4. Ý nghĩa của đề tài
3.1.2. Đặc điểm địa hình
Vĩnh Phúc có ba loại địa hình: Địa hình miền núi, địa hình vùng đồi và địa hình vùng đồng bằng.
a. Địa hình miền núi: Theo nguồn gốc hình thành và độ cao, địa hình miền núi chia làm 3 loại:
- Địa hình núi cao: Trong đó dãy núi Tam Đảo thuộc địa phận Vĩnh Phúc bắt đầu từ xã Đạo Trù (Tam Đảo) với chiều dài trên 30km, theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, với nhiều đỉnh cao trên 1.000m.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Địa hình núi thấp: Với diện tích rộng hàng chục km2, đại diện cho loại địa hình này là núi Sáng thuộc 2 xã Đồng Quế, Lãng Công (Sông Lô).
- Địa hình núi sót: Đây là một trục của nếp lồi khu vực có phƣơng Tây Bắc - Đông Nam nằm trên một trục, trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên và huyện Bình Xuyên.
b. Địa hình vùng đồi: Với độ cao từ 20-200m, với các dạng:
- Đồi xâm thực bóc mòn: Do quá trình phân cắt và bào mòn bởi nƣớc trên mặt đất ở những vùng núi cấu trúc dƣơng đƣợc nâng yếu.
- Đồi tích tụ: Đƣợc hình thành do quá trình tích tụ và xâm thực, phân bố ở các cửa suối lớn dƣới chân núi Tam Đảo nhƣ Đạo Trù, Tam Quan, Hợp Châu, Minh Quang (Tam Đảo), Trung Mỹ (Bình Xuyên).
- Đồi tích tụ bóc mòn: Tạo thành từ đồi tích tụ nhƣng bị bóc mòn . Dạng đồi này phổ biến ở ven sông Lô, đồi có dạng bát úp hoặc kéo dài, cấu tạo bởi các đá cát kết, sỏi kết…
c. Địa hình đồng bằng: Chiếm 40% diện tích toàn tỉnh, có bề mặt tƣơng đối bằng phẳng, căn cứ vào độ cao tuyệt đối, điều kiện tạo thành có thể chia đồng bằng Vĩnh Phúc thành 3 loại:
- Đồng bằng châu thổ: Là loại đồng bằng tích tụ liên quan đến quá trình lắng đọng trầm tích tại các cửa sông lớn. đồng bằng châu thổ Vĩnh Phúc phát triển từ sự bồi tụ của các sông Lô, sông Hồng, sông Phó Đáy và các sông suối ngắn từ dãy Tam Đảo.
- Đồng bằng trƣớc núi: Đƣợc kiến tạo do sự phá huỷ lâu dài của vùng núi, do sự bóc mòn, xâm thực của nƣớc mặt. So với đồng bằng châu thổ, đồng bằng trƣớc núi kém màu mỡ hơn.
- Các thung lũng, bãi bồi sông: Các thung lũng sông của Vĩnh Phúc là dạng địa hình âm, chiều dài gấp nhiều lần chiều rộng, đƣợc hình thành chủ yếu do tác động xâm thực của dòng chảy.