- về kinh tế:
Thời kỳ Phục hưng của các nước Tây Âu là giai đoạn lịch sử quá độ từ xã hội phong kiến sang xã hội tư bản (thế kỷ XV - XVI). Sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản đã hình thành trong lịng xã hội phong kiến và có xu hướng trở thành phương thức sản xuất thống trị, phá vỡ những cát cứ phong kiến lâu đời. Việc phát hiện ra châu Mỹ (1492) và con đường hàng hải vòng quanh châu Phi mở đường sang Ản Độ, Trung Quốc (thế kỷ XVI) đã đem lại cho thương nghiệp, hàng hải, công nghiệp một đà phát triển mạnh mẽ.
- về chính trị- xã hội:
Đi cùng với phương thức sản xuất TBCN là sự ra đời của giai cấp tư sản, giai cấp này có xu hướng ngày càng lớn mạnh đối lập với lực lượng phong kiến bảo thủ. Song giai cấp tư sản mới lên còn non yếu phải dựa vào Nhà nước phong kiến của vua chúa để phát triển nền kinh tế theo phương thức sản xuất mới.
- về khoa học:
Do yêu cầu của thực tiễn sản xuất, các ngành khoa học tự nhiên (đặc biệt là thiên văn học) được phát triển. Thời kỳ này có những nhà khoa học và triết học tiêu biểu như: Nicơlai Cơpécních, Brunơ, Galilê, Nicơlai Kuzan, Tơmát Morơ...
Trong số lớn những thành tựu khoa học tự nhiên có ảnh hưởng to lớn đến nhận thức duy vật về thế giới, nổi hơn cả thuyết nhật tâm của Nicơlai Cơpécních (1475 - 1543), để bác bỏ thuyết địa tâm của Prômêtê (người Hy Lạp thế kỷ II). Thuyết nhật tâm của Cơpécních đã giáng một địn nặng nhất vào thần học, vào thế giới quan tôn giáo, vào những truyền thuyết của tơn giáo. Phát minh của Cơpécních là “một cuộc cách mạng trên trời” báo trước một cuộc cách mạng trong các lĩnh vực các quan hệ xã hội.
- về mặt tinh thần
Trong thời đại Phục hưng ở Tây Âu, các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản đã bênh vực triết học duy vật, chống lại chủ nghĩa kinh viện và thần học trung cổ. Tuy vậy, trong các hệ thống triết học ở thời đại này, các yếu tố của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm thường xen kẽ nhau, xu hướng vô thần biểu hiện dưới cái vỏ phiếm thần luận. Cuộc đấu tranh của chủ nghĩa duy vật chống chủ nghĩa duy tâm thường được biểu hiện dưới hình thức đặc thù là khoa học chống tôn giáo, tri thức thực nghiệm đối lập những lập luận kinh viện. Đây là thời kỳ xuất hiện những người “khổng lồ” về tư tưởng như Montaigne, Canvanh (Pháp), Wiliam, Shakespeare (Anh), Leonađơ vixi, Raphaen, Miken Langiêlo (Ý).
Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm vào cuối thế kỷ XVI rất quyết liệt. Tòa án của giáo hội đã quyết án tử hình Brunơ, thiêu sống ông trên “quảngtrường hoa” ở La Mã chỉ vì Brunơ đấu tranh bảo vệ học thuyết Cơpécních và bảo
vệ quan
điểm duy vật về thế giới.
Đặc điểm của triết học Tây Âu thời kỳ Phục hưng:
Triết học thời kỳ này chưa thoát hết yếu tố duy tâm, các yếu tố duy tâm và duy vật xen kẽ nhau, nó mang yếu tố “phiếm thần luận”, hay “ tự nhiên thần luận”.
Triết học chịu ảnh hưởng lớn của khoa học tự nhiên tới mức khó xác định được ranh giới giữa chúng, nhà triết học đồng thời là nhà khoa học tự nhiên, họ sử dụng những thành quả của khoa học tự nhiên làm cơ sở phát triển CNDV, chống thế giới quan thần học và triết học kinh viện.
Cuộc đấu tranh giữa CNDV và CNDT biểu hiện dưới đặc thù là khoa học chống tôn giáo, tri thức kinh nghiệm đối lập với những lập luận kinh viện. Đặc biệt CNDV thời kỳ này cịn được thể hiện qua nền văn hố nghệ thuật.
Triết học thời kỳ này mang đặc sắc của chủ nghĩa nhân văn, phản ánh khát vọng của giai cấp tư sản đang ở trong quá trình hình thành phát triển. Nền triết học này đã hướng con người trở về với đời sống hiện thực, thốt khỏi những ảo tưởng tơn giáo, đấu tranh cho sự giải phóng con người. Vấn đề quan hệ giữa con người với thế giới trở thành trung tâm của triết học.
Triết học Tây Âu thời kỳ Cận đại
- Tình hình kinh tế- xã hội
Thời cận đại (thế kỷ XVII - XVIII) ở các nước Tây Âu là thời kỳ giai cấp tư sản đã giành được thắng lợi chính trị (Cách mạng tư sản Hà Lan cuối thế kỷ XVI; Cách mạng tư sản Anh thế kỷ XVII và Cách mạng tư sản Pháp thế kỷ XVIII).
Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được xác lập và trở thành phương thức sản xuất thống trị, công nghiệp và kỹ thuật rất phát triển. Đây là thời kỳ chuyển từ nền “văn minh nông nghiệp” sang “văn minh công nghiệp”, là thời kỳ phát triển mạnh mẽ thị trường tạo ra thị trường thống nhất toàn quốc và mở rộng thị trường quốc tế.
- Sự phát triển khoa học tự nhiên
Phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa đã tạo ra những vận hội mới cho khoa học, kỹ thuật phát triển mà trước hết là khoa học tự nhiên, trong đó Cơ học đã đạt tới trình độ là Cơ học cổ điển. Khoa học tự nhiên thời kỳ này mang đặc trưng là khoa học tự nhiên - thực nghiệm. Đặc trưng này tất yếu dẫn đến “thói quen” nhìn nhận đối tượng nhận thức
trong sự trừu tượng, tách rời cô lập, không vận động, khơng phát triển, nếu có đề cập tới sự vận động thì chủ yếu là sự vận động cơ giới, máy móc.
Đặc điểm của triết học Tây Âu thời kỳ Cận đại
Thứ nhất, đây là thời kỳ thắng lợi của chủ nghĩa duy vật đối với chủ nghĩa duy tâm,
của những tư tưởng vô thần đối với hữu thần luận.
Thứ hai, chủ nghĩa duy vật thời kỳ này mang hình thức của chủ nghĩa duy vật siêu
hình, máy móc. Phương pháp siêu hình thống trị, phổ biến trong lĩnh vực tư duy triết học và khoa học.
Thứ ba, đây là thời kỳ xuất hiện những quan điểm triết học tiến bộ về lĩnh vực xã
hội, nhưng nhìn chung vẫn chưa thốt khỏi quan niệm duy tâm trong việc giải thích xã hội và lịch sử.
Một số triết gia tiêu biểu
Phranxi Bêcơn(1561 —1621) người sáng lập triết học duy vật Anh.
Thế giới quan: Bêcơn thừa nhận sự tồn tại của thế giới vật chất. Khoa học khơng
biết một cái gì khác ngồi thế giới vật chất, ngồi giới tự nhiên. Ơng cho rằng, những thuộc tính cơ bản của vật chất là vận động, vật chất luôn ở trong trạng thái vận động vĩnh viễn, vật chất có nhiều tính chất do đó vận động cũng có tính đa dạng.
Lý luận nhận thức: Ơng cho rằng con người cần thống trị, phải làm chủ giới tự nhiên.
Điều đó có thực hiện được hay khơng, tất cả phụ thuộc vào sự hiểu biết của con người. Bêcơn có quan niệm tiến bộ khi khẳng định: tri thức là sức mạnh, sức mạnh là tri thức.
Nhằm xây dựng một cách nhìn mới, ơng đã liệt kê và phê phán hai phương pháp nhận thức đang sử dụng phổ biến lúc bấy giờ:
Một là phương pháp của các nhà kinh viện chủ nghĩa. Ơng ví họ như những con
nhện (phương pháp con nhện), chỉ biết nhả tơ và đan lưới, đưa ra những tiền đề vô căn cứ về bản chất của sự vật.
Hai là phương pháp của các nhà kinh nghiệm chủ nghĩa. Ơng ví họ như những con
kiến (phương pháp con kiến), chỉ biết tha mồi không biết chế biến, chỉ biết sưu tầm lượm lặt, mô tả từng li từng tý các sự kiện vụn vặt.
Ơng cho rằng các nhà khoa học chân chính phải như con ong ( phương pháp con ong), vừa biết kiếm nguyên liệu trong các loài hoa, vừa biết chế ra mật tinh khiết. Để tránh những sai lầm theo Bêcơn, phương pháp nhận thức tốt nhất là phương pháp quy nạp tức là phương pháp đi từ cái riêng lẻ, ít chung hơn đến cái khái quát trừu tượng, nhiều chung hơn. Tri thức chân chính chỉ có thể đạt được bằng cách giải thích những liên hệ nhân quả. Bêcơn coi phương pháp thực nghiệm là công cụ chủ yếu của nhận thức khoa học; khoa học cần nhận thức giới tự nhiên, chứ không cần những giáo lý của thần học.
Tóm lại, chủ nghĩa duy vật của Bêcơn là chủ nghĩa duy vật siêu hình nhưng đã có
tác dụng tích cực đối với sự phát triển của khoa học, nó giáng một địn rất mạnh vào uy tín của giáo hội và tơn giáo.
Tơmát Hốpxơ (1588 -1679)
Hốpxơ là nhà triết học duy vật nổi tiếng của Anh thế kỷ XVII, ơng đã hệ thống hố chủ nghĩa duy vật Bêcơn, loại bỏ nhiều yếu tố thần học và tiếp tục cuộc đấu tranh rất kiên quyết chống chủ nghĩa duy tâm và thần học. Hốpxơ cho rằng, sự sợ hãi và ngu dốt sinh ra tôn giáo.
về thế giới quan:theo Hốpxơ, giới tự nhiên tồn tại một cách khách quan, không do
thần thánh tạo ra và cũng không phụ thuộc vào ý thức con người
Hốpxơ chia triết học thành “triết học tự nhiên”, nghiên cứu những vật thể thiên nhiên và “triết học thông thường” nghiên cứu những vật thể nhân tạo nghĩa là xã hội loài người. Trong một mức độ nhất định, Hốpxơ đã đồng nhất đối tượng của triết học với đối tượng của khoa học cụ thể. Tuy nhiên, cách đặt vấn đề của ông về đối tượng và nhiệm vụ của triết học theo hướng tiến bộ, nhằm chống lại chủ nghĩa kinh viện. Ông mong muốn đưa ra một hệ thống triết học bao gồm hết thảy, gạt bỏ tính chất thần học và chống lại thuyết về “chân lý hai mặt” của Bêcơn.
Khác với Bêcơn, Hốpxơ là một nhà duy vật cơ học điển hình. Ơng coi cơ học và toán học là mẫu mực của bất kỳ tư duy khoa học nào. Theo Hốpxơ, vận động là sự thay đổi vị trí của các vật thể, vận động khơng phải là cái vốn có bên trong của vật chất.
Là một nhà cơ học, Hốpxơ không thấy đặc điểm riêng của giới hữu cơ. Ơng cho rằng trái tim là gì, nếu khơng phải là chiếc lị xo, dây thần kinh là gì, nếu khơng phải là những sợi dây chỉ, cịn khớp xương là gì, nếu khơng phải là những bánh xe làm cho toàn thể, cơ thể chuyển động.
Lý luận nhận thức: Hốpxơ đã phát triển tư tưởng đúng đắn cho rằng, cơ sở nhận
thức là tri giác cảm tính. Nhưng do hạn chế về mặt lịch sử, ông vẫn chưa thể hiểu được mối quan hệ biện chứng của nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
Về xã hội: Hốpxơ là nhà vô thần, nhưng không triệt để. Ơng cho rằng tơn giáo và
giáo hội có thể có lợi ích đối với Nhà nước để làm “dây trói buộc trong xã hội”.
Đêcáctơ là nhà triết học xuất sắc nhất của Pháp thế kỷ XVII. Ông vừa là nhà triết
học, toán học, vật lý học, vừa là nhà bách khoa trên nhiều lĩnh vực khác. Về triết học, ông là nhà triết học nhị ngun điển hình. Với tính chất nhị ngun, Đêcáctơ cho rằng, haithực thể vật chất và tinh thần tồn tại độc lập với nhau, nhưng cả hai thực thể này đều phục tùng nguyên thể thứ ba - nguyên thể tối cao là thần linh. Nhị nguyên luận của Đêcáctơ biểu hiện tính chất thoả hiệp của hệ tư tưởng tư sản.
Gạt bỏ những đạo lý kinh viện của tôn giáo, Đêcáctơ đưa lý trí lên vị trí hàng đầu trong lý luận về nhận thức. Ông cho rằng sự ghi nhớ là điểm xuất phát của phương pháp
khoa học. Đêcáctơ nhấn mạnh dù anh nghi ngờ mọi cái nhưng không thể nghi ngờ rằng anh đang nghi ngờ. Đêcáctơ nói: tơi tư duy, vậy tơi tồn tại, và ơng cho đó là nguyên lý cơ
bản, bất di bất dịch. Ý nghĩa tiến bộ của nguyên lý trên là ở chỗ, nó đề cao vai trị của lý trí, phủ nhận một cách tuyệt đối tất cả những gì người ta mê tín. Nhưng nguyên lý ấy lại thể hiện tính chất duy tâm, vì Đêcáctơ đã khơng nhìn thấy rằng khơng thể đi tìm tiền để xuất phát của nhận thức ở ngay trong nhận thức mà phải tìm từ bản thân đời sống thực tiễn xã hội.
Trong học thuyết về tự nhiên, ông cho rằng tự nhiên là một khối thống nhất gồm những
hạt nhỏ vật chất có quảng tính và vận động vĩnh viễn theo đúng những quy luật cơ học. Đêcáctơ thừa nhận sự xuất hiện của thế giới thực vật và động vật trong q trình vận động. Nhưng ơng chưa thấy sự khác nhau về chất giữa thế giới sinh vật, coi cơ thể sống
chỉ là một cỗ máy phức tạp. Ông cho rằng, sự khác biệt của con người với động vật là ở chỗ: con người không chỉ là một cơ thể vật chất mà cịn là thực thể có lý trí. Nhưng lý trí, theo ơng khơng phụ thuộc vào q trình vật chất. Điều này biểu hiện quan điểm duy tâm
trong triết học Đêcáctơ.
Xpinôda (1632 —1677) là một trong những nhà triết học vĩ đại thế kỷ XVII.
Vấn đề trung tâm của triết học Xpinôda là thuyết thực thể. Theo Xpinôda, thực thể là nguyên nhân đầu tiên của mọi cái đang tồn tại. Vì thực thể đồng nghĩa với bản chất vơ tận cho nên thuộc tính của nó cũng nhiều vơ tận. Thực thể đồng nhất với tự nhiên không chỉ ở quảng tính mà cịn ở tư duy.
Nếu Đêcáctơ quan niệm quảng tính và tư duy là những thuộc tính của hai thực thể khác nhau - thực thể vật chất và thực thể tinh thần - thì đối với Xpinơda, hai thuộc tính này cũng là một thực thể thống nhất. Như vậy, học thuyết của Xpinôda về thực thể đã bác bỏ quan niệm nhị nguyên luận của Đêcáctơ, đồng thời còn chống lại quan niệm cổ truyền của mọi tôn giáo cho rằng thượng đế là đấng sáng tạo ra tự nhiên và con người.
Ông cho rằng, thực thể bất động và bất biến, vận động khơng phải là thuộc tính vốn có của thực thể mà là một dạng thức vận động vô tận tách rời thực thể, dùng để chuyển từ
thực thể bất động thành thế giới của dạng thức vận động. Đấy là hạn chế của Xpinơda trong việc giải thích nguồn gốc của vận động.
Xpinôda là một nhà vô thần, trong hệ thống triết học duy vật của mình, ơng đã phê phán tơn giáo, nêu ra nguồn gốc vai, trị xã hội và bản chất của tôn giáo. Song chủ nghĩa vơ thần của Xpinơda cịn có những hạn chế vì ơng quan niệm rằng mê tín là cần thiết để xác định đạo đức, hành vi của quần chúng.
Gióocgiơ Béccli (1684 - 1753) là đại biểu lớn của chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
Điểm xuất phát của triết học Béccli là kinh nghiệm cảm tính được giải thích theo nghĩa “những tập hợp ý niệm” “những phức hợp cảm giác”.
Béccli đưa ra một công thức chung: tồn tại tức là được tri giác. Mọi vật chỉ tồn tại trong chừng mực người ta cảm giác được, khơng có chủ thể thì khơng có khách thể. Cơng thức này khơng tránh khỏi dẫn tới chủ nghĩa duy ngã, nghĩa là ngồi cái “tơi” ra thì khơng có gì hết. Tính chất phi lý hiển nhiên của chủ nghĩa duy ngã được Béccli “giải quyết” bằng cách cho rằng, mọi vật trong vũ trụ, sở dĩ tồn tại cũng vì chúng được Thượng đế tri giác.
Triết học Béccli chống lại nhận thức luận duy vật, thù địch với học thuyết về vật chất. Béccli biết rằng phạm trù vật chất trong tất cả các thời đại đều là nền tảng của các học thuyết triết học vơ thần. Vì thế, để chống lại các học thuyết vô thần, Béccli đã tập trung cơng kích, bác bỏ phạm trù vật chất, “viên đá tảng” của tồ lâu đài duy vật triết học. Ơng ta cố biện bạch rằng, chỉ có cái riêng lẻ, cái đơn nhất là tồn tại, cịn tất cả những gì phổ biến - trước hết là thực thể vật chất - đều bị xem là trừu tượng trống rỗng.
Đavít Hium (1711 - 1766), nhà triết học Anh tiếp tục đường lối duy tâm chủ quan
của Béccli. Nhưng khác với Béccli, Hium đi đến chủ nghĩa hồi nghi và thuyết “khơng thể biết”. Hium không thừa nhận bất cứ một thực thể nào. Thực thể, theo ông, chỉ là một sự trừu tượng giả dối được hình thành trên cơ sở của thói quen tâm lý giản đơn.
c. Triết học cổ điển Đức Điều kiện kinh tế - xã hội.