc công khai kết luận kiểm tra, xử lý kỉ luật đối với công chức, Đảng viên ở cấp tỉnh, huyện còn rất hạn chế, ở cấp xã càng cho thấy sự dè dặt, các cơ quan báo chí, truyền thơng rất khó tiếp cận với các thơng tin về kết luận kiểm tra, hình thức kỉ luật đối với một tập thể, cá nhân cụ thể. Vì vậy kết quả báo cáo hàng năm của các cơ quan nhà nước thường tạo tâm lý thiếu tin cậy của người dân về hiệu quả xử lý kỉ luật hiện nay. Xét thực tế hiện nay nhiều vụ việc dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nhưng cũng chỉ có các hình thức kỉ luật nhẹ được dùng đến. Tiêu biểu như hình thức kỉ luật khiển trách có thể được dùng cho những người ít liên quan trong vụ vi phạm hay được dùng đến như một “cửa thốt hiểm” cho người có hành vi vi phạm mà lẽ ra phải gánh chịu hình thức kỉ luật nặng hơn51. Tuy nhiên, thực hư của những vụ vi phạm kỉ luật cũng như kết quả xử lý của cơ quan nhà nước người dân cũng khơng được biết , từ đó khơng phát huy được quyền khiếu nại, tố cáo của người dân khi cơng chức có các hành vi

49 Đoàn Văn Năng, (2013), Xử lý cán bộ, cơng chức trong đấu tranh phịng, chống tham nhũng ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, Luận văn tốt nghiệp trường Đại học Luật tp.HCM, tr. 53.

50 Cao Văn Thống, Khắc phục những khuyết điểm, hạn chế trong công tác phịng, chống tham nhũng, Tạp chí Cộng sản số 7, năm 2012.

51

vi phạm kỉ luật. Cũng như đại biểu Nguyễn Đình Quyền, Phó chủ nhiệm Ủy ban tư pháp của Quốc hội đã phát biểu khi thảo luận về “Cơng tác phịng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; về công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; về công tác thi hành án” chiều ngày 07/11/2011: “Những vi phạm pháp luật trong đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức như thế nào thì cho đến nay nhân dân khơng được biết, xử lý kỉ luật bao nhiêu lượt, bao nhiêu nghìn lượt, bao nhiêu vạn lượt, bao nhiêu triệu lượt cán bộ, cơng chức, viên chức vi phạm thì trong Báo cáo thẩm tra hàng năm, tôi đã phản ánh rất nhiều nhưng chưa được”52.

Một phần của tài liệu Xử lý kỉ luật công chức (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)