như trình độ phát triển khoa học tự nhiên ở thế kỷ XIX.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
1. Sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất TBCN trong điều kiện cách mạng công nghiệp.
Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, sự phát triển mạnh mẽ của LLSX do tác động của
cuộc cách mạng công nghiệp, làm cho PTSX TBCN được củng cố vững chắc ở nhiều nước châu Âu, mặt khác những mâu thuẫn xã hội cũng thêm gay gắt và bộc lộ ngày càng rõ rệt.
2. Sự xuất hiện của giai cấp vơ sản trên vũ đài lịch sử với tính cách một lực lượng chính trị - xã hội độc lập.
Giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ra đời, lớn lên cùng với sự hình thành và phát triển của PTSX TBCN trong lịng chế độ phong kiến. Mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản vốn mang tính chất đối kháng ngày càng phát triển, trở thành những cuộc đấu tranh giai cấp. Hàng loạt cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân nổ ra ở khắp nơi.
3. Nhu cầu lý luận của thực tiễn cách mạng.
Thực tiễn xã hội nói chung, nhất là thực tiễn cách mạng vơ sản địi hỏi phải được soi sáng bởi lý luận mới. Sự xuất hiện giai cấp vô sản đã tạo cơ sở xã hội cho sự hình thành lý luận tiến bộ và cách mạng. Lý luận đó được C.Mác và Ph.Ăngghen sáng tạo nên.
- Tiền đề lý luận:
Tiền đề lý luận của triết học Mác là biểu hiện quá trình tiếp nhận trên tinh thần phê phán những giá trị nổi bật trong triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị học Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp:
Triết học cổ điển Đức, đặc biệt là phép biện chứng duy tâm của Hêghen và chủ
nghĩa duy vật của L.Phoiơbắc là nguồn gốc lý luận trực tiếp của triết học Mác.
Kinh tế học chính trị cổ điển Anh với những đại biểu xuất sắc như A.Smít,
CNXH không tưởng Pháp, Anh với những đại biểu nổi tiếng như H.Xanh Ximơng,
S.Phuriê và R. Ơoen cũng được chủ nghĩa Mác tiếp thu có chọn lọc. - Tiền đề khoa học tự nhiên:
Những thành tựu khoa học tự nhiên, đặc biệt là ba phát minh khoa học mang ý nghĩa vạch thời đại: định luật bảo tồn và chuyển hố năng lượng, thuyết tế bào và thuyết tiến hoá là những tiền đề cho sự ra đời chủ nghĩa Mác.
Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng của R.Maye (Đức) và P.P.Giulơ
(Anh) là sự khẳng định và chứng minh rằng, thế giới vật chất vận động và phát triển thơng qua q trình chuyển hóa từ thấp đến cao của các dạng năng lượng. Năng lượng không tự nhiên sinh ra và cũng khơng bao giờ mất đi. Nó là q trình chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác, gắn liền với vật chất vận động. Thế giới thống nhất ở tính vật chất và nguồn gốc duy nhất của thế giới đó là các quá trình vật chất vận động và phát triển.
Học thuyết tế bào của Svan và Slâyden (người Đức) đã chứng minh rằng, tế bào là
cơ sở của kết cấu và sự phát triển của thế giới thực vật và động vật. Từ đó, học thuyết tế bào chứng minh tính thống nhất của giới tự nhiên hữu cơ, của toàn bộ quá trình lịch sử của sự sống từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Bản chất của sự sống là một q trình phát triển biểu hiện tính thống nhất, tính liên hệ của thế giới tự nhiên.
Học thuyết tiến hóa của Đacuyn (1859) là sự chứng minh có căn cứ về q trình
vận động, biến đổi từ thấp đến cao của động vật và thực vật, thơng qua q trình chọn lọc tự nhiên và nhân tạo. Đây là cơ sở để khẳng định nguồn gốc duy vật về sự hình thành và phát triển của sự sống, đối lập với sự sáng tạo ra thế giới mang tính chất thần thánh của chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo.
2. Giai đoạn hình thành và phát triển triết học Mác
Sự hình thành và phát triển của triết học Mác- Lênin được phân chia thành hai giai đoạn cơ bản: Giai đoạn C.Mác - Ph.Ăng ghen và giai đoạn V.I.Lênin. Đó là q trình từng bước hình thành và hồn chỉnh chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của C.Mác và Ph.Ăngghen. Trong điều kiện lịch sử mới, V.I.Lênin bổ sung và phát triển những nguyên lý của triết học Mác- Ăngghen
Giai đoạn hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác do C.Mác (5-5-1818 - 14-3-
1883) được sinh ra và lớn lên tại thành phố Tơrivơ, vùng Ranh của nước Đức) và
Ph.Ănghen (28-11-1820 - 5-8-1895) sinh ra trong một gia đình chủ xưởng dệt) thực hiện diễn ra từ những năm 1842 - 1843 đến những năm 1847- 1848. Sau đó, từ năm 1849 đến năm 1895 là q trình phát triển sâu sắc hơn, hồn thiện hơn.
3. Giai đoạn bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản phát triển và chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Thực tiễn lịch sử đặt ra vấn đề cần phải đấu tranh về mặt lý luận để chống lại các khuynh hướng tư tưởng đối lập, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác, đồng thời đáp ứng nhu cầu lý luận của cách mạng vô sản trong thời đại chủ nghĩa đế quốc và bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong điều kiện ấy, V.I.Lênin (22-4-1870 - 21-
1-1924)- Lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân và nhân dân thế giới - đã đảm nhận vai trị
lịch sử đó.
4. Thực chất của cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác và Ph.Ăngghen thựchiện hiện
Triết học Mác ra đời là một bước ngoặt có ý nghĩa cách mạng trong lịch sử triết học nhân loại. Toàn bộ hệ thống triết học do C.Mác và Ph.Ăngghen thực hiện, đã chứng minh một cách bản chất và sinh động giá trị lý luận và thực tiễn lớn lao của học thuyết Mác.
a. Sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng
Trong lịch sử triết học trước C.Mác, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng tách rời nhau. Các nhà triết học duy vật, dù đã thể hiện những tư tưởng biện chứng, nhưng suy đến cùng, do hạn chế bởi điều kiện lịch sử xã hội và khoa học cho nên họ vẫn bị sự chi phối của phương pháp tư duy siêu hình. Tư tưởng biện chứng đã đạt được những thành tựu lớn lao trong triết học cổ điển Đức, đặc biệt là trong triết học Hêghen, nhưng nó lại phát triển trong hệ thống triết học duy tâm, thần bí. Do đó, nhìn chung, lịch sử triết học trước C.Mác thể hiện thế giới quan duy vật trong mối quan hệ với phương pháp nhận thức siêu hình, hoặc là thế giới quan duy tâm trong mối quan hệ với phương pháp nhận thức biện chứng.
Triết học Mác ra đời đã chứng minh tính thống nhất giữa thế giới quan và phương pháp luận: thế giới quan duy vật biện chứng trong sự thống nhất hữu cơ với phương pháp biện chứng duy vật. Kế thừa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng trong triết học cổ điển Đức, C.Mác đã xây dựng nên chủ nghĩa duy vật biện chứng, hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử triết học và phép biện chứng duy vật với tính cách là khoa học về sự phát triển của thế giới tự nhiên, lịch sử xã hội loài người và tư duy.
Một đặc điểm có ý nghĩa to lớn của cuộc cách mạng trong triết học là mở rộng chủ nghĩa duy vật sang lĩnh vực lịch sử xã hội lồi người, hình thành nên chủ nghĩa duy vật lịch sử. Chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác đã chỉ ra quy luật vận động của lịch sử xã hội lồi người, sự thay thế của các hình thái kinh tế- xã hội là một quá trình lịch sử -tự nhiên. Với bản chất duy vật triệt để trong lĩnh vực xã hội, triết học Mác trở thành công cụ vĩ đại để nhận thức và cải tạo thế giới, tạo ra bước phát triển mới về chất, một sự nhảy vọt so với các hệ thống triết học khác trong lịch sử.
c. Thống nhất giữa lý luận với thực tiễn
Triết học Mác không chỉ là lý luận khoa học phản ánh bản chất, quy luật của sự vận động, phát triển của thế giới, mà quan trọng 110'11, đó là học thuyết nhằm mục đích cải
tạo thế giới. Vì vậy, sự thống nhất biện chứng giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của triết học Mác.
Trong lịch sử, các hệ thống triết học trước C.Mác, kể cả các hệ thống triết học tiến bộ, đều chưa thấy vai trò thực tiễn là co sở, động lực, mục đích của nhận thức và tiêu chuẩn của chân lý, chưa nhận thức hết ý nghĩa thực tiễn cao nhất của triết học là hướng đến phát triển xã hội và giải phóng con người. Vì vậy, tách rời giữa lý luận và thực tiễn là đặc điểm vốn có trong lịch sử triết học trước C.Mác.
Chỉ khi triết học Mác ra đời, vai trò thực tiễn và sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn mới được xem là một nguyên tắc căn bản, chi phối mọi hoạt động. C.Mác viết: “Khuyết điểm chủ yếu của toàn bộ chủ nghĩa duy vật từ trước đến nay - kể cả chủ nghĩa duy vật của Phoiobắc - là sự vật, hiện thực, cái cảm giác được, chỉ được nhận thức dưới hình thức khách thể hay hình thức trực quan, chứ khơng được nhận thức là hoạt động cảm giác của con người, là thực tiễn, không được nhận thức về mặt chủ quan”. “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan khơng, hồn tồn không phải là một vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý, nghĩa là chứng minh tính hiện thực và sức mạnh, tính trần tục của tư duy của mình. Sự tranh cãi về tính hiện thực hay tính khơng hiện thực của tư duy tách rời thực tiễn, là một vấn đề kinh viện thuần túy”. “Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới”. Đó là biểu hiện của tính hiện thực, tính thực tiễn vơ cùng sâu sắc trong triết học Mác - Lênin.
d. Thống nhất giữa tính khoa học với tính cách mạng
Bản chất khoa học của triết học Mác đã bao hàm tính cách mạng. Tính khoa học càng sâu sắc, càng phản ánh đúng quy luật của sự phát triển thế giới thì tính cách mạng
Triết học Mác biểu hiện tính cách mạng ở trong bản chất khoa học của học thuyết,
trong mục đích cải tạo thế giới, trong vai trị và sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản.
Triếthọc Mác đã chứng minh, bằng sức mạnh của phương pháp biện chứng, sự thay thế chủ
nghĩa tư bản bằng chế độ xã hội chủ nghĩa là một tất yếu lịch sử.
Tính cách mạng trong triết học Mác biểu hiện ở bản chất khoa học và cách mạng của phép biện chứng. C.Mác cho rằng: “Dưới dạng hợp lý của nó, phép biện chứng chỉ đem lại sự giận dữ và kinh hoàng cho giai cấp tư sản và bọn tư tưởng gia giáo điều của chúng mà thơi, vì trong quan niệm tích cực về cái hiện đang tồn tại, phép biện chứng đồng thời cũng bao hàm cả quan niệm về sự phủ định cái hiện đang tồn tại đó, về sự diệt vong tất yếu của nó; vì mỗi hình thái đã hình thành đều được phép biện chứng xét ở trong sự vận động, tức là xét cả mặt nhất thời của hình thái đó; vì phép biện chứng khơng khuất phục trước một cái gì cả, và về thực chất thì nó có tính chất phê phán và cách mạng”.
e. Xác định đúng mối quan hệ giữa triết học với khoa học cụ thể
Quan niệm truyền thống trong lịch sử triết học trước C.Mác coi “triết học là khoa học của mọi khoa học”. Triết học Mác ra đời đã chấm dứt quan niệm đó, đồng thời xác định đúng đối tượng của triết học là nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Vì vậy, khơng những khơng tách rời, mà trái lại, triết học Mác càng có mối liên hệ thống nhất và độc lập với các khoa học chuyên ngành. Sự phát triển của các lĩnh vực khoa học khác nhau trong việc nghiên cứu thế giới tự nhiên và xã hội đặt cơ sở cho những khái quát mang tính phổ biến của triết học. Mặt khác, những kết luận của triết học trở thành thế giới quan khoa học và phương pháp luận chung nhất cho sự phát triển của các lĩnh vực khoa học.