III. CHỦNGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
b. Cấu trúc xã hội, phạm trù hình thái kinh tế xã hộ
Xã hội là một hệ thống có cấu trúc phức tạp bao gồm nhiều lĩnh vực: lĩnh vực kinh tế; lĩnh vực tinh thần; lĩnh vực các quan hệ xã hội về gia đình, dân tộc... C.Mác đã khái quát như sau: “Trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con người có những quan hệ nhất định, tất yếu, không tùy thuộc vào ý thức của họ- tức những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất vật chất của họ. Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị và những hình thái ý thức xã hội nhất định tương ứng với cơ sở hiện thực đó. Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định các q trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung”.
Trong hệ thống các quan hệ xã hội hết sức phức tạp, C.Mác vạch ra quan hệ sản xuất được hình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuất, là quan hệ cơ bản của xã hội, là cơ sở của các quan hệ xã hội khác; nó quy định tính độc đáo riêng của từng xã hội trong lịch sử.
Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội, quan hệ sản xuất không tách rời lực lượng sản xuất. C.Mác chỉ ra: “Những quan hệ sản xuất này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất”. Sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tạo thành một phương thức sản xuất nhất định, trong đó lực lượng sản xuất là cơ sở vật chất của hình thái kinh tế - xã hội. C.Mác viết: “Những quan hệ xã hội điều gắn liền mật thiết với những lực lượng sản xuất. Do có những lực lượng sản xuất mới, lồi người thay đổi phương thức sản xuất, cách kiếm sống của mình, lồi người thay đổi tất cả những quan hệ xã hội của mình. Cái cối xay quay bằng tay đưa lại cho xã hội có lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại cho xã hội có nhà tư bản cơng nghiệp”.
Trong khi nhấn mạnh quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản, C.Mác chỉ ra rằng, mỗi hình thái knh tế - xã hội bao gồm các quan hệ về chính trị, pháp quyền và các hình thái ý thức xã hội khác.Trong đó, tồn bộ những quan hệ sản xuất tạo thành một kết cấu kinh tế của xã hội là cơ sở thực tại (túc cơ sở hạ tầng); cịn các mặt: pháp lý, chính trị và các hình thái ý thức xã hội là kiến trúc thượng tầng. Kiến trúc thượng tầng được hình thành, phát triển trên cơ sở hạ tầng, phù hợp với cơ sở hạ tầng.
Căn cứ vào tư tưởng của các nhà kinh điển Mác - Lênin và thực tiễn lịch sử, chúng ta đi đến khái quát: Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch
sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy.