Triếthọc Hy Lạp cổ đạ

Một phần của tài liệu TRIẾT học NÂNG CAO (tài LIỆU GIÀNH CHO các lớp CAO học KHÔNG CHUYÊN TRIẾT) (Trang 28 - 33)

Hoàn cảnh lịch sử

Xã hội Hy Lạp cổ đại tồn tại và phát triển trong khoảng thời kỳ lịch sử từ thế kỷ thứ VIII tr.CN đến thế kỷ III. Thời kỳ này, phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ phát triển mạnh mẽ, với hai trung tâm kinh tế - chính trị điển hình là thành bang Aten ( chủ nơ dân chủ ) và thành bang Spac ( chủ yếu là tầng lớp chủ nô quý tộc ).

Tương ứng với hai trung tâm kinh tế - chính trị này là hai thể chế Nhà nước khác nhau về hình thức: Nhà nước chủ nơ dân chủ Aten và Nhà nước chủ nô quân chủ Spac.

Người Hy Lạp cổ đại đã kế thừa được rất nhiều kiến thức của người phương Đông mà trước hết phải kể tới những kiến thức về khoa học tự nhiên của người Ai Cập, Babilon và một phần là những kiến thức của người Ản Độ cổ đại.

Đặc điểm của triết học Hy lạp cổ đại:

1. Là triết học của giai cấp chủ

Xuất hiện trong cuộc đấu tranh giữa chủ nô và nô lệ, nhưng nô lệ không biết đọc, biết viết nên khơng có triết học của mình. Triết học xuất hiện 2 trường phái

• CNDV: của tầng lớp chủ nơ dân chủ • CNDT: của tần lớp chủ nơ q tộc

2. Tính đảng rất rõ nét

Nói tính đảng trong triết học là nói đến mang thế giới quan duy vật hay thế giới quan duy tâm. Tính đảng trong triết học phương Đơng không rõ nét: ngay một nhà triết học khi thì duy vật khi thì duy tâm , thế giới quan rất hỗn tạp.

Triết học Hy Lạp ngay từ đầu đã diễn ra cuộc đấu tranh giữa duy vật và duy tâm.

Tiêu biểu là cuộc đấu tranh giữa đường lối Đêmôcrit và đường lối Platôn

3. Triết học Hy Lạp chứa đựng mầm mong của nhiều thế giới quan hiện đại

Ngay từ khi xuất hiện đã đề cập tới vấn đề thế giới quan và luôn được giải quyết theo hai quan điểm đối lập nhau: hoặc là duy vật hoặc là duy tâm. Phương Đơng ít chú ý đến thế giới quan.

4.Sựphát triển mang tính “cách mạng”, “ đột biến”

Thầy theo một trường phái, nhưng trị có thể mở ra một trường phái riêng.

Triết học phương Đông cũng phát triển nhưng phát triển 1 cách từ từ chậm chạp, phát triển 1 cách trầm tích.

Một số triết gia tiêu biểu

Hêraclít (520 - 460 tr. CN)

Ông cho rằng thế giới vật chất là do chính vật chất sinh ra, mà dạng vật chất đầu tiên sinh ra các dạng vật chất khác đó là lửa. Theo ơng, lửa là bản nguyên vật chất, là nguyên tố đầu tiên của mọi dạng vật chất : “tất cả đều được trao đổi với lửa và lửa trao đổi tất cả như vàng thành hàng hóa và hàng hố thành vàng”.

Hêraclít cịn là nhà biện chứng đầu tiên trong lịch sử triết học. Ơng đã có quan niệm về vận động vĩnh viễn của vật chất. Theo Hêraclít: mọi vật đã trơi đi, chảy đi, khơng có cái gì giữ nguyên tại chỗ, tất cả mọi vật đều vận động, khơng có cái gì tồn tại mà cố định.Ơng khẳng định: khơng thể tắm hai lần trong cùng một dịng sơng, bởi vì nước khơng ngừng chảy trên sơng.

Hêraclít cịn nêu lên những phỏng đốn thiên tài về quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Theo ông, cái đồng nhất trong sự khác biệt, đó là cái hài hòa của những cái căng thẳng đối lập. Ơng cịn nêu lên vấn đề sự phân đôi cái đơn nhất, về sự nhận thức những bộ phận mâu thuẫn của nó, về sự chuyển hóa từ mặt đối lập này sang mặt đối lập khác, về sự trao đổi những mặt đối lập.

Về lý luận nhận thức, Ông cho rằng, nhận thức thế giới là nhận thức lôgôt của vũ trụ, nghĩa là nhận thức tự nhiên và xã hội trong trạng thái đấu tranh và hài hòa của những mâu thuẫn của chúng. Ơng rất coi trọng nhận thức cảm tính nhưng khơng tuyệt đối nó. Theo ơng, thị giác thường bị lừa vì tự nhiên thích dấu mình nên muốn nhận thức được nó phải tư duy, phải có óc sáng suốt. Ơng cịn nêu lên tính tương đối của nhận thức tùy theo hồn cảnh và điều kiện mà thiện-ác, xấu-tốt, lợi-hại chuyển hóa cho nhau.

Như vậy, với phép biện chứng, mặc dầu chỉ là phép biện chứng tự phát và chất phát, Hêraclít đã đưa triết học duy vật cổ đại tiến lên một bước phát triển mới.

Đêmơcrít (460 - 370 tr. CN)

Đêmơcrít là một trong những nhà duy vật lớn nhất thời cổ đại.

Đêmơcrít cho rằng, tất cả mọi vật đều hình thành từ những nguyên tử, đó là phần tử vật chất bé nhỏ, cơ sở của mọi vật và không phân chia được nữa.

Thừa nhận vũ trụ là vô tận và vĩnh cửu, Đêmơcrít cho rằng có vơ số thế giới vĩnh viễn phát sinh, phát triển và tiêu diệt.

Đêmơcrít phỏng đốn rằng, vận động khơng tách rời vật chất; đó là một phỏng đốn thiên tài. Theo ơng, vận động của ngun tử là vĩnh viễn, khơng có điểm kết thúc.

Đêmơcrít nêu ra khái niệm không gian. Theo ông, không gian là khoảng “chân không

rộng lớn”, trong đó những nguyên tử vận động vĩnh viễn. Không gian là những khoảng trống giữa các vật thể, nhờ đó các vật thể có thể tụ lại hoặc giãn ra. Xuất phát từ học thuyết ngun tử, Đêmơcrít cho rằng khơng gian là gián đoạn và có thể phân chia vô cùng tận.

Đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa duy vật Đêmơcrít là “quyết định luận” (thừa nhận rằng sự ràng buộc theo luật nhân quả và tính quy luật của các hiện tượng tự nhiên) nhằm chống lại “mục đích luận” (là quan điểm duy tâm cho rằng cái thống trị trong tự nhiên

Đêmơcrít có nhiều cơng lao trong việc xây dựng lý luận về nhận thức. Ông đặt ra và giải quyết một cách duy vật vấn đề đối tượng của nhận thức, vai trị của cảm giác với tính cách là điểm bắt đầu của nhận thức và vai trò của tư duy trong việc nhận thức tự nhiên.

Nét đặc sắc khác trong triết học duy vật của Đêmơcrít là chủ nghĩa vô thần. Đêmơcrít cho rằng, sở dĩ con người tin vào thần thánh là vì con người đã bất lực trước những hiện tượng khủng khiếp của tự nhiên. Theo ông, thần thánh chỉ là sự nhân cách hóa những hiện tượng tự nhiên hay là những thuộc tính của con người.

Platơn (427 - 347 tr. CN)

Platôn là người xây dựng hệ thống hoàn chỉnh đầu tiên của chủ nghĩa duy tâm khách quan, đối lập với thế giới quan duy vật. Ông đã tiến hành cuộc đấu tranh gay gắt chống lại chủ nghĩa duy vật, đặc biệt là chống lại những đại biểu của chủ nghĩa duy vật thời bấy giờ như Hêraclít và Đêmơcrít.

Theo Platơn, giới tự nhiên - thế giới của những vật cảm tính - bắt nguồn từ những thực thể tinh thần tức là từ những ý niệm; vật thể cảm tính chỉ là cái bóng của ý niệm.

Về nhận thức: Ông cho rằng, để nhận thức được chân lý, người ta phải từ bỏ mọi cái hữu hình cảm tính; “hồi tưởng” lại những gì mà linh hồn bất tử đã quan sát được trong giới ý niệm. Thuyết “hồi tưởng” thần bí này được xây dựng trên cơ sở thừa nhận tính bất tử, tính độc lập của linh hồn với thể xác.

Phép biện chứng của Platôn là phép biện chứng lệ thuộc vào triết học duy tâm. Do đó,“đường lối Platơn” chống lại “đường lối Đêmơcrít” trong triết học cổ đại, chống lại thuyết ngun tử của Đêmơcrít. Các hiện tượng của tự nhiên bị ông quy thành những quan hệ tốn học. Đạo đức học của Platơn được xây dựng dựa trên cơ sở học thuyết về linh hồn bất tử là một hình thức của lý luận tơn giáo, là bộ phận quan trọng nhất của ý thức tư tưởng của tầng lớp chủ nơ q tộc.

Là kẻ thù chính trị của chế độ dân chủ chủ nô Aten, Platôn coi “Chế độ quý tộc” tức là chế độ Nhà nước của tầng lớp chủ nô thượng lưu là “Nhà nước lý tưởng”.

Arixtốt (384 - 322 tr. CN)

Arixtốt là đại biểu cho trí tuệ bách khoa của Hy Lạp cổ đại. Arixtốt đã nghiên cứu triết học, lơgic học, khoa học tự nhiên, sử học, chính trị học, mỹ học..

Sự phê phán của Arixtốt đối với Platơn là một đóng góp quan trọng trong lịch sử triết học. Arixtốt đã đề ra một loạt luận điểm quan trọng phản bác lại chủ nghĩa duy tâm của Platơn. Ơng thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất; giới tự nhiên làtoàn bộ những sự vật có một bản thể vật chất mãi mãi vận động và biến đổi. Do dó, muốn giải thích thế giới vận động, biến đổi thì khơng cần đến những ý niệm của Platôn.

Khi phê phán Platôn, Arixtốt đã chống lại những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy tâm nói chung, nhưng học thuyết đó của ơng cũng chưa vượt qua được những tư tưởng thần học và mục đích luận. Do đó nó mâu thuẫn với tất cả những tiến bộ trong “khoa học bách khoa” của ông, gần gũi với “đường lối Platôn” và bộc lộ rõ chủ nghĩa duy tâm. Nhận định về sự do dự của Arixtốt giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm giải thích tính chất duy tâm trong học thuyết của Arixtốt, V.I.Lênin viết: “Đương nhiên, đó là chủ nghĩa duy tâm, nhưng một chủ nghĩa duy tâm khách quan hơn, xa xôi hơn và chung hơn so với chủ nghĩa duy tâm của Platơn, và do đó, trong triết học tự nhiên, nó thơng thường là = chủ nghĩa duy vật”. Ở Arixtốt, chủ nghĩa duy tâm không phải là một hệ thống như ở Platôn mà chỉ một số quan niệm duy tâm tự mâu thuẫn với xu hướng duy vật trong triết học về tự nhiên của ông.

Nhận thức luận của Arixtốt có vai trị to lớn trong lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại. Bác bỏ thế giới “ý niệm” của Platôn, Arixtốt thừa nhận thế giới vật chất là đối tượng thực tế của nhận thức, là nguồn gốc của cảm giác. Cảm giác luận và kinh nghiệm luận trong lý luận về nhận thức của Arixtốt đối lập với thuyết “Hồi tưởng” duy tâm của Platôn. Nếu Platôn coi nguồn gốc duy nhất của hiểu biết là do linh hồn bất tử nhớ lại thế giới “ý niệm”, thì Arixtốt cho rằng khơng ai cảm giác là khơng nhận thức và khơng hiểu biết gì hết. Ở điểm này, Arixtốt là nhà cảm giác luận duy vật.

Arixtốt đã nghiên cứu một cách sâu sắc những vấn đề của phép biện chứng và lôgic học. Phép biện chứng của ông thể hiện rõ trong cách giải thích cái chung và cái riêng. Nếu như Platơn coi “ý niệm” với tính cách là cái chung hồn tồn tách rời khỏi sự vật với tính cách là cái riêng, thì Arixtốt lại đặt cái chung trong sự thống nhất với cái riêng.

Arixtốt người đặt nền móng cho lơgic học - khoa học về những quy luật và những hình thức của tư duy. Lần đầu tiên, ông đưa tư duy trở thành đối tượng nghiên cứu của một mơn khoa học - lơgic học. Lơgic hình thức của Arixtốt đã nêu ra những phương pháp cơ bản của việc xây dựng các khái niệm, phán đoán, suy lý tam đoạn thức và chứng minh. Ông cũng là người đầu tiên nêu các quy luật cơ bản của lôgic học hình thức: “quy luật đồng nhất, quy luật phi mâu thuẫn lôgic và quy luật gạt bỏ cái thứ ba”.

Một phần của tài liệu TRIẾT học NÂNG CAO (tài LIỆU GIÀNH CHO các lớp CAO học KHÔNG CHUYÊN TRIẾT) (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w