Quá trình phát triển của mô hình DPSIR

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng môi trường trong nước sông Lô đoạn chảy qua tỉnh Vĩnh Phúc và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước trên đoạn sông này (Trang 40 - 106)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.7.2.Quá trình phát triển của mô hình DPSIR

D P S I R là kết quả của một quá trình nhiều năm đi sâu nghiên cứu, phân tích tình trạng môi trƣờng và các tác động của nó lên con ngƣời.

Từ những năm 1972, rồi 1982, 1992, 2002 qua các Hội nghị toàn cầu về môi trƣờng, rồi về môi trƣờng và phát triển bền vững nhiều tổ chức quốc tế và quốc gia đã xây dựng các báo cáo về tình trạng môi trƣờng S O E. Chữ S là chữ đầu trong

các báo cáo đó.

Tiếp đó các nhà nghiên cứu đã thấy rằng để hiểu rõ tình trạng môi trƣờng trong diễn biến động của nó thì cùng với S phải xem xét thêm áp lực P và đáp ứng R. Mô hình P S R đã là mô hình do UNEP khuyến cáo vận dụng trong những năm đầu thập kỷ 1990. Nhiều báo cáo tình trạng môi trƣơng và các bộ chỉ thị môi trƣờng của nhiều nƣớc và nhiều tổ chức quốc tế trong thời gian này đã vận dụng mô hình ấy. Báo cáo S O E của Việt Nam năm 2001 do Cục Môi trƣờng thực hiện với sự hợp tác của UNEP đã theo mô hình P S R này.

Sự phát triển mô hình không dừng lại đó. Trong những năm gần đây trong soạn thảo báo cáo tình trạng môi trƣờng cũng nhƣ xây dựng chỉ thị môi trƣờng mô hình D P S I R , nhƣ đã giải thích trên đây đã thay thế mô hình P S R.

Quá trình hình thành mô hình DPSIR thực chất là quá trình phát triển sự mong muốn hiểu biết đầy đủ về tình trang môi trƣờng. Quá trình này có thể biểu thị một cách đơn giản nhƣ ở hình 3 sau đây:

S P - S P - S- R P - S- I - R

D - P- S - I - R

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

áp lực trạng thái Đáp ứng t h ô n g t i n

Hoạt động Môi trƣờng và Tác nhân của ngƣời ô nhiễm Tài nguyên thiên nhiên đáp ứng

- Nông nghiệp - Không khí thông tin - Nhà nƣớc - Công nghiệp - Nƣớc - Hộ gia đình - Năng lƣợng tài nguyên - Đất đáp ứng - Xí nghiệp - HĐ khác - TN sinh học - Quốc tế

đ á p ứ n g

Hình 1.3. Mô hình PSR của OECD

1.7.3. Áp dụng mô hình D P S I R trong xây dựng các chỉ thị môi trường

Mô hình D P S I R đƣợc vận dụng trong biên soạn báo cáo hiện trạng môi trƣờng cũng nhƣ trong xây dựng các chỉ thị môi trƣờng.

Thí dụ để hiểu rõ tình trạng ô nhiễm không khí tại một địa bàn cần xây dựng xây dựng các CTMT về ô nhiễm không khí. Các chỉ thị này cho phép hiểu rõ nguyên nhân sâu xa gây ô nhiễm, áp lực tạo ô nhiễm, tình trạng ô nhiễm, tác động của ô nhiễm đối với ngƣời và đánh giá hiệu quả của các đáp ứng của xã hội với tình trạng ô nhiễm này. Cụ thể cần có:

Chỉ thị về động lực: Các chỉ thị này mô tả các yếu tố động lực nhƣ gia tăng dân số, phát triển năng lƣợng, giao thông, dịch vụ, hoạt động của các hộ gia đình.

Chỉ thị về áp lực : Các chỉ thị này mô tả mức độ phát thải các khí CO, NO2, SO2, Pb, O3, bụi lơ lững, bụi 10 pm ... từ các lĩnh vực phát triển nêu trên.

Chỉ thị về trạng thái môi trƣờng: các chỉ thị này trình bày tình trạng môi trƣờng không khí quan trắc so sánh với các tiêu chuẩn môi trƣờng đã quy định.

Chỉ thị về tác động: các chỉ thị này mô tả các tác động của tình trạng ô nhiễm nêu trên đối với sức khỏe và các hoạt động sinh sống và sản xuất của con ngƣời.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chỉ thị về đáp ứng: các chỉ thị này mô tả các biện pháp xã hội con ngƣời đã thực hiện để giảm bới các tác động tiêu cực nhƣ hạn chế xả thải, nâng cao hiệu suất sản xuất năng lƣợng, thực hiện các biện pháp pháp chế, giáo dục nâng cao nhận thức của mọi ngƣời.

Đã có nhiều nghiên cứu dựa trên mô hình DPSIR về xây dựng bộ chỉ thị, đó là các loại chỉ thị đói nghèo, sinh kế, chỉ thị kinh tế, nông lâm nghiệp... Trong lĩnh vực môi trƣờng, mô hình DPSIR đƣợc ứng dụng để xây dựng bộ chỉ thị giúp việc quy hoạch, quản lý môi trƣờng có hiệu quả hơn. Giáo sƣ Lê Thạc Cán, Viện Môi trƣờng và phát triển bền vững đã xây dựng phƣơng pháp luận về xây dựng bộ chỉ thị môi trƣờng dựa trên mô hình DPSIR (tháng 01/2005), đã nêu tổng quan về nội dung DPSIR, quá trình hình thành và hƣớng dẫn xây dựng bộ chỉ thị môi trƣờng. Giáo sƣ Tiến sỹ khoa học Phạm Ngọc Đăng (1/2005) đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Xây dựng chỉ thị môi trƣờng đói với lĩnh vực ô nhiễm không khí theo mô hình DPSIR”, đã nêu lên những trở ngại khó khăn khi áp dụng phƣơng pháp luận xây dựng chỉ thị không khí theo EU vào Việt Nam và đề xuất phƣơng pháp luận xác định các chỉ thị môi trƣờng không khí ở Việt Nam. Nghiên cứu của Tiến sỹ Chế Đình Lý, Viện Môi trƣờng và Tài nguyên - Đại học quốc gia Hồ Chí Minh về “ Hệ thống chỉ thị và chỉ số môi trƣờng để đánh giá và so sánh hiện trạng môi trƣờng giữa các thành phố trên lƣu vực sông” (2006) là phƣơng pháp luận hƣớng dẫn việc xây dựng chỉ thị môi trƣờng và từng thông số của mô hình DPSIR, báo cáo đã đƣa ra lộ trình xây dựng và gợi ý cho một số chỉ thị môi trƣờng cấp tỉnh thành và hƣớng xây dựng bộ chỉ thị cho lƣu vực sông Sài Gòn Đồng Nai.

Rất nhiều nghiên cứu đang ứng dụng mô hình DPSIR để xây dựng bộ chỉ thị môi trƣờng cho địa phƣơng mình, vì tính hiệu quả của phƣơng pháp này nêu mô hình DPSIR đang ngày càng đƣợc ứng dụng rộng rãi ở Vịêt Nam.

Một trong những ứng dụng phổ biến nữa của mô hình DPSIR là áp dụng vào việc xây dựng báo cáo Hiện trạng môi trƣờng. Việc sử dụng mô hình DPSIR để xây dựng báo cáo Hiện trạng môi trƣờng đã đƣợc xây dựng trong thông tƣ 08/2010/TT- BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, sử dụng mô hình DPSIR để đánh giá hiện trạng môi trƣờng có hai lợi ích:

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Đánh giá đƣợc hiện trạng môi trƣờng một cách trung thực

- Có khả năng dự báo đƣợc xu thế diễn biến môi trƣờng trong tƣơng lai. Các báo cáo hiện trạng môi trƣờng quốc gia từ năm 2005 về: các tác động của hoạt động phát triển kinh tế; HTTM nƣớc 3 lƣu vực sông Cầu - Nhuệ - Đáy, hệ thống sông Đồng Nai, môi trƣờng không khí đô thị Việt Nam; môi trƣờng làng nghề Việt Nam; môi trƣờng khu công nghiệp Việt Nam đều đƣợc xây dựng dựa trên mô hình DPSIR.

Bảng 1.3: Các ƣu nhƣợc điểm của các mô hình áp dụng trong lập báo cáo HTMT cấp quốc gia, ngành địa phƣơng

TT Các vấn đề môi trƣờng

Khả năng cung cấp thông tin Mô hình S Mô hình PSR Mô hình DPSIR 1 Nguyên nhân dẫn đến các vấn đề môi trƣờng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhiệm vụ SX-KD, an ninh - quốc phòng của Bộ, ngành, địa phƣơng - Kế hoạch phát triển Không có hoặc không chi tiết Không có hoặc không chi tiết Không chi tiết Không chi tiết Chi tiết Chi tiết 2 Các áp lực dẫn đến hiện trạng môi trƣờng - Áp lực do yếu tố tự nhiên - Áp lực do hoạt động của bộ, ngành, địa phƣơng Có, không chi tiết Không có hoặc không chi tiết Có, chi tiết Có, chi tiết Có, chi tiết Có, chi tiết 3 Hiện trạng các thành phàn môi trƣờng - Khí hậu, khí tƣợng - Thuỷ văn - Chất lƣợng, ô nhiễm nƣớc - Chất lƣợng, ô nhiễm không khí - Chất lƣợng, ô nhiễm đất - Tài nguyên sinh vật - Kinh tế - Xã hội Có, chi tiết Có, chi tiết Có, chi tiết Có, chi tiết Có, chi tiết Có, chi tiết Không có Không có Có, chi tiết Có, chi tiết Có, chi tiết Có, chi tiết Có, chi tiết Có, chi tiết Có, không chi tiết Có, không chi tiết Có, chi tiết Có, chi tiết Có, chi tiết Có, chi tiết Có, chi tiết Có, chi tiết Có, không chi tiết Có, không chi tiết

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TT Các vấn đề môi trƣờng

Khả năng cung cấp thông tin Mô hình S Mô hình

PSR

Mô hình DPSIR

4 Các tác động do đặc điểm HTMT gây ra đối với tài nguyên, con ngƣời và hoạt động của bộ, ngành, địa phƣơng - Tác động đến tài nguyên - Tác động đến sức khoẻ - Tác động đến trang thiết bị - Tác động đến hoạt động SX-KD, an ninh quốc phòng Không có (hoặc không chi tiết) Không có (hoặc không chi tiết) Có, chi tiết

5 Các biện pháp dự phòng, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trƣờng - Các chính sách, pháp luật - Các biện pháp quản lý - Các biện pháp khoa học - Các biện pháp kỹ thuật

- Các phong trào - Sự tham gia của cộng đồng

Không có 9hoặc không chi tiết)

Có, chi tiết Có, chi tiết

Nguồn: Lê Trình(2007), Đề tài “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng báo cáo HTMT quân sự”

Ƣu điểm và nhƣợc điểm của mô hình DPSIR:

Ƣu điểm: Mô hình DPSIR có khả năng cung cấp đầy đủ các thông tin về

nguồn gốc, xu hƣớng, áp lực, đặc điểm môi trƣờng và các giải pháp BVMT. Trong khi đó, 2 mô hình S và PSR không có khả năng này. Mô hình DPSIR không chỉ phục vụ tốt cho các cấp lãnh đạo mà còn cho dân chúng, trong nhận thức và hành động BVMT.

Nhƣợc điểm: Để thực hiện tốt mô hình DPSIR cần:

- Lực lƣợng cán bộ chuyên sâu về khoa học và công nghệ môi trƣờng đủ về số lƣợng và trình độ.

- Kinh phí và thời gian nghiên cứu đủ lớn.

- Sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị thực hiện nghiên cứu, lập báo cáo HTMT và đơn vị đƣợc khảo sát về môi trƣờng.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Chất lƣợng nƣớc mặt Sông Lô đoạn chảy qua tỉnh Vĩnh Phúc.

2.1.2. Phạm vi nghiêm cứu

Môi trƣờng nƣớc mặt Sông Lô đoạn chảy qua tỉnh Vĩnh Phúc.

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu

Trên tổng chiều dài hơn 34km của sông Lô đoạn chảy qua địa phận tỉnh Vĩnh phúc, qua khảo sát đánh giá đặc điểm của vị trí lấy mẫu là phải có tính đại diện cao cho chất lƣợng nƣớc tại vị trí lấy mẫu và lân cận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2. Thời gian nghiên cứu

Lấy mẫu trong thời gian 12 tháng, mỗi vị trí lấy 1 mẫu tổ hợp (gồm 3 mẫu trắc ngang dòng chảy hợp thành), lấy 2 lần/tháng, tổng cộng là 96 mẫu.

Thời gian lấy mẫu từ 15/9/2011 đến 25/8/2012.

Viết báo cáo tổng hợp từ tháng 9/2012 đến tháng 03/2013.

2.3. Nội dung nghiên cứu

Đánh giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc mặt Sông Lô đoạn chảy qua tỉnh Vĩnh Phúc theo mô hình Động lực - Áp lực - Trạng thái - Tác động - Đáp ứng (DPSIR). Cụ thể:

1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc

2. Sức ép của kinh tế - xã hội lên môi trƣờng nƣớc sông Lô đoạn chảy qua tỉnh Vĩnh Phúc.

3. Đánh giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc mặt sông Lô đoạn chảy qua tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012.

4. Đánh giá mức độ tác động đến môi trƣờng nƣớc sông - Đánh giá mức độ tác động đến sinh hoạt

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Đánh giá mức độ tác động đến hệ sinh thái

5. Các giải pháp để bảo vệ môi trƣờng nƣớc sông Lô

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Các phƣơng pháp sử dụng để thực hiện đề tài gồm có:

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:

Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp là phƣơng pháp phổ biến thƣờng đƣợc dùng khi nghiên cứu một đề tài. Đây là phƣơng pháp tham khảo tài liệu có sẵn liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Phƣơng pháp này là phƣơng pháp truyền thống nhanh và hiệu quả. Với phƣơng pháp này có thể áp dụng nghiên cứu các thông tin sau:

- Các thông tin điều kiện tự nhiên, đặc điểm dòng chảy, đặc điểm kinh tế xã hội, sự phát triển các ngành nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ của tỉnh Vĩnh Phúc.

- Các số liệu quan trắc, phân tích chất lƣợng nƣớc sông Lô năm 2012.

2.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa, lấy mẫu, phân tích mẫu

Mẫu nƣớc sau khi đƣợc lấy sẽ đƣợc bảo quản theo đúng các quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành và chuyển về phân tích tại phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS.

- Khảo sát và lựa chọn vị trí lấy mẫu

Trên tổng chiều dài hơn 34km của sông Lô đoạn chảy qua địa phận tỉnh Vĩnh phúc, qua khảo sát đánh giá đặc điểm của vị trí lấy mẫu là phải có tính đại diện cao cho chất lƣợng nƣớc tại vị trí lấy mẫu và lân cận.

Mẫu đƣợc lấy tại 4 điểm dọc theo sông Lô bắt đầu từ điểm đầu chảy vào địa phận Vĩnh Phúc và điểm cuối tại hạ lƣu thành phố Việt Trì trƣớc khi đổ ra sông Hồng.

Các vị trí lấy mẫu cụ thể nhƣ sau:

Điểm 1 (Ký hiệu mẫu là A-1 đến A-24):

Toạ độ:

N: 21030.465’ E: 105019.564’

Vị trí bắt đầu chảy vào địa giới Vĩnh Phúc tại bến đò Phan Lƣơng, kilômét số 0 (KM0) thuộc địa phận xã Bạch Lƣu - huyện Sông Lô, vị trí này tiếp giáp với xã Lâm Xuyên - huyện Sơn Dƣơng - tỉnh Tuyên Quang.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Điểm 2 (Ký hiệu mẫu là B-1 đến B-24): (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Toạ độ

N: 21023,866’ E: 105023,826’

Vị trí tại Phà Then thuộc địa phận xã Nhƣ Thuỵ - huyện Sông Lô. Điểm này lân cận khoảng cách 15km (gần KM15) tính từ điểm 1.

Điểm 3 (Ký hiệu mẫu là C-1 đến C-24):

Toạ độ

N: 21017.885’ E:105027.079’

Vị trí tại điểm đặt cửa lấy nƣớc của nhà máy nƣớc Việt Xuân thuộc địa phận xã Việt Xuân - huyện Vĩnh Tƣờng và tiếp giáp với xã Sơn Đông - huyện Lập Thạch.

Điểm 4 (Ký hiệu mẫu là D-1 đến D-24):

Toạ độ

N: 21017.560’ E:105026.163’

Vị trí tại Hạ lƣu thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ trƣớc khi đổ ra sông Hồng, vị trí này còn đƣợc gọi là Ngã Ba Hạc, thuộc địa phận Phƣờng Bạch Hạc thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ.

- Tần suất lấy mẫu:

Lấy mẫu trong thời gian 12 tháng, mỗi vị trí lấy 1 mẫu tổ hợp (gồm 3 mẫu trắc ngang dòng chảy hợp thành), lấy 2 lần/tháng, tổng cộng là 96 mẫu.

- Mẫu tổ hợp:

Để đảm bảo tính đại diện của mẫu phân tích, mẫu lấy tại mỗi điểm đƣợc tổ hợp từ 3 mẫu lấy theo trắc ngang dòng chảy hợp thành. Mỗi mẫu đƣợc lấy ở độ sâu 30cm đến 50cm tính từ mặt nƣớc.

01 mẫu lấy tại hữu ngạn cách bờ 10m, lấy 3lít mẫu; 01 mẫu lấy tại giữa dòng, lấy 3lít mẫu;

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trộn 3 mẫu trên vào một thành 9 lít mẫu. Sau đó trộn đều và lấy ra 3 lít mẫu, bảo quản và đem phân tích.

Sơ đồ lấy mẫu tổ hợp trắc ngang dòng chảy nhƣ sau:

Hình 2.1: Sơ đồ lấy mẫu tổ hợp trắc ngang dòng chảy

-Ký hiệu mẫu và tiến độ thực hiện:

Ngày lấy mẫu Điểm 1 Điểm 2 Điểm 3 Điểm 4

15-9-2011 A-1 B-1 C-1 D-1 25-9-2011 A-2 B-2 C-2 D-2 10-10-2011 A-3 B-3 C-3 D-3

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng môi trường trong nước sông Lô đoạn chảy qua tỉnh Vĩnh Phúc và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước trên đoạn sông này (Trang 40 - 106)