Sơ lƣợc về vấn đề vi phạm kỉ luật công chức ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Xử lý kỉ luật công chức (Trang 48 - 54)

Nghị quyết số 30C/NQ-CP của Chính phủ ngày 08/11/2011 về Ban hành tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 đã xác định: “Xây dựng đội ngũ cán

bộ, cơng chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực, và trình độ đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước là mục tiêu quan trọng của chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020”. Theo đó, để xây dựng một nền

đào tạo cũng như quản lý đội ngũ công chức từ trung ương cho đến địa phương. Trong những năm qua, số lượng cán bộ, cơng chức đã có những bước tăng đáng kể đáp ứng nhu cầu hoạt động công vụ ngày một cao.

Theo số liệu thống kê của Bộ Nội vụ cho biết thì tổng số biên chế cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện ở nước ta tính đến hết năm 2012 là 388.480 biên chế (không bao gồm viên chức và biên chế của Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an). Trong đó, khối Đảng, đồn thể có 84.169 biên chế, Văn phịng Chủ tịch nước có 86 biên chế, Văn phịng Quốc hội có 701 biên chế, Kiểm tốn Nhà nước có 1.563 biên chế, khối tư pháp có 27.267 biên chế, khối hành chính nhà nước có 274.694 biên chế34. Tổng biên chế cán bộ, công chức cấp xã là 257.675 người. Số cán bộ, cơng chức nghỉ chế độ chính sách trong 3 năm từ 2010 đến năm 2012 là 28.132 người, song số tuyển mới là 69.851 người, tăng 41.719 người, bằng 148% so với số người nghỉ và 10,5% so với số cán bộ, công chức35.

Kinh nghiệm ở nhiều nước trên thế giới cho thấy để cải cách hành chính thành cơng thì địi hỏi phải có một hệ thống thể chế hồn thiện và đồng bộ. Các nhà lãnh đạo cũng như đội ngũ cơng chức phải có đủ năng lực và phẩm chất, hoạt động theo cách thức đạt được hiệu quả cao nhất. Chính vì vậy, xây dựng một đội ngũ cán bộ, cơng chức có đầy đủ năng lực và phẩm chất chính trị vừa là yêu cầu, vừa là mục tiêu trong cải cách hành chính nhà nước. Tuy nhiên, có thể thấy trong q trình xây dựng và phát triển đội ngũ công chức nhà nước Việt Nam hiện nay thì bên cạnh những thành tựu đạt được, khơng thể khơng thừa nhận những thiếu sót đang tồn tại. Nhìn vào thực trạng của đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay, xét về mặt đức tài thì bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn cịn nhiều hạn chế, yếu kém. Bên cạnh những cán bộ, công chức cốt cán, trung kiên, có lý tưởng, niềm tin và đường lối chính trị đúng đắn thì ln tồn tại những cá nhân có các biểu hiện tiêu cực, đi ngược lại với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng. Trong thời gian qua “tình trạng suy thối về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ

phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí cịn nghiêm trọng”36. Cơng chức là những người phần nào nắm trong tay quyền lực nhà nước, do đó một khi không thể làm chủ bản thân dễ xảy ra tình trạng có những hành vi vi phạm đạo

34 Công văn số 928/BNV-CCVC ngày 14/3/2013 của Bộ Nội vụ về việc báo cáo thống kê số lượng, chất lượng đội ngũ công chức, viên chức năm 2012.

35 Báo Tiền phong (Cơ quan Trung ương của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh), Khơng tăng thêm biên chế từ nay đến 2016, ngày 24/06/2013. (truy cập ngày 24/5/2014).

36 Đảng cộng sản Việt Nam, (2011), Văn kiện Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 240.

đức, vi phạm pháp luật. Vì thế những chế tài pháp lý nói chung, chế tài kỉ luật nói riêng phải nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo nghiêm minh, cơng bằng nhằm góp phần làm cho bộ máy hành chính nhà nước trong sạch và vững mạnh.

Thực tế những hành vi vi phạm kỉ luật của cơng chức ngày nay là khơng ít. Trong rất nhiều báo cáo cũng như số liệu đã được cơng bố thì đều cho thấy con số cơng chức có biểu hiện quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu… đang gia tăng đáng kể, đặc biệt thực trạng cán bộ, cơng chức có hành vi vi phạm pháp luật về tham nhũng (hành vi phải bị xem xét kỉ luật theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP) đang ngày càng gia tăng, gây nhức nhối cho xã hội. Một ví dụ minh chứng là trong năm 2013 ngành Thanh tra phát hiện 73 vụ và 80 đối tượng có hành vi liên quan đến tham nhũng với số tiền 117 tỷ đồng, kiến nghị thu hồi 115 tỷ đồng; đã thu 59 tỷ đồng, kiến nghị xử lý hành chính đối với 04 tập thể và 28 cá nhân, chuyển Cơ quan điều tra hình sự 11 vụ và 34 đối tượng. Lực lượng cảnh sát điều tra đã thụ lý 371 vụ án/847 bị can phạm tội về tham nhũng, trong đó: khởi tố mới 233 vụ/568 bị can (so với cùng kỳ năm trước tăng 11 vụ/97 bị can); thiệt hại khoảng 9.260 tỷ đồng; 51.000 lượng vàng SJC và 155.000 m2 đất; đã thu hồi nộp ngân sách nhà nước trên 900 tỷ đồng. Viện kiểm sát các cấp đã truy tố 355 vụ/803 bị can về tội tham nhũng (tăng 91 vụ/202 bị can so với cùng kỳ năm 2012); 19 vụ/30 bị can đã đình chỉ điều tra trong giai đoạn tố tụng. Tòa án các cấp đã xét xử sơ thẩm 278 vụ/584 bị cáo về các tội danh tham nhũng, trong đó tỷ lệ tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng chiếm 41,2% (năm 2012 tỷ lệ này là 44,1%); số bị cáo được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ chiếm 31,2% (năm 2012 tỷ lệ này là 34,2%)37.

Theo kết quả cuộc khảo sát lớn nhất thế giới năm 2013 về quan điểm và trải nghiệm của người dân đối với tình trạng tham nhũng do Tổ chức Minh bạch Quốc tế thực hiện, 55% người dân Việt Nam cảm nhận tình trạng tham nhũng tăng lên trong 2 năm qua, tức là cao hơn so với mức trung bình 48% ở khu vực Đơng Nam Á. Chỉ có 18% số người được hỏi cho rằng tham nhũng đã giảm và 27% cho rằng mức độ tham nhũng không đổi. Những con số này cho thấy tình trạng đi xuống đáng báo động của đạo đức

37 Ban Nội chính Trung ương, Kết quả cơng tác phịng, chống tham nhũng năm 2013, Thứ tư, ngày 18/09/2013. (truy cập ngày 27/5/2014).

cơng vụ, đội ngũ cơng chức ngày càng có nhiều hành vi vi phạm pháp luật cũng như vi phạm kỉ luật38.

Theo kết quả công bố chỉ số hiệu quả quản trị hành chính cơng cấp tỉnh PAPI (Khảo sát xã hội học lớn nhất Việt Nam hiện nay, tập trung tìm hiểu hiệu quả cơng tác điều hành, thực thi chính sách, cung ứng dịch vụ công dựa trên đánh giá và trải nghiệm của người dân với dữ liệu được thu thập hàng năm. Số liệu phản ánh khách quan về hiệu quả và năng lực quản trị ở cấp trung ương và cấp tỉnh, đồng thời là công cụ đánh giá mức độ chuyển biến qua thời gian) cho thấy nạn “tham nhũng vặt” đang diễn ra ở hầu hết các địa phương, trong khi người dân lại bị cán bộ, công chức đối xử thiếu tôn trọng. Theo kết quả được công bố, các địa phương được đánh giá là có chỉ số PAPI cao nhất lần lượt là Quảng Bình, Quảng Trị, Long An, Thái Bình, Hà Tĩnh, Đà Nẵng trong khi đó một số thành phố lớn nhưng có thứ hạng lại khơng cao như thành phố Hồ Chí Minh xếp thứ 26, Hà Nội xếp thứ 28 và Hải Phòng xếp thứ 48. Đứng cuối bảng là Bắc Giang, Lai Châu, Quảng Ninh, Hà Giang39…

38 Báo Lao Động, Người Việt Nam ít có khả năng từ chối khi bị hối lộ, ngày 11/07/2013 (truy cập ngày 28/5/2014).

39 Tuổi trẻ online, Trong mắt người nước ngoài: Cần đào tạo và giáo dục công chức, ngày 13/04/2014 (truy cập ngày 24/5/2014).

Những biểu hiện tiêu cực được phản ánh trên đây hoàn toàn đi ngược lại với những gì mà tịch Hồ Chí Minh đã viết trong thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng ngày 17/10/1945. Trong thư, Người viết: “Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan

của Chính phủ từ tồn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kì dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật”40. Theo lời dạy của Người, việc tuyển chọn, đào tạo, bồ dưỡng và quản lý công chức đều phải dựa trên tiêu chí “vừa hồng, vừa chun”, vừa có đức vừa có tài. Cơng chức là “công bộc của dân”, là người phải tiên phong, ra sức đi đầu trong mọi khó khăn, là người hết lòng phục vụ nhân dân. Tuy nhiên, theo những phân tích đã nêu, có thể thấy tình trạng “hành là chính” vẫn đang tiếp diễn trong các cơ quan nhà

nước41. Ngoài ra, hiện nay hầu hết ở các địa phương, tình trạng cơng chức vi phạm nghĩa vụ tiếp dân khá phổ biến. Điều này hoàn toàn đi ngược lại những quy định của pháp luật. Cụ thể, theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 được hướng dẫn chi tiết tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP thì: “Cán bộ, cơng chức khơng được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ”. Tuy nhiên, hầu hết người dân đều phản ánh tình trạng cơng chức bắt người dân

phải chờ đợi lâu, trong cơng tác tiếp dân thì các cán bộ, cơng chức vẫn cịn kể cả, quan liêu, thiếu tôn trọng, to tiếng, làm việc theo kiểu ban phát quyền cho cơng dân. Chính quan niệm “xin – cho” đã làm sai lệch bản chất của mối quan hệ giữa nhà nước - công dân và làm phát sinh hàng loạt các tiêu cực trong thời gian vừa qua42

.

Hiện nay, vẫn cịn tình trạng một số công chức chưa thực sự lấy việc phục vụ nhân dân làm mục tiêu hàng đầu, thậm chí, người dân cịn phản ánh khá nhiều công chức nhũng nhiễu, tiêu cực hoặc lợi dụng chức quyền trái với tác phong cần có của người cán bộ, cơng chức. Thực tế khơng ít cơng chức nhà nước tuy mệnh danh là “công bộc” của nhân dân nhưng lại giải quyết công việc cho người dân theo kiểu “ban ơn”, “ban phát”, tỏ thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, nhũng nhiễu, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm. Có trường hợp cán bộ, cơng chức vận dụng các chủ trương, chính sách một cách tùy tiện, tự do theo hướng bất lợi hay có lợi cho người dân tùy theo mối quan hệ và lợi ích có được. Hầu hết những trường hợp này là cán bộ, công chức dựa vào công quyền và lợi dụng sự “thấp cổ, bé họng” của người dân để nhũng nhiễu, trục lợi.

Trong 3 năm qua (2011-2013) những tệ nạn nhũng nhiễu, quan liêu đều tăng cao. Do đó, nếu như những chế tài xử lý của pháp luật chưa đủ nghiêm khắc hay ý thức của người cơng chức khơng được nâng cao thì chắc chắn những con số này sẽ không ngừng tăng lên. Những bất cập trong thủ tục hành chính cũng như thái độ phục vụ nhân dân còn nhiều tiêu cực là một trong những nguyên nhân làm cho tình trạng hách dịch, cửa quyền có chiều hướng gia tăng. Trong khi đó, những biện pháp xử lý, khắc phục từ phía nhà nước đối với tình trạng này cịn chưa hiệu quả nên hầu hết những người dân đều có tâm lý e ngại khi phải tiếp xúc với các cơ quan công quyền. Để thuận lợi, nhanh chóng, người dân khi tiếp xúc và làm việc với công chức thường phải chi những khoản tiền gọi là “chi

41 Hoàng Văn Tú, Xác định phạm vi điều chỉnh và nội dung chủ yếu cần quy định trong luật thủ tục hành chính, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 12, năm 2007.

42 Trần Thanh Hương, Thủ tục hành chính và hoạt động của cơ quan hành chính với việc bảo đảm quyền của cơng dân, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 61, tháng 10, năm 2005.

phí khơng chính thức”. Từ đó càng làm tăng thêm vấn đề vi phạm kỉ luật của công chức43. Cụ thể, cơ quan thanh tra phát hiện, có tới 63% doanh nghiệp cho rằng cán bộ công chức cố tình dây dưa và 29% người dân cho biết lý do đưa hối lộ cũng là vì cơng việc bị cố tình dây dưa như vậy. Về phía cán bộ cơng chức, cũng có khoảng 22% số này đã chứng kiến các đồng nghiệp của mình cố tình trì hỗn cơng việc để địi hối lộ. Điều tra kỹ thêm về các mục đích hối lộ, cơ quan thanh tra cũng khẳng định, có 37% người dân khi gặp khó khăn là đưa tiền ngay lập tức để giải quyết cơng việc và 59% doanh nghiệp nói rằng, đơi khi khó khăn, họ mới xử lý bằng cách đưa tiền hoặc biếu quà. Kết quả là, một cơ chế “bất thành văn” là phải trả các khoản khơng chính thức để giải quyết chóng vánh cơng việc đã được hình thành. 63% doanh nghiệp và 53% người dân đã xác nhận như vậy. Thật lo ngại hơn khi các hành vi tham nhũng ngày càng tinh vi, khó phát hiện hơn. Nếu như năm 2005, chỉ có 56% doanh nghiệp và 25% người dân cho biết cán bộ cơng chức cố tình gây khó khăn cho họ thì tới năm 2012, số người dân than phiền có giảm, chỉ còn 18%, nhưng số doanh nghiệp vẫn phàn nàn chuyện bị gây ách tắc trong công việc bởi công chức lại tăng lên, tới 67%44

.

Những biểu hiện tiêu cực này phần nào đã phản ánh sự suy thoái về mặt đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức, làm xấu đi bộ mặt hành chính của nhà nước. Chính điều này khiến cho khơng ít người dân có quan điểm khơng tốt khi nhìn vào nền cơng vụ của nước ta, ngại tiếp xúc với các cán bộ, công chức, khiến cho công chức ngày càng “xa dân”.

Trên đây là một vài số liệu thống kê để ta thấy được thực trạng vi phạm kỉ luật của đội ngũ công chức, những hành vi kể trên đã vi phạm những quy tắc, chuẩn mực đạo đức của người công chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và theo quy định của pháp luật hiện hành, những hành vi này đã và đang cần được các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền xử lý bằng những hình thức kỉ luật một cách nghiêm khắc.

Một phần của tài liệu Xử lý kỉ luật công chức (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)