3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY
4.3.1. Phân tích doanh số cho vay của ngân hàng qua 3 năm
Trong những năm gần đây, ngân hàng đã xác định khách hàng mục tiêu của mình để nâng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng thương mại cổ phần khác, nên đã sử dụng triệt để để cho vay. Doanh số cho vay của ngân hàng tăng mạnh qua các năm, nhất là năm 2007. Thông qua những khách hàng của mình, thương hiệu và uy tín của ngân hàng trên thị trường ngày một cao lên.
GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh 39 SVTH: Huỳnh Tấn Tính
Hình 5 Tình Hình Cho Vay Của Ngân Hàng Qua 3 Năm
Năm 2005 là 414.163 triệu đồng, năm 2006 tăng 600.426 triệu và đến năm 2007 tăng vọt lên 1.171.630 triệu đồng, do nhiều khách hàng biết đến ngân hàng và đến ngân hàng xin giao dịch, thể hiện được tên tuổi của ngân hàng ngày càng
đi sâu vào người dân hơn, nhưng năm 2007 cho vay tăng vọt có thể ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng, như vượt ngồi khả năng kiểm sốt; thiếu
lực lượng cán bộ giám sát khách hàng, bên cạnh đó ngân hàng không ngừng mởi rộng mạng lưới để tăng khả năng cạnh tranh trên địa phương và quản bá thương hiệu mình, cụ thể:
a. Phân tích tình hình cho vay theo thành phần kinh tế.
Bảng 7 TÌNH HÌNH CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
Đơn vị tính: triệu đồng
Thành phần kinh tế 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 T(%)
Doanh nghiệp tư nhân 24.063 44.120 270.130 20.057 226.010 206,64
kinh tế cá thể 390.100 545.250 830.350 155.150 285.100 45,60
Ngành khác - 11.056 71.150 11.056 60.094 233,14
Tổng cộng 414.163 600.426 1.171.630 186.263 571.204 65,41
Nguồn: phòng kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long “T” là tốc độ tăng trưởng bình qn qua các năm.
“ - “là khơng có số liệu. 414,163 600,426 1,171,630 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 2005 2006 2007 năm tr . đ
GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh 40 SVTH: Huỳnh Tấn Tính Trong cho vay theo thành phần kinh tế, thì cho vay kinh tế cá thể là chủ yếu và đây lại là khách hàng mục tiêu của ngân hàng, còn doanh nghiệp tư nhân và khác chiếm tỉ trọng nhỏ trong doanh mục cho vay.
Hình 6 Tình Hình Cho Vay Theo Thành Phần Kinh Tế Của Ngân Hàng
2005 2006 2007
Cho vay kinh tế cá thể tăng mạnh qua các năm: năm 2005 là 390.100 triệu
đồng, năm 2006 tăng 545.250 triệu đồng tăng so với năm 2005 là 155.150 triệu đồng và đến năm 2007 tăng vọt lên 830.350 triệu đồng và chúng tăng so với
2006 là 285.100 triệu đồng, là do:
+ Tỉnh Kiên Giang khơng có những khu cơng nghiệp, chủ yếu là hộ kinh doanh cá thể, gần đây do xu hướng thị trường và chính sách khuyến khích của
nhà nước và của tỉnh nên các hộ kinh tế cá thể mạnh dạng vay vốn của ngân hàng
đầu tư sản xuất kinh doanh.
+ Hồ sơ vay vốn đơn giản tiết kiệm thời gian cho bà con, cán bộ tín dụng nhiệt tình với bà con.
Tuy nhiên, kiên giang vẫn là một tỉnh có thu nhập chưa cao thu nhập bình quân 699 USD/người/năm (2007) và nó mới chuyển mình trong những năm gần
đây, mà những hộ kinh tế cá thể đang đầu tư vào những lĩnh vực thị trường đang
nóng lên như ni tôm sú, nuôi cá tai tượng để xuất khẩu, trồng rau sạch, kinh doanh thép, ….nhưng lại chưa có kinh nghiêm trong sản xuất nên chứa đựng
nhiều rủi ro tín dụng trong việc sử dụng vốn của khách hàng.
Song song với cho vay kinh tế cá thể, ngân hàng dần dần quan tâm đến cho vay doanh nghiệp tư nhân, giá trị cho vay tăng qua các năm: năm 2005 là 24.063 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh 41 SVTH: Huỳnh Tấn Tính triệu đồng, năm 2006 tăng lên 44.120 triệu đồng tăng so với năm 2005 là 20.057 triệu đồng và đến năm 2007 tăng mạnh lên 270.130 triệu đồng tăng so với năm
2006 là 226.010 triệu đồng. Nguyên nhân là theo chính sách phát triển của nhà nước hàng lọt doanh nghiệp vừa và nhỏ thành lập, chỉ trong năm 2007 có gần 600 doanh nghiệp thành lập và mở chi nhánh ở Kiên Giang, do vậy mà nhu cầu vốn tăng mạnh. Đây là cơ hội cũng là thách thức đối với ngân hàng, vì đa số các doanh nghiệp mới thành lập, tình hình tài chính chưa lành mạnh cơng việc kinh doanh chưa đi vào ổn định, nếu cho vay thì ngân hàng chỉ căn cứ vào tài sản thế chấp khi đó sẽ mang đến cho ngân hàng nhiều rủi ro trong hoạt động tín dụng, cịn nếu khơng cho vay thì ngân hàng sẽ mất khách hàng.
b. Phân tích tình hình cho vay theo loại hình kinh tế của ngân hàng
Nước ta là nước nông nghiệp nên trồng lúa nước và chăn nuôi là chủ yếu mạnh nhất là ở Đồng Bằng Sơng Cửu Long, trong đó có Kiên Giang có tới 66% diện tích làm nơng nghiệp. Bên cạnh đó, loại hình thương mại dịch vụ cũng được quan tâm nhiều, do chính sách phát triển và nguồn tài nguyên ở Kiên Giang cho phép phát triển cụ thể:
Cho vay theo loại hình kinh tế tăng qua các năm, trong đó cho vay nơng
nghiệp là chủ yếu, nó tăng qua các năm mạnh nhất là năm 2007, kế tiếp đó là loại hình thương mại dịch vụ cũng tăng nhanh.
Bảng 8 TÌNH HÌNH CHO VAY THEO LOẠI HÌNH KINH TẾ
Đơn vị tính : triệu đồng
Loại hình kinh tế 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 T(%)
Nông nghiệp 241.500 291.250 550.350 49.750 259.100 42,81
Thương mại - dịch vụ 102.106 210.050 410.150 107.944 200.100 100,35
Cho vay tiêu dùng 45.063 60.060 110.100 14.997 50.040 52,66
Khác 25.494 39.066 101.030 13.572 61.964 91,89
Tổng cộng 414.163 600.426 1.171.630 186.263 571.204 65,41
Nguồn: phòng kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long “T” là tốc độ tăng trưởng bình quân qua các năm.
Loại hình nơng nghiệp năm 2005 là 241.500 triệu đồng, năm 2006 tăng nhẹ lên 291.250 triệu đồng tăng so với năm 2005 là 49.750 triệu đồng và đến năm
GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh 42 SVTH: Huỳnh Tấn Tính 2007 tăng vọt lên 550.350 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 259.100 triệu đồng. Nguyên nhân là do tên tuổi của ngân hàng trở nên thân thuộc với khách
hàng, ngân hàng chú trọng đến nhóm khách hàng này nhiều hơn, do khả năng về vốn và loại hình hoạt động chỉ cho phép nó phát triển mạnh loại hình này.
Hình 7 Tình Hình Cho Vay Theo Loại Hình Kinh Tế Của Ngân Hàng.
2005 2006 2007
Ta thấy khách hàng đến ngân hàng giao dịch ngày càng tăng, mà chủ yếu là khách hàng làm nông nghiệp, nhưng ở ngành nông nghiệp sản xuất thường theo kiểu truyền thống nên năng suất mang lại không cao, thêm vào đó vừa rồi xuất hiện bệnh ở lúa, gia súc, gia cầm, làm cho người dân có thể khơng có tiền trả cho ngân hàng, để trả được cho ngân hàng họ phải đi vay nóng bên ngồi sau khi trả nợ xong họ lại tiếp tục vay ngân hàng để trả nợ, xuất hiện tình trạng đảo nợ làm cho các món vay đó có thể gặp rủi ro. Thêm vào đó một số khu vực của Kiên
Giang bị nhiểm mặn và phèn nặng nên năng suất không cao, hiệu quả sử dụng vốn thấp.
Bên cạnh loại hình nơng nghiệp, ngân hàng đã bắt đầu quan tâm đến cho
vay loại hình thương mai dịch vụ, do đó mà nó cũng tăng lên qua các năm: năm 2005 là 102106 triệu đồng, năm 2006 tăng lên là 210050 triệu đồng tăng so với năm 2005 là 107.944 triệu đồng và đến năm 2007 cũng lại tăng là 410150 triệu
đồng tăng so với năm 2006 là 200.100 triệu đồng . Đây là một lại hình phát triển
mạnh ở các nước phát triển nhưng đối với nước ta đây lại là loại hình mới, nó đang được nhà đầu tư và nhà nước quan tâm nhiều, ở Kiên Giang loại hình này đang có tiềm năng phát triển, nhất là thành phố biển ở thành phố Rạch Giá, du
GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh 43 SVTH: Huỳnh Tấn Tính lịch ở Phú Quốc, Hà Tiên…Tuy nhiên đây là loại hình mới nó cũng chứa đựng nhiều rủi ro như sự cạnh tranh mạnh mẽ trong loại hình thương mại dịch vụ trong bước đường hội nhập WTO, hầu hết các nhà đầu tư vào những lĩnh vực này chưa có nhiều kinh nghiệm, học hỏi của nước ngoài hay chỉ ăn theo khi thấy người ta làm ăn có hiệu quả.
Bên cạnh đó, cho vay loại hình tiêu dùng ngày càng tăng nhưng nó chiếm giá trị nhỏ trong cho vay: Năm 2005 là 45.063 triệu đồng, năm 2006 là 60.060 triệu đồng đồng tăng so với năm 2005 là 14.997 triệu đồng và đến năm 2007 tăng lên tới 110.100 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 50.040 triệu đồng. thông
thường vốn cho vay để sản xuất thì hiệu quả hơn so với tiêu dùng, đối với những người thu nhập ổn định thì khơng nói, nhưng đối với khoản mục này cho những người có thu nhập khơng ổn định hay có thu nhập thấp thì rủi ro tín dụng rất lớn.
Ta thấy tình hình cho vay so với tổng tài sản lại giảm xuống qua các năm, phản ánh khả năng quay vòng tài sản của ngân hàng để cho vay ra công chúng giảm xuống.
Bảng 9 TÌNH HÌNH CHO VAY SO VỚI TỔNG TÀI SẢN
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2005 2006 2007
Cho vay Triệu đồng 414.163 600.426 1.171.630 Tổng tài sản Triệu đồng 376.824 827.261 2.200.856
Cho vay / tổng tài sản lần 1,09 0,73 0,53
Nguồn: phòng kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long
Cụ thể: năm 2005 là 1,09 lần, năm 2006 giảm xuống còn 0,73 lần và năm 2007 lại giảm xuống còn 0,53 lần. Nguyên nhân là do vốn điều lệ không ngừng tăng lên, khả năng giám sát hay quản lý của ngân hàng không cân đối với chúng, tạo cho ngân hàng có nhiều rủi ro trong việc sử dụng vốn. Bên cạnh đó, cho thấy ngân hàng cịn chưa chủ động tìm kiếm khách hàng, chưa tận dụng hết nguồn lực sẵn có của mình.
GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh 44 SVTH: Huỳnh Tấn Tính