Phân tích doanh số dư nợ cho vay

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đánh giá và phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng tmcp kiên long chi nhánh rạch giá (Trang 44 - 49)

3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:

4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY

4.3.2. Phân tích doanh số dư nợ cho vay

Song song với doanh số cho vay, dư nợ tại ngân hàng cũng tăng qua các năm và tăng mạnh nhất vẫn là 2007: Năm 2005 là 331.500 triệu đồng, năm 2006 tăng lên 602.124 triệu đồng tăng so với năm 2005 là 270.624 triệu đồng và năm 2007 lại tăng 1.351.742 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 749.618 triệu đồng.

Hình 8 Tình Hình Dư Nợ Của Ngân Hàng Qua 3 Năm

a. Phân tích tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế của ngân hàng.

Trong dư nợ theo thành phần kinh tế thì dư nợ của thành phần kinh tế cá thể là chủ yếu, nó tăng liên tục qua các năm, còn dư nợ của doanh nghiệp tư nhân không đáng kể.

Bảng 10 DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG

Đơn vị tính : triệu đồng

Thành phần kinh tế 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 T(%)

Doanh nghiệp tư nhân 43.384 97.308 258.896 53.924 161.588 145,17

kinh tế cá thể 250.232 412.556 839.952 162.324 427.396 84,23 Ngành khác 37.884 92.258 252.894 54.374 160.636 158,82 Tổng cộng 331.500 602.124 1.351.742 270.624 749.618 103,06 331500 602124 1351742 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 1600000 2005 2006 2007 năm tr . đ

GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh 45 SVTH: Huỳnh Tấn Tính

Nguồn: phịng kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long “T” là tốc độ tăng trưởng bình quân qua các năm

Tình hình dư nợ của thành phần kinh tế cá thể tăng qua các năm: năm 2005 là 250.232 triệu đồng, năm 2006 là 412.556 triệu đồng tăng so với năm 2005 là 162.324 triệu đồng và đến năm 2007 lại tăng 839.952 triệu đồng tăng lên so với năm 2006 là 427.396 triệu đồng.

Nguyên nhân năm 2007 mạng lưới hoạt động của ngân hàng mở rộng ra một số huyện khác của Kiên Giang như Phú Quốc, Kiên Lương và mở thêm phòng giao dịch ở Tân Hiệp và một số thành phố như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phịng, Cần Thơ … Cho nên người dân biết đến ngân hàng ngày càng nhiều và ngân hàng lại có mức lãi suất đầu ra tuy cao nhưng phù hợp với người dân, hồ sơ tín dụng cũng khá đơn giản nhanh và gọn, cán bộ tín dụng lại nhiệt tình hướng dẫn.

Nhìn chung, dư nợ cho vay của thành phần kinh tế cá thể chứa dựng nhiều rủi ro do mạng lưới phát triển mạnh trong tỉnh nhưng chưa vươn ra ngoài tỉnh, trong khi đó Kiên Giang vừa qua xuất hiện một số biến cố như dịch cúm gia cầm, một số dịch bệnh trên lúa, lũ lụt, hạn hán ở một số địa phương trong tỉnh, ảnh

hưởng khả năng trả nợ của hộ kinh doanh cá thể. Thêm vào đó trình độ dân trí ở Kiên Giang còn thấp nên việc học hỏi kỹ thuật tiên tiến hay mơ hình mới trong sản xuất gặp rất nhiều khó khăn. Cho nên hiệu quả sử dụng vốn của kinh tế cá thể không cao.

Đối với dư nợ của doanh nghiệp tư nhân cũng tăng qua các năm nhưng

chiếm giá trị không lớn trong dư nợ, cụ thể năm 2005 là 43.384 triệu đồng, năm 2006 tăng 97.308 triệu đồng tăng so với năm 2005 là 53.924 triệu đồng và năm 2007 tăng lên 258.896 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 161.588 triệu đồng. Là do, đây là thành phần kinh tế mới mẽ đối với ngân hàng cho nên ngân hàng chưa có sự quan tâm nhiều, loại hình hoạt động của ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu hoạt động của các doanh nghiệp trong việc cung cấp vốn và thanh toán cho các doanh nghiệp. Sang 2007 ngân hàng vừa mới chuyển loại hình hoạt động từ ngân hàng nơng thơn lên ngân hàng đô thị, nên đây chỉ là khách hàng tiềm năng Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh 46 SVTH: Huỳnh Tấn Tính của ngân hàng trong tương lai và nó sẽ trở thành khách hàng mục tiêu của ngân hàng trong năm 2008.

b. Dư nợ cho vay theo loại hình kinh tế

Dư nợ theo loại hình kinh tế cũng phân bố không đồng đều, chúng tăng

giảm qua các năm, trong đó dư nợ theo loại hình thương mại dịch vụ tăng mạnh

nhất.

Gần đây loại hình thương mại dịch vụ được quan tâm nhiều năm 2005 là 87.764 triệu đồng, năm 2006 tăng lên 162.806 triệu đồng tăng so với năm 2005 là 75.042 triệu đồng và đến năm 2007 tăng 480.415 triệu đồng tăng so với năm

2006 là 317.609 triệu đồng cụ thể:

Bảng 11 TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO LOẠI HÌNH KINH TẾ

Đơn vị tính : triệu đồng

Loại hình kinh tế 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 T(%)

Nông nghiệp 126.762 219.906 393.485 93.144 173.579 76,21

Thương mại - dịch vụ 87.764 162.806 480.415 75.042 317.609 140,29

Cho vay tiêu dùng 67.512 119.716 213.429 52.204 93.713 77,80

Khác 49.462 99.696 264.413 50.234 164.717 133,39

Tổng cộng 331.500 602.124 1.351.742 270.624 749.618 103,06

Nguồn: phòng kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long “T” là tốc độ tăng trưởng bình quân qua các năm

Năm 2005 và 2006 loại hình kinh doanh này chưa hấp dẫn nên ngân hàng chưa quan tâm lắm, sang năm 2007 nó trở thành loại hình béo bở, lợi nhuận cao làm cho ngân hàng quan tâm hơn. Nó đặt ra cho ngân hàng nhiều thách thức

trong việc đào tạo kĩ năng của lực lượng cán bộ tín dụng, đổi mới cơ sở vật chất theo hướng hiện đại đáp ứng nhu cầu thị trường, thay đổi chính sách tín dụng cho phù hợp….Tuy nhiên do Kiên Giang phát triển mạnh theo hướng thị trường nên cũng chứa dựng nhiều rủi ro trong công tác điều hành quá mới mẽ.

GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh 47 SVTH: Huỳnh Tấn Tính

Hình 10 Dư Nợ Theo Loại Hình Kinh Tế Của Ngân Hàng

2005 2006 2007

Còn dư nợ ở loại hình nơng nghiệp cũng tăng qua các năm: năm 2005 là

126.762 triệu đồng, năm 2006 tăng lên 219.906 triệu đồng tăng so với năm 2005 là 93.144 triệu đồng và đến năm 2007 tăng lên 393.485 triệu đồng tăng so với

năm 2006 là 173.579 triệu đồng. Khách hàng của ngân hàng là những người

nơng dân, nhưng sản xuất của họ thì nhỏ, lợi nhuận thu được thì khơng cao, cán bộ tín dụng chỉ căn cứ vào vật thế chấp hay cầm cố của họ nên ít quan tâm đến

họ sử dụng vốn vay như thế nào, khả năng giám sát khách hàng kém. Bên cạnh

đó, do một số hộ ở quá xa, trong nhưng khu vực hẻo lánh nên khả năng thẩm định hay giám sát thấp.

Dư nợ trong tiêu dùng tăng qua các năm: năm 2005 là 67.512 triệu đồng,

năm 2006 tăng lên 119.716 triệu đồng tăng so với năm 2005 là 52.204 triệu đồng và năm 2007 tăng 213.429 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 93.713 triệu đồng, ta thấy dư nợ cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng thấp nhất là do ngân hàng chưa đa dạng hố hình thức cho vay, giảm dư nợ ở khoản mục này, do thu nhập của

người dân ở Kiên Giang chưa cao, dân cịn nghèo, trình độ dân trí chưa cao, khả năng học hỏi của người dân còn hạn chế. Ngân hàng tập trung cho dư nợ vào 2 lĩnh vực chủ yếu là nông nghiệp và thương mại dịch vụ.

Bên cạnh đó, ta xem một số chỉ tiêu của tình hình dư nợ so với vốn huy động và tổng tài sản của ngân hàng:

GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh 48 SVTH: Huỳnh Tấn Tính

Bảng 12 DƯ NỢ SO VỚI HUY ĐỘNG VỐN VÀ TỔNG TÀI SẢN

Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 Tổng dư nợ Triệu đồng 331.500 602.124 1.351.742 Tổng vốn huy động Triệu đồng 320.351 493.027 1.528.443 Tổng tài sản Triệu đồng 376.824 827.261 2.200.856 Dư nợ /Tổng huy động lần 1,03 1,22 0.88 Dư nợ / Tổng tài sản % 87,97 72,79 61,42

Nguồn: phòng kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long

Trước hết, dư nợ cho vay so với tổng vốn huy động thể hiện tỉ lệ tham gia của vốn huy động vào trong dư nợ tăng qua các năm như: năm 2005 trong 1,03

đồng dư nợ thì có 1 đồng huy động vốn, năm 2006 trong 1,22 đồng dư nợ thì có

một đồng vốn huy động tuy nhiên năm 2007 trong 0,88 đồng dư nợ thì có một đồng vốn huy động tham gia vào cho thấy khả năng cho vay của ngân hàng với

nguồn vốn huy động tăng qua các năm. Tuy nhiên, cho thấy dư nợ và huy động vốn tương đương nhau hoạt động sinh lời của ngân hàng chủ yếu từ vốn huy động. mà tình hình huy động vốn lại chưa tốt lắm thêm tình hình cho vay lại yếu,

mức độ tập trung cho vay cịn hạn hẹp, chưa đẩy mạnh tình hình huy động vốn

và cho vay làm cho ngân hàng có tính cạnh trạnh không bằng so với các ngân hàng thương mại khác.

Còn tỉ số dư nợ trên tổng tài sản của ngân hàng giảm qua các năm, cụ thể: năm 2005 là 87,97%, năm 2006 giảm xuống 72,79% và năm 2007 lại giảm xuống 61,42% cho thấy quy mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng chủ yếu là cho vay chiếm trên 70%, nguyên nhân là ngân hàng ngày càng giảm tỉ trọng cho vay mà nghiên về đầu tư vào các công ty hay các tổ chức tín dụng khác vì nó vừa có lời nhiều, vừa phân tán được rủi ro là đa dạng hóa đầu tư. Thể hiện được sự

chuyển dịch của ngân hàng để trở thành ngân hàng hiện đại nhưng nó cũng phần nào tiềm ẩn những rủi ro trong tương lai của ngân hàng như mức độ đầu tư vào các ngành nhưng thế nào mới mang lại hiệu quả kinh tế, rủi ro có thể chấp nhận Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh 49 SVTH: Huỳnh Tấn Tính

được của ngân hàng là bao nhiêu, liệu trình độ của cán bộ ngân hàng có phù hợp

với việc đa dạng hố đầu tư hay không..

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đánh giá và phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng tmcp kiên long chi nhánh rạch giá (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)