Hiện trạng các ngành và sản phẩm công nghiệp chủ yếu

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng môi trường trong nước sông Lô đoạn chảy qua tỉnh Vĩnh Phúc và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước trên đoạn sông này (Trang 60 - 62)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.2.2.1.Hiện trạng các ngành và sản phẩm công nghiệp chủ yếu

Theo niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010, số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có 14.673 cơ sở, trong đó có 14.356 cơ sở SX trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chiếm gần 98% số cơ sở trên địa bàn; Nhiều nhất là nhóm ngành CNCB NLS thực phẩm 10.642 cơ sở, tiếp đến nhóm ngành cơ khí, chế tạo, sắt thép có 1.367 cơ sở, nhóm ngành dệt may, da giầy và nhóm ngành SXVLXD có trên 1150 cơ sở, nhóm ngành SX điện, điện tử ít nhất có 3 cơ sở). Ngành công nghiệp khai thác có 315 cơ sở và ngành CN SX phân phối điện nƣớc có 2 cơ sở.

Giá trị sản xuất công nghiệp Vĩnh Phúc tập trung chủ yếu ở khu vực đông nam tỉnh giáp Hà Nội và dọc theo quốc lộ 2 từ Phúc Yên qua Bình Xuyên đến Vĩnh Yên. Thị xã Phúc Yên với các dự án lớn có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài của Toyota, Honda ... đóng góp hơn 80% giá trị sản xuất công nghiệp, tiếp đó là Thành phố Vĩnh Yên với 8,47%; huyện Bình Xuyên với 8,24%; huyện Vĩnh Tƣờng 1,23% còn các huyện khác đều ở dƣới mức 1% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh.

Các ngành công nghiệp chủ yếu của tỉnh bao gồm:

* Cơ khí, chế tạo (chiếm tỷ trọng gần 81,1% giá trị sản xuất công nghiệp

trên địa bàn năm 2008): đây là ngành phát triển nhanh nhất trong mấy năm qua, cùng với các địa phƣơng lân cận nhƣ Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên....bƣớc đầu hình thành trung tâm cơ khí chế tạo ở phía bắc tạo cơ sở cho việc phát triển sau này. Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010 tầm nhìn 2020 tập trung vào các ngành: dệt may, da giày, điện tử tin học, sản xuất và lắp ráp ôtô, cơ khí chế tạo…trong đó,

. Do đó trong giai đoạn 2011-2020, ngành cơ khí chế tạo sẽ còn giữ vai trò chủ đạo trong công nghiệp Vĩnh Phúc.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Ngành vật liệu xây dựng: đây là ngành công nghiệp có truyền thống của Vĩnh Phúc dựa trên nguồn nguyên liệu và tay nghề sẵn có của lực lƣợng lao động, giá trị sản xuất công nghiệp đứng thứ 2 sau cơ khí chế tạo (chiếm 7,68% GTSXCN trên địa bàn năm 2008). Theo quy hoạch phát triển thành phố Vĩnh Yên trở thành đô thị loại I vào năm 2020, ngành chế biến vật liệu xây dựng sẽ có nhiều cơ hội để tăng trƣởng nhanh.

* Ngành điện, điện tử đây là nhóm ngành còn chiếm tỷ trọng nhỏ bé trong giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn qua nhƣng với các dự án đầu tƣ của tập đoàn Compal, Hồng Hải (Foxconn)... đang tạo tiền đề cho phát triển và đóng góp giá trị sản xuất đáng kể trong giai đoạn tới. Cùng với bƣớc phát triển vũ bão của công nghệ thông tin, tốc độ đô thị hoá cao và các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đây sẽ là nhóm ngành tăng trƣởng nhanh và có tỷ trọng lớn trong giai đoạn 2020-2030.

* Ngành chế biến nông lâm sản thực phẩm hiện nay ngoài chế biến chè và một số nông phẩm khác, trên địa bàn tỉnh có đàn lợn, đàn gia cầm lớn có thể cung cấp nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến thịt cung cấp cho thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu, qua đó thúc đẩy phát triển chăn nuôi, trồng trọt, chế biến thức ăn gia súc, phân vi sinh... tuy chỉ chiếm gần 4,6% GTSXCN năm 2008 nhƣng là ngành thu hút nhiều lao động công nghiệp nhất hiện nay (gần 29,7% tổng số lao động công nghiệp năm 2008), giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm, sản xuất hàng hoá phục vụ nhu cầu thiết yếu của con ngƣời...

* Ngành dệt may, da giày là ngành thu hút nhiều lao động thứ hai trên địa bàn (hơn 25,3% lao động công nghiệp năm 2008) trong đó đại đa số là nữ (70- 80%), tuy đóng góp kinh tế không cao, giải quyết việc làm là chính, song có thể kết hợp với phát triển các ngành công nghiệp nặng, đảm bảo sự phát triển hài hoà kinh tế xã hội.

* Các ngành khác đều có tỷ trọng nhỏ dƣới 1% giá trị sản xuất công nghiệp và chƣa có khả năng gây đột biến về cơ cấu kinh tế trong giai đoạn 2011-2020.

Sản xuất công nghiệp đã góp phần quan trọng vào sự tăng trƣởng kinh tế của tỉnh, đáp ứng nhu cầu trong tỉnh về các loại sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ và mở rộng thị trƣờng ra ngoài tỉnh đối với một số sản phẩm.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng môi trường trong nước sông Lô đoạn chảy qua tỉnh Vĩnh Phúc và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước trên đoạn sông này (Trang 60 - 62)