Một số quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

Một phần của tài liệu TRIẾT học NÂNG CAO (tài LIỆU GIÀNH CHO các lớp CAO học KHÔNG CHUYÊN TRIẾT) (Trang 63 - 71)

II. CHỦNGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG

c. Một số quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

- Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những sự thay đổi về chất và ngược lại

Chất là tính quy định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính làm cho nó là nó mà khơng phải là cái khác.

Lượng là tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mơ, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển của sự vật cũng như các thuộc tính của nó.

Mỗi sự vật là sự thống nhất giữa chất và lượng. Giới hạn, trong đó sự thay đổi về lượng của sự vật chưa gây ra những thay đổi căn bản về chất gọi là độ. Những thay đổi về lượng vượt quá giới hạn độ sẽ làm cho chất của sự vật thay đổi căn bản. Điểm mà tại đó sự thay đổi căn bản về chất được thực hiện gọi là điểm nút. Bước nhảy là bước thay đổi căn bản về chất của sự vật do sự thay đổi về lượng trước đó gây ra. Đồng thời, sự thay đổi về chất lại tác động đến lượng, thúc đẩy lượng tiếp tục phát triển.

Nắm được nội dung quy luật này sẽ tránh nơn nóng, đốt cháy giai đoạn tích lũy về lượng; đồng thời tránh tư tưởng tuyệt đối hóa sự thay đổi về lượng, khơng kịp chuyển những sự thay đổi về lượng sang những sự thay đổi về chất, từ những thay đổi mang tính tiến hóa sang những thay đổi mang tính cách mạng và ngược lại không biết sử dụng chất mới để thúc đẩy lượng tiếp tục phát triển.

- Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là “hạt nhân” của phép

biện chứng duy vật, nó chỉ ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển.

Mặt đối lập là những mặt có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau. Mọi sự vật đều có những mặt đối lập. Sự tác động giữa chúng tạo thành mâu thuẫn bên trong của sự vật. Mâu thuẫn biện chứng là phổ biến, khách quan, vốn có của sự vật. Các mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau. Trong đó, thống nhất là tương đối, tạm thời; đấu tranh là tuyệt đối, vĩnh viễn. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển.

Quy luật này có ý nghĩa phương pháp luận to lớn trong việc phát hiện và phân tích mâu thuẫn của sự vật cũng như tìm ra con đường đúng đắn để giải quyết mâu thuẫn nhằm

- Quy luật phủ định của phủ định chỉ ra khuynh hướng phát triển của sự vật. Phủ

định biện chứng là quá trình khách quan, tự thân, là q trình kế thừa cái tích cực đã đạtđược từ cái cũ, là mắt khâu trong quá trình dẫn tới sự ra đời của sự vật, hiện

tượng mới

cao hon, tiến bộ hơn. Quá trình phủ định của phủ định tạo thành sự vận động, phát triển

khơng ngừng mang tính chu kỳ của thế giới khách quan. Trải qua một số lần phủ

định, sự

vật, hiện tượng dường như lặp lại những giai đoạn đã qua trên co sở mới, cao hon

và như

vậy, phát triển không đi theo đường thẳng, mà theo đường “xốy ốc”.

Quy luật này có ý nghĩa phương pháp luận to lớn trong quá trình thay thế cái cũ bằng cái mới. Nó địi hỏi phải xuất phát từ những điều kiện khách quan cho phép, phải tạo điều kiện, tiền đề cho cái mới chiến thắng cái cũ, phải biết kế thừa và phát triển sáng tạo những cái tích cực đã đạt được từ cái cũ; đồng thời phải thấy được tính chất quanh co, phức tạp trong quá trình ra đời cái mới.

đ. Nguyên tắc phương pháp luận

Một số nguyên tắc phương pháp luận co bản của phép biện chứng duy vật được rút ra từ nội dung của phép biện chứng duy vật, nó giữ vai trò định hướng cho hoạt động nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng.

Nguyên tắc toàn diện trong nhận thức và thực tiễn.

Co sở lý luận của nguyên tắc toàn diện là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.

Ngun tắc tồn diện địi hỏi, muốn nhận thức được bản chất của sự vật, hiện tượng chúng ta phải xem xét sự tồn tại của nó trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, yếu tố, thuộc tính khác nhau trong tính chỉnh thể của sự vật, hiện tượng ấy và trong mối liên hệ qua lại giữa sự vật, hiện tượng đó với sự vật, hiện tượng khác, đồng thời, phải xem xét, đánh giá từng mặt, từng mối liên hệ, và phải nắm bắt được đâu là mối liên hệ chủ yếu, bản chất quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.

Trong nhận thức, nguyên tắc toàn diện yêu cầu xem xét sự vật, hiện tượng trong một chỉnh thể thống nhất với tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, cùng các mối liên hệ của chúng. Hon nữa, tất cả những mối liên hệ ấy chỉ được biểu hiện ra trong những điều kiện nhất định. Và bản thân con người, những chủ thể nhận thức với những phẩm chất và năng lực của mình ln bị ức chế bởi những điều kiện xã hội lịch sử, do đó khơng thể bao qt được hết những mối liên hệ bên trong và bên ngoài các sự vật, hiện tượng.

Nguyên tắc tồn diện địi hỏi, để nhận thức được sự vật, hiện tượng chúng ta cần xem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người. Mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng với nhu cầu của con người rất đa dạng, trong mỗi hoàn cảnh nhất định, con người chỉ phản ánh một số mối liên hệ nào đó của sự vật, hiện tượng với nhu cầu nhấtđịnh của mình, nên nhận thức của con người về sự vật, hiện tượng mang tính tương đối.

Nắm được điều đó sẽ tránh tuyệt đối hóa những tri thức đã có về sự vật, hiện tượng và các tri thức về sự vật phải thường xuyên được bổ sung, phát triển. Bởi vậy, khi xem xét toàn diện tất cả các mặt của những mối quan hệ của sự vật, hiện tượng phải chú ý đến sự phát triển cụ thể của các mối quan hệ đó. Nguyên tắc tồn diện cũng đối lập với cách nhìn phiến diện, một chiều.

Trong hoạt động thực tiễn, muốn cải tạo sự vật, hiện tượng phải áp dụng đồng bộ một hệ thống các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động làm thay đổi các mặt, các mối liên hệ tương ứng của sự vật, hiện tượng. Song trong từng bước, từng giai đoạn phải nắm đúng khâu trọng tâm then chốt để tập trung lực lượng giải quyết.

Nguyên tắc phát triển trong nhận thức và thực tiễn.

Cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển là nguyên lý về sự phát triển. Nguyên tắc

phát triển yêu cầu, khi xem xét sự vật, hiện tượng, phải đặt nó trong trạng thái vận động, biến đổi, chuyển hóa để khơng chỉ nhận thức sự vật, hiện tượng trong trạng thái hiện tại, mà phải thấy được khuynh hướng phát triển của nó trong tương lai.

Nguyên tắc phát triển yêu cầu nhận thức sự phát triển là quá trình trải qua nhiều giai đoạn, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, nguyên tắc phát triển yêu cầu phải nhạy cảm với cái mới, sớm phát hiện ra cái mới, ủng hộ cái mới hợp quy luật, tạo điều kiện cho cái mới thay thế cái cũ; phải chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ v. v.

Nguyên tắc lịch sử - cụ thể trong nhận thức và thực tiễn.

Điểm xuất phát của nguyên tắc lịch sử - cụ thể là sự tồn tại, vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng diễn ra trong khơng gian, thời gian cụ thể. Do đó, ngun tắc này

địi hỏi, để nhận thức đầy đủ về sự vật, hiện tượng, chúng ta phải xem xét sự vật, hiện tượng trong quá trình phát sinh, phát triển, chuyển hóa trong các hình thức biểu hiện, với những bước quanh co, với những ngẫu nhiên tác động lên quá trình tồn tại của sự vật, hiện tượng trong không gian và thời gian cụ thể; gắn với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà trong đó sự vật, hiện tượng tồn tại.

Nội dung cơ bản của nguyên tắc lịch sử - cụ thể là nghiên cứu sự vật, hiện tượng trong sự vận động và phát triển trong từng giai đoạn cụ thể của nó; biết phân tích mỗi tình

Nhiệm vụ của ngun tắc lịch sử - cụ thể là tái tạo sự vật, hiện tượng xuyên qua lăng kính của những ngẫu nhiên lịch sử, những bước quanh co, những gián đoạn theo trình tự khơng gian và thời gian.

Nét quan trọng của nguyên tắc lịch sử - cụ thể là mô tả sự kiện cụ thể theo trình tự nghiêm ngặt của sự hình thành sự vật, hiện tượng.

Giá trị của nguyên tắc lịch sử - cụ thể là ở chỗ, nhờ đó mà có thể phản ánh được sự vận động lịch sử phong phú và đa dạng của các hình thức biểu hiện cụ thể của sự vật, hiện tượng để qua đó, nhận thức được bản chất của nó.

Nguyên tắc lịch sử - cụ thể yêu cầu phải nhận thức được sự vận động làm cho sự vật, hiện tượng xuất hiện, phát triển theo những quy luật nhất định và hình thức của vận động quyết định bản chất của nó; phải chỉ rõ được những giai đoạn cụ thể mà nó đã trải qua trong quá trình phát triển của mình.

Nguyên tắc lịch sử - cụ thể yêu cầu nhận thức những thay đổi diễn ra trong sự vật, hiện tượng, nhận thức những trạng thái chất lượng thay thế nhau; yêu cầu chỉ ra được các quy luật khách quan quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, quy định sự tồn tại hiện thời và khả năng chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng mới thông qua sự phủ định biện chứng.

Nguyên tắc lịch sử - cụ thể còn đòi hỏi phải xem xét các sự vật, hiện tượng cũng như xem xét các mặt, các mối liên hệ cụ thể của các sự vật, hiện tượng trong quá trình hình thành, phát triển, tiêu vong của chúng cho phép nhận thức đúng đắn bản chất các sự vật, hiện tượng từ đó mới có định hướng đúng cho hoạt động thực tiễn của con người. Đối với việc nghiên cứu q trình nhận thức, ngun tắc này cũng địi hỏi phải tính đến sự phụ thuộc của q trình đó vào trình độ phát triển của xã hội, trình độ phát triển của sản xuất và các thành tựu khoa học trước đó.

Sự kiện tuy có vai trò quan trọng đối với nguyên tắc lịch sử - cụ thể nói riêng và các nguyên tắc khác nói chung, nhưng nguyên tắc lịch sử - cụ thể không chỉ kết hợp các sự kiện riêng lẻ, mô tả các sự kiện, mà tái hiện sự kiện, chỉ ra mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện với nhau, khám phá quy luật và phân tích ý nghĩa và vai trị của chúng để tạo nên bức tranh khoa học về các q trình lịch sử.

Tóm lại, các ngun tắc phương pháp luận của phép biện chứng là thống nhất chặt

chẽ với nhau. Vì chúng đều được rút ra từ những nguyên lý, phạm trù, quy luật của phép biện chứng duy vật, phản ánh sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Sự khác nhau giữa chúng là mỗi nguyên tắc được rút ra từ sự phản ánh những mặt nhất định của hiện thực. Mỗi nguyên tắc có thể được xây dựng trên cơ sở khơng phải của một, mà cóthể của vài nguyên lý, phạm trù, quy luật, nên khi vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận của phép biện chứng duy vật, điều quan trọng nhất là phải nhận thức được chúng trong

mối liên hệ hữu cơ với nhau ở các giai đoạn phát triển của nhận thức và thực tiễn. 3. Lý luận nhận thức duy vật biện chứng

*Về bản chất của nhận thức:

- CNDV biện chứng khẳng định: Nhận thức là q trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào trong đầu óc con người trên cơ sở thực tiễn.

- Quan điểm duy vật biện chứng về nhận thức ra đời dựa trên những nguyên tắc sau: + Một là: Thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan độc lập với ý thức con người.

+ Hai là: Thừa nhận khả năng nhận thức được thế giới của con người.

+ Ba là: Khẳng định sự phản ánh là một q trình biện chứng, tích cực, tự giác, sáng tạo.

+ Bốn là: Coi thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức; là động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.

* về trình độ của nhận thức:

- Dựa trên trình độ xâm nhập vào bản chất đối tượng, ta có thể phân chia thành nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận.

- Căn cứ vào tính chất tự phát hay tự giác của sự xâm nhập vào bản chất của sự vật có thể phân chia thành nhận thức thơng thường và nhận thức khoa học.

*Về thực tiễn và vai trò của thực tiễn

Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.

- Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức;

- Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý;

Từ vai trò của thực tiễn đối với nhân thức địi hỏi chúng ta phải ln ln qn triêt quan điểm thực tiễn;

- Quan điểm thực tiễn yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn.

- Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến chủ quan duy ý chí, giáo điều, máy móc, quan liêu.

- Nếu tuyệt đối hóa vai trị của thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng và kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu TRIẾT học NÂNG CAO (tài LIỆU GIÀNH CHO các lớp CAO học KHÔNG CHUYÊN TRIẾT) (Trang 63 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w