Quan niệm về đạo làm người trong lịch sử triết học Việt Nam

Một phần của tài liệu TRIẾT học NÂNG CAO (tài LIỆU GIÀNH CHO các lớp CAO học KHÔNG CHUYÊN TRIẾT) (Trang 27 - 28)

Một trong những vấn đề được các nhà tư tưởng Việt Nam trong lịch sử đặc biệt quan tâm, đó là “Đạo”. Họ quan tâm đến “Đạo”, bởi nó là cơ sở tư tưởng để hành động chính trị, đối nhân xử thế. Trong ba đạo truyền thống: Nho, Phật, Lão - Trang, thì sau thời kỳ Lý - Trần, người ta thường hướng về đạo Nho trước hết.

Kẻ sĩ Việt Nam đều chọn con đường của đạo Nho và luôn đề cao đạo làm người của Nho giáo, nhưng ở mỗi người một khác, các nhà yêu nước và nhân đạo chủ nghĩa như Nguyễn Trãi, Nguyên Bỉnh Khiêm, Ngơ Thì Nhậm...thì thường phát huy những khái niệm nào đó của nhà Nho có sức diễn đạt được nội dung yêu nước, yêu dân, yêu con người và tin ở năng lực con người. Các nhà Nho khác thì chỉ chú trọng các khái niệm, các ngun lý nói lên tính chất tơn ti trật tự và đẳng cấp khắc nghiệt trong Nho giáo. Do vậy, cũng đều là nhà Nho nhưng giữa họ có những lập trường triết học và chính trị khác nhau, thậm chí đối lập nhau.

Phật giáo là chỗ dựa tinh thần cho con người trong cuộc sống thường ngày, cũng như khi thất thế trên đường danh lợi, người ta lại tìm đến đạo Lão - Trang để có niềm vui an ủi và để được tự do, tự tại.

Do đó, thế giới quan Nho - Phật - Lão thường là thế giới quan chung của Việt nam nói chung và kẻ sĩ nói riêng.

Khi thực dân Pháp xâm lược, “Đạo” được biến thành biểu tượng của truyền thống u nước, thương nịi. Đã có biết bao tấm gương hy sinh để bảo vệ độc lập cho đất nước. Nhưng vì “đạo” là thế giới quan cũ, không giúp hiểu được xu thế của thời đại, không giúp hiểu rõ được kẻ thù của dân tộc, không chỉ ra được con đường hữu hiệu để cứu nước, vì vậy, lúc bấy giờ yêu “Đạo” bao nhiêu thì càng ngậm ngùi bấy nhiêu. Vấn đề đặt ra cho thời kỳ này là phải có một “Đạo” ngang tầm với thời đại. Đó là một trong những điều kiện để chủ nghĩa Mác - Lênin du nhập vào Việt Nam.

Một phần của tài liệu TRIẾT học NÂNG CAO (tài LIỆU GIÀNH CHO các lớp CAO học KHÔNG CHUYÊN TRIẾT) (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w