Quy hoạch phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng môi trường trong nước sông Lô đoạn chảy qua tỉnh Vĩnh Phúc và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước trên đoạn sông này (Trang 63 - 106)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.2.3.2. Quy hoạch phát triển nông nghiệp

- Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt khoảng 5,0 %/năm giai đoạn 2010 - 2020, trong đó giai đoạn 2010 - 2015 đạt 5,8%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 3,0%. Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp cả thời kỳ 2010 - 2020 đạt 4,22%, ngành lâm nghiệp đạt 0,87%, ngành thủy sản đạt 10,77%.

- Cơ cấu giá trị sản xuất có sự chuyển dịch tích cực, trong đó tỷ trọng GTSX ngành nông nghiệp đến năm 2015 trồng trọt chiếm 35,4%, năm 2020 chiếm 33,8%. Chăn nuôi đến năm 2015 chiếm 59,3% và năm 2020 chiếm 60,8%. Dịch vụ đến năm 2015 chiếm 5,3% và năm 2020 chiếm 5,4%.

3.2.4. Các tác động tới môi trường do phát triển kinh tế - xã hội

Hoạt động phát triển KT-XH của các ngành trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc với tốc độ ngày càng gia tăng sẽ làm gia tăng nhanh các chất ô nhiễm gây tác động xấu đến môi trƣờng, ảnh hƣởng đến sức khoẻ ngƣời dân.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tác động do chất thải rắn sinh hoạt: Với việc gia tăng nhanh về dân số ở tỉnh Vĩnh Phúc, cùng với mức sống đƣợc nâng cao thì khối lƣợng CTR sinh hoạt ở khu vực thành thị, cũng nhƣ nông thôn sẽ gia tăng nhanh trong giai đoạn từ nay đến 2020. Các kết quả dự báo thải lƣợng chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2015 khoảng 990 tấn/ngđ và đến năm 2020 khoảng 1.574 tấn/ngày. Với hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt nhƣ đánh giá ở trên cho thấy việc thu gom xử lý CTR sinh hoạt trong tƣơng lai sẽ là thách thức lớn đối với tỉnh Vĩnh Phúc. Chất thải rắn không đƣợc thu gom triệt để, tồn đọng rải rác ở ven đƣờng, trên các cống rãnh trong đô thị, đặc biệt ở khu vực nông thôn sẽ trở thành là nguồn phát sinh các chất gây ô nhiễm không khí, đất, nƣớc và làm mất mỹ quan khu vực.

Tác động ô nhiễm do bụi, khí thải từ khu vực đô thị tỉnh Vĩnh Phúc: Ô nhiễm bụi, khí thải từ khu vực đô thị chủ yếu do các hoạt động giao thông vận tải, sử dụng nhiên liệu đun nấu của các cƣ dân,… Tuy nhiên mức độ ô nhiễm đáng kể nhất là khu vực triển khai các hoạt động thi công xây dựng hệ thống đƣờng giao thông và hạ tầng kỹ thuật.

Tác động do nƣớc thải sinh hoạt khu vực đô thị: Đối với các khu vực đô thị tập trung tỉnh Vĩnh Phúc (TP Vĩnh Yên, TX Phúc Yên), toàn bộ nƣớc thải đƣợc xử lý sơ bộ tại các hộ gia đình đƣợc thu gom theo hệ thống cống thoát nƣớc chảy về các lƣu vực sông, các hồ đầm tiếp nhận gây ra các vấn đề ô nhiễm môi trƣờng đáng kể đối với các khu vực này. Tại các thị trấn các huyện, lƣợng nƣớc thải nhỏ, chủ yếu là xả phân tán, tự thấm và chảy ra các nơi đất trũng, kênh mƣơng xung quanh thị trấn. Nƣớc thải đƣợc làm sạch tự nhiên. Các điểm dân cƣ nông thôn nƣớc thải sinh hoạt chƣa xử lý, xả phân tán, phần lớn thấm trong đất vƣờn và chảy theo các mƣơng hở ra các nơi trũng, ao, hồ trong làng, xã.

Vấn đề xã hội do tập trung hóa dân cƣ tại các KCN, đô thị: Khi thực hiện quy hoạch KT-XH đến 2020 và 2030, tình hình kinh tế- xã hội tỉnh Vĩnh Phúc sẽ thay đổi một cách mạnh mẽ, bao gồm tăng hoặc giảm một số yếu tố cơ bản, thể hiện tác động tích cực hoặc tiêu cực của quy hoạch. Sự chuyển hƣớng rõ rệt của tỉnh Vĩnh Phúc từ nền kinh tế nặng về nông nghiệp lúa nƣớc dần sang nền kinh tế công nghiệp

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hoá, tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho xã hội. Từ những phân tích trên và các chỉ số phát triển trong thời gian từ nay đến năm 2020, xu hƣớng biển đổi các điều kiện KT - XH của tỉnh Vĩnh Phúc theo hƣớng tích cực. Tuy nhiên, quá trình thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH cũng sẽ gây ra một số tác động tiêu cực về mặt KT - XH, đặc biệt đối với cộng đồng nông thôn, những xu hƣớng biến đổi mang tính tiêu cực về xã hội nhƣ các vấn đề: Ảnh hƣởng đến an ninh lƣơng thực; Thiếu việc làm và gia tăng thất nghiệp; Ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống cƣ dân đô thị, nông thôn; Phân hóa giàu nghèo.

Trên đây là một số vấn đề môi trƣờng quan trọng nhất có thể phát sinh do động lực phát triển KT-XH của tỉnh Vĩnh Phúc. Các vấn đề môi trƣờng này sẽ càng gia tăng trong giai đoạn CNH-HĐH với tốc độ tăng trƣởng kinh tế ngày càng cao của tỉnh. Do vậy đây là vấn đề cần đƣợc xem xét cụ thể trong đánh giá hiện trạng và tác động môi trƣờng trong quá trình đẩy mạnh CNH-HĐH.

3.3. Hiện trạng môi trường nước mặt lưu vực sông Lô đoạn chảy qua tỉnh Vĩnh Phúc

3.3.1. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước lưu vực Sông Lô

Xuất phát là một tỉnh thuần nông với 80% dân cƣ sống ở nông thôn, đến nay Vĩnh Phúc đã trở thành một trong những trung tâm phát triển kinh tế của cả nƣớc. Với chính sách mở cửa và tích cực thu hút đầu tƣ nguồn vốn trong nƣớc và ngoài nƣớc, Vĩnh Phúc đã có tốc độ tăng trƣởng rất nhanh, các ngành công nghiệp, nông nghiệp đều đƣợc quan tâm và chú trọng.

Công nghiệp phát triển nhanh chóng đã góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho ngƣời dân. Tốc độ đô thị hóa trên toàn tỉnh ngày càng tăng, mức sống cho ngƣời dân đƣợc cải thiện rõ rệt.

Đối với ngành nông nghiệp, cũng đã đƣợc quan tâm phát triển và đạt mức tăng trƣởng cao. Hiện nay, cơ cấu ngành đang dịch chuyển theo chiều hƣớng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng mạnh tỷ trọng chăn nuôi và thủy sản.

Cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa trên địa bàn tỉnh trong những năm qua cũng đã và đang gây ra những áp lực lớn về môi trƣờng. Ngƣời đông, đất chật, nuôi nhiều gia súc gia cầm, diện tích

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đất ở thu hẹp, thiếu quy hoạch, lƣợng chất thải gia tăng ngày càng nhiều... là những nguyên nhân chính làm suy giảm chất lƣợng môi trƣờng ngày càng nghiêm trọng đặc biệt là môi trƣờng nƣớc.

Theo thống kê những năm gần đây, ở Việt Nam, chúng ta có gần 80% loại bệnh tật có liên quan đến chất lƣợng nƣớc và vệ sinh môi trƣờng mà chủ yếu là do chất lƣợng nƣớc, nhiều nhất là các bệnh về đƣờng ruột, bệnh tả, bệnh thƣơng hàn... Ở nông thôn Việt Nam, tỷ lệ ngƣời nhiễm giun sán, giun đũa, giun móc... đƣợc sếp vào loại cao nhất thế giới.

Vĩnh Phúc vốn là tỉnh có nhiều hệ thống sông, suối bao quanh và nhiều đầm nội địa với trữ lƣợng nƣớc lớn. Dân cƣ thƣờng tập trung đông đúc gần các con sông, con suối vì đây sẽ là các thủy vực quan trọng trong việc cung cấp nƣớc cho các hoạt động sống của con ngƣời nhƣng đồng thời cũng là nơi tiếp nhận nguồn thải chính từ các hoạt động đó, do nhiều phong tục tập quán lạc hậu, mất vệ sinh đã và đang tồn tại trong dân cƣ nhƣ: sử dụng phân bón tƣơi bón ruộng, trồng rau, nuôi cá, các nhà xí đƣợc xả trực tiếp xuống các lƣu vực sông mà không qua quá trình xử lý đã gây nên sự ô nhiễm trầm trọng cho chất lƣợng môi trƣờng nƣớc ở các lƣu vực sông.

Sông Lô vốn là một lƣu vực sông lớn, chảy qua nhiều huyện của tỉnh vẫn chƣa chịu ảnh hƣởng của quá nhiều nguồn thải, đặc biệt là các nguồn thải công nghiệp, khả năng tự cân bằng của sông khá cao nên chất lƣợng nguồn nƣớc chƣa bị ô nhiễm nặng. Tuy nhiên, từ kết quả quan trắc 12 tháng vừa qua cho thấy, chất lƣợng nƣớc của lƣu vực sông Lô đang trên đà giảm xút, ngày càng xuất hiện nhiều các chất ô nhiễm hữu cơ đặc trƣng nhƣ: BOD5, COD, Coliform..., sông đang mất dần khả năng tự cân bằng và khả năng làm sạch, chất lƣợng nƣớc bắt đầu suy giảm.

Dựa vào đặc điểm của nguồn gây ô nhiễm, ta có thể chia nguồn gây ô nhiễm thành 3 nhóm chính:

- Nƣớc thải sinh hoạt - Nƣớc thải nông nghiệp - Nƣớc thải công nghiệp

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

a. Nƣớc thải sinh hoạt

Nƣớc thải sinh hoạt đƣợc hình thành trong quá trình sinh hoạt của con ngƣời, dựa vào nguồn gốc hình thành và để tiện cho việc thiết kế các công trình xử lý, nƣớc thải sinh hoạt đƣợc phân loại nhƣ sau:

- Nƣớc thải không chứa phân, nƣớc tiểu và các loại thực phẩm từ các thiết bị vệ sinh nhƣ: bồn tắm, chậu giặt, chậu rửa mặt. Loại nƣớc thải này chủ yếu chứa chất lơ lửng, các chất tẩy rửa. Nồng độ các chất hữu cơ trong loại nƣớc thải này thấp và thƣờng khó phân hủy sinh học, trong nguồn nƣớc thải này có nhiều tạp chất vô cơ.

- Nƣớc thải chứa phân, nƣớc tiểu từ các khu vệ sinh. Trong nƣớc thải tồn tại các loại vi khuẩn gây bệnh và dễ gây mùi hôi thối, hàm lƣợng các chất hữu cơ nhƣ: BOD5, coliform ... và các chất dinh dƣỡng thƣ nitơ, phôtpho cao. Các loại nƣớc thải này thƣờng gây nguy hại đến sức khỏe và dễ gây nhiễm bẩn nguồn nƣớc mặt.

- Nƣớc thải nhà bếp chứa dầu mỡ và phế thải thực phẩm từ nhà bếp, khu rửa bát. Nƣớc thải loại này cũng có chứa hàm lƣợng lớn là các chất hữu cơ nhƣ: BOD5, COD và các nguyên tố dinh dƣỡng khác.

Lƣợng nƣớc thải sinh hoạt phát sinh dao động trong phạm vi rất lớn, phụ thuộc nhiều vào điều kiện từng khu vực, quy mô khu dân cƣ, mức sinh hoạt và các thói quen của ngƣời dân. Ƣớc tính khoảng 80% lƣợng nƣớc đƣợc cấp cho một ngƣời trở thành nƣớc thải. Tại Việt Nam, định mức cấp nƣớc cho nông thôn thành thị là 80 - 120 lít/ngƣời/ngày.

Thành phần các chất ô nhiễm trong nƣớc thải sinh hoạt có thể tồn tại dƣới dạng các chất hòa tan, chất không tan (cặn dễ lắng, cặn lơ lửng...) cùng các thành phần gồm:

- Thành phần hữu cơ (52%) trong đó chủ yếu là các cacbonhydrat (CHO) nhƣ đƣờng, xenlulozơ; chất dầu mỡ (CHNO) nhƣ axit béo dễ bay hơi; chất đạm (CHOSP) nhƣ các axit amin, amoni và ure

- Thành phần vô cơ (48%): muối, kim loại....

Ngoài ra, còn có một lƣợng lớn các loại vi sinh vật là các virut, vi khuẩn gây bệnh, hai chỉ tiêu cơ bản, đặc trƣng cho thành phần các chất ô nhiễm trong nƣớc thải sinh hoạt là hàm lƣợng cặn lơ lửng (TSS) và nhu cầu oxy sinh học (BOD5).

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 3.5: Thành phần chất ô nhiễm trong nƣớc thải sinh hoạt

Thành phần chất ô nhiễm trong nƣớc thải sinh hoạt đƣợc biểu diễn theo hình 1.2: Theo tính toán của WHO cho các nƣớc đang phát triển, tải lƣợng chất ô nhiễm đƣợc đƣa vào môi trƣờng với các thông số đƣợc cho trong bảng 3.1:

Bảng 3.1: Tải lƣợng ô nhiễm trung bình trên đầu ngƣời theo WHO TT Thông số Định mức tải lƣợng ô

nhiễm (g/ngƣời/ngày)

Định mức tải lƣợng ô nhiễm trung bình

1 Nhu cầu oxy sinh hóa 45 – 54 50

2 Nhu cầu oxy hóa học 85 – 102 94

3 Chất rắn tổng số 170 – 220 195

4 Tổng chất rắn lơ lửng 70 – 145 107

5 Dầu mỡ 0 – 30 15

6 Tổng nitơ 6 – 12 9

7 Nitơ hữu cơ 2,4 - 4,8 3,6

8 Amoni 3,6 - 7,2 5,4

9 Tổng phôtpho 0,8 - 4,0 2,4

10 Tổng coliform 106 - 1010 (MPN/100ml) 108 (MPN/100ml)

(Nguồn: Kỹ thuật đánh giá nhanh môi trường - WHO 1996)

Các chất rắn Nƣớc thải sinh hoạt

Các chất vô cơ 25% cacbonhydrat 65% protein Các chất hữu cơ Nƣớc 99,9% 0,1% 10% các chất béo Cát Muố i Kim loại

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Vĩnh Phúc vốn là nơi tập trung dân cƣ đông đúc, trong khi đó cơ sở hạ tầng phát triển không theo kịp. Dân số tăng cùng với mức sống đƣợc tăng cao, lƣợng chất thải đƣợc thải ra môi trƣờng cũng từ đó tăng theo. Mặt khác, nhu cầu về nhà ở không đƣợc đáp ứng sẽ làm nảy sinh các khu nhà tạm mất vệ sinh, làm nảy sinh tình trạng ô nhiễm.

Hệ thống cấp nƣớc và thoát nƣớc còn rất đơn giản, chƣa đƣợc xây dựng quy mô đồng bộ. Hiện nay, nƣớc thải sinh hoạt của các khu dân cƣ, các cơ quan, nhà máy, bệnh viện trên địa bàn tỉnh đều đƣợc đổ trực tiếp vào các mƣơng thoát nƣớc mƣa, sau đó đƣợc thải ra các ao, hồ, các lƣu vực sông...

Một cuộc điều tra mới đây về tình hình vệ sinh môi trƣờng cho thấy rằng 52% dân cƣ nông thôn có phƣơng tiện vệ sinh môi trƣờng nói chung, song chỉ có 18% trong số đó đƣợc sử dụng nhà xí đạt tiêu chuẩn vệ sinh do Bộ Y tế ban hành. Cũng chỉ có 18% số hộ gia đình, 12% số trƣờng mẫu giáo, tiểu học, Trung học cơ sở, 37% trạm y tế xã có và đang sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, đạt các tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

Từ các thực trạng trên, nƣớc thải sinh hoạt đang tồn tại là một nguồn gây ô nhiễm rất lớn cho nguồn nƣớc mặt. Nƣớc thải đổ trực tiếp ra sông, suối làm ô nhiễm nguồn nƣớc mặt, rác thải xả bừa bãi, không đƣợc thu gom hằng ngày, gây mất vệ sinh môi trƣờng xung quanh, hiện tƣợng ô nhiễm môi trƣờng đang xảy ra ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh làm ảnh hƣởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt, đến sức khỏe của ngƣời dân. Vì vây, đòi hỏi cần phải sớm có các biện pháp khắc phục và giải quyết hữu hiệu nguồn nƣớc thải sinh hoạt này để nhằm làm giảm thiểu sự ô nhiễm chất lƣợng môi trƣờng đang ngày càng gia tăng trên địa bàn tỉnh.

b. Nƣớc thải nông nghiệp

Mặc dù là Tỉnh có tỷ trọng công nghiệp lớn song Vĩnh Phúc vẫn là tỉnh có ngành nông nghiệp phát triển, phần lớn dân số của tỉnh tham gia sản xuất nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu tập trung ở các khu vực nông thôn nhƣ các

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

huyện: Vĩnh Tƣờng, Yên Lạc, Lập Thạch... và hiện nay môi trƣờng ở các khu vực này ngày càng bị ô nhiễm nặng nề với nguyên nhân chính là do chất thải từ hoạt động chăn nuôi và trồng trọt ngày càng tăng mà không đƣợc thu gom, xử lý trƣớc khi thải ra môi trƣờng.

Nước thải trồng trọt

Nƣớc thải trồng trọt phát sinh chủ yếu từ lƣợng nƣớc tƣới hồi quy, nƣớc tƣới nông nghiệp cho chảy tràn tự nhiên và sau đó tập trung về hệ thống sông suối. Lƣợng nƣớc hồi quy này là rất lớn và từ đó chúng kéo theo một lƣợng rất lớn các chất ô nhiễm từ hoạt động bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật... Việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp nhằm mục đích tăng năng suất cây trồng, nhƣng bên cạnh đó nếu không biết cách sử dụng một cách hợp lý sẽ để lại các hậu quả nghiệm trọng cho môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời.

Hiện nay, tập quán sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của ngƣời dân nên dẫn đến việc sử dụng sai liều lƣợng (thƣờng liều lƣợng cao hơn rất nhiều), sử dụng sai chủng loại nên dẫn đến sự dƣ thừa, sự phản tác dụng và đặc biệt là gây nên sự ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng. Lƣợng phân bón, dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật bị rửa trôi vào nguồn nƣớc thƣờng rất độc hại đối với sinh vật thủy sinh, đặc biệt chúng là những chất rất bền vững về thời gian ngoài môi trƣờng.

Bên cạnh đó, sự quản lý của các cơ quan chức năng còn lỏng lẻo, chƣa chặt chẽ nên đã xảy ra nhiều trƣờng hợp cố tình lạm dụng để nâng cao năng suất vì mục đích kinh tế. Ƣớc tính toàn tỉnh sử dụng hơn 70.000 tấn/năm phân bón hóa học các

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng môi trường trong nước sông Lô đoạn chảy qua tỉnh Vĩnh Phúc và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước trên đoạn sông này (Trang 63 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)