II. CHỦNGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
a. Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật.
Mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ mối liên hệ, sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các giai đoạn phát triển của sự vật, hiện tượng. Cơ sở của mối liên hệ phổ biến là tính thống nhất vật chất của thế giới.
Các mối liên hệ có tính khách quan, phổ biến và đa dạng, chúng giữ những vai trò khác nhau quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Tính vơ hạn của thế giới khách quan, tính có hạn của sự vật, hiện tượng trong thế giới chỉ có thể giải thích được trong mối liên hệ và được qui định bằng nhiều mối liên hệ có hình thức, vai trị khách nhau. Do đó, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải có quan điểm tồn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể.
- Nguyên lý về sự phát triển
Phát triển dùng để chỉ quá trình vận động đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hồn thiện. Q trình đó vừa diễn ra dần dần, vừa nhảy
vọt làm cho sự vật, hiện tượng cũ mất đi, sự vật, hiện tượng mới về chất ra đời.
Động lực của sự phát triển là mâu thuẫn giữa các mặt đối lập bên trong sự vật, hiện tượng. Khuynh hướng của sự phát triển theo đường “xoáy ốc”, cái mới dường như lặp lại một số đặc trưng, đặc tính của cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn; thể hiện tính quanh co, phức tạp, có thể có những bước thụt lùi tương đối trong sự phát triển.
Phát triển là một trường hợp đặc biệt của vận động, có tính khách quan, phổ biến, đa dạng. Do đó, trong hoạt động nhận thức và trong hoạt động thực tiễn phải có quan điểm phát triển.