Vai trò của triết học đối với các khoa học cụ thể và đối với tư duy lý luận.

Một phần của tài liệu TRIẾT học NÂNG CAO (tài LIỆU GIÀNH CHO các lớp CAO học KHÔNG CHUYÊN TRIẾT) (Trang 99 - 100)

II. VAI TRÒ THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA TRIẾT HỌC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC.

2. Vai trò của triết học đối với các khoa học cụ thể và đối với tư duy lý luận.

Trong lịch sử triết học, chủ nghĩa duy vật đóng vai trị tích cực đối với sự phát triển của khoa học; ngược lại chủ nghĩa duy tâm thường được sử dụng làm công cụ biện hộ cho tôn giáo và cản trở khoa học phát triển.

Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng luôn gắn liền với các thành tựu của khoa học hiện đại, là sự khái quát các thành tựu của khoa học mạng lại; đồng thời, nó đóng vai trị to lớn đối với sự phát triển của khoa học hiện đại. Chủ nghĩa duy vật biện chứng là thế giới quan và phương pháp luận thật sự khoa học cho các khoa học cụ thể đánh giá đúng các thành tựu đã đạt được, cũng như xác định đúng phương hướng và phương pháp trong nghiên cứu. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, cuộc cách mạng khoa học- công nghệ hiện đại làm thay đổi mọi mặt trong cuộc sống, tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, thì nắm vững thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng càng có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, chủ nghĩa duy vật biện chứng không thể thay thế được các khoa học khác.

Triết học khơng chỉ có vai trị to lớn đối với các khoa học cụ thể, mà cịn có vai trị to lớn đối với rèn luyện năng lực tư duy của con người. Ph.Ăngghen chỉ ra: “Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì khơng thể khơng có tư duy lý luận” và “để hoàn thiện năng lực tư duy lý luận, khơng có một cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học thời trước”.

Chủ nghĩa duy tâm và phương pháp siêu hình cản trở sự phát triển của khoa học tự nhiên.

Chủ nghĩa duy tâm là kẻ thù của khoa học. Nó ln ln lợi dụng những thành tựu và những khó khăn của khoa học tự nhiên vào mục đích phản động.

Phương pháp tư duy siêu hình và chủ nghĩa kinh nghiệm cản trở sự phát triển của khoa học tự nhiên hiện đại.

Thực tế lịch sử triết học đã chứng minh, chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa kinh nghiệm và phương pháp tư duy siêu hình khơng tránh khỏi đẩy khoa học tự nhiên vào khủng hoảng. VD: cuộc khủng hoảng của Vật lý cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là cuộc khủng hoảng điển hình của khoa học tự nhiên cận đại.

Một phần của tài liệu TRIẾT học NÂNG CAO (tài LIỆU GIÀNH CHO các lớp CAO học KHÔNG CHUYÊN TRIẾT) (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w