ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NHÂN KHẨU XÃ HỘI HỌC

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của nhân tố cá nhân lên hình ảnh điểm đến việt nam (Trang 65 - 69)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

4.7 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NHÂN KHẨU XÃ HỘI HỌC

HỌC LÊN HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN

Các nhân tố nhân khẩu xã hội học trong phần này bao gồm tuổi, giới tính và nguồn gốc xuất xứ của du khách.

Bảng 17 thể hiện kết quả kiểm định t để tìm sự khác biệt về hình ảnh điểm đến trong mắt du khách nam và nữ. Dựa vào Sig ta có thể kết luận rằng

giới tính khơng có ảnh hưởng lên hình ảnh điểm đến Việt Nam ở bất cứ khía

cạnh nào cả về nhận thức lẫn cảm xúc. Tuy kết quả này có phần khác với lý thuyết trước đây là giới tính có ảnh hưởng đến hình ảnh điểm đến, tuy nhiên

các nghiên cứu thực nghiệm trước đây cũng không thống nhất với nhau. Trong khi nghiên cứu về hình ảnh điểm đến của Beerli (2004) và Walmsley và

Yenkins (1993) thì tìm ra được sự khác biệt giữa nam và nữ trong việc đánh giá hình ảnh điểm đến thì nghiên cứu của Baloglu lại cho thấy rằng khơng có sự

khác biệt đó. Kêt quả của nghiên cứu này là hoàn toàn trùng với nghiên cứu

thực nghiệm của Baloglu.

Đây là kết quả đối với trường hợp của Việt Nam, không nên áp dụng

Bảng 18 Kiểm định t sự khác biệt về hình ảnh điểm đến trong mắt du khách nam và nữ t Df Sig (2- tailed) Nhận thức 1 0,817 105 0,416 Nhận thức 2 0,685 105 0,495 Nhận thức 3 1,260 105 0,211 Nhận thức 4 -0,673 105 0,503 Cảm Xúc 0,680 105 0,498

Nguồn: Tính tốn dựa trên số liệu điều tra trực tiếp từ du khách năm 2012

Bảng 18 thể hiện kết quả kiểm định Kruskal-Wallis về sự khác biệt hình

ảnh điểm đến Việt Nam trong mắt du khách giữa các nhóm tuổi khác nhau. Cụ

thể có 5 nhóm tuổi chính.

+ Nhóm 1 gồm các du khách dưới 24 tuổi. Đây là nhóm tuổi cịn đi học

chưa có thu nhập ổn định. Nhóm này gồm có 12 quan sát.

+Nhóm 2 gồm các du khách từ 25 tuổi đến 36. Đây là nhóm tuổi hầu hết

đã đi làm và có thu nhập ổn định, có nhiều dự định cho tương lai. Nhóm này có đơng du khách nhất, gồm 46 quan sát.

+Nhóm 3 gồm các du khách từ 37 đến 48. Nhóm này mọi người đều đã

đi làm và tích lũy được kinh nghiệm, gồm có 14 quan sát

+Nhóm 4 gồm các du khách từ 49 đến 60 tuổi. Nhóm này gồm các du

khách ở tuổi trung niên, gồm có 23 quan sát.

+Nhóm 5 gồm các du khách trên 60 tuổi. Nhóm này là gồm các du khách

đã nghỉ hưu, gồm có 12 quan sát.

Bảng 19 Kiểm định Kruskal-wallis sự khác biệt hình ảnh điểm đến giữa các du khách có nhóm tuổi khác nhau Nhận thức 1 thức 2 Nhận thức 3 Nhận Nhận thức 4 Cảm Xúc Chi-Square 3,96 8,54 12,42 3,65 2,95 df 4 4 4 4 4 Asymp. Sig. 0,41 0,07 0,01 0,45 0.57

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy độ tuổi khơng có ảnh hưởng đến hình ảnh điểm đến về mặt cảm xúc, trong khi đó thì chỉ độ tuổi chỉ có ảnh hưởng đến

hình ảnh điểm đến về mặt nhận thức ở 2 khía cạnh đó là khía cạnh thứ 2 (phong cảnh, giao thông, sự thân thiện và hiếu khách) và khía cạnh thứ 3 (an ninh, an tồn, nhà hàng khách sạn và ẩm thực). Kết quả này thống nhất với nghiên cứu hình ảnh điểm đến của Beerli năm 2004. Beerli cũng đã chứng minh được rằng

tuổi tác khơng có ảnh hưởng đến hình ảnh điểm đến về mặt cảm xúc và hầu hết các khía cạnh của hình ảnh về mặt nhận thức. Tuy nhiên ơng lại tìm được sự

khác biệt về khía cạnh mơi trường tự nhiên và mơi trường xã hội. 2 khía cạnh này trong nghiên cứu của Beerli có một vài yếu tố trùng với 2 khía cạnh trong nghiên cứu này đó là: phong cảnh, an ninh an toàn và sự thân thiện và hiếu

khách. Nhìn vào trung bình hạng trong kiểm định Kruskal-Wallis thì ta thấy du khách ở độ tuổi từ trung niên có khả năng đánh giá hình ảnh điểm đến cao hơn

các nhóm khác, trong khi đó nhóm tuổi dưới 24 lại đánh giá khá thấp so với các nhóm tuổi khác.

Một nhân tố nhân khẩu xã hội học khác nữa mà xưa nay được giả định là có ảnh hưởng đến hình ảnh điểm đến đó là nguồn gốc quốc gia. Do số quan sát thu được của mỗi quốc gia là khá ít nên đề tài này chỉ so sánh sự khác biệt hình

ảnh điểm đến theo nhóm châu lục. Theo đó các du khách được xếp vào 4 nhóm

:Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á và Châu Úc.

Kết quả kiểm định Kruskal-Wallis cho thấy rằng nguồn gốc của khách du lịch có ảnh hưởng đến hình ảnh điểm đến về mặt cảm xúc và nhận thức (ở mức anpha bằng 0.1) trừ khía cạnh thứ nhất của hình ảnh điểm đến về mặt nhận thức là sự đa dạng của hệ động thức vật, địa điểm văn hóa lịch sử và giá cả là khơng có sự khác biệt.

Bảng 20 Kiểm định Kruskal-wallis sự khác biệt hình ảnh điểm đến giữ các du khách có nguồn gốc khác nhau Nhận thức 1 thức 2 Nhận thức 3 Nhận thức 4 Nhận Cảm Xúc Chi-Square 2,86 7,81 7,86 11,85 6,97 df 3 3 3 3 Asymp. Sig. 0,41 0,05 0,05 0,01 0,07

Nguồn: Tính tốn dựa trên số liệu điều tra trực tiếp từ du khách năm 2012

Dựa vào điểm trung bình hạng ta có thể có một số nhận xét sau đây: Các khách du lịch đến từ Châu Á có xu hướng đánh giá thấp hình ảnh điểm đến Việt Nam so với các khách du lịch đến từ các Châu lục khác. Nguyên

nhân có thể là do Việt Nam cùng nằm ở Châu Á nên có lịch sử quan hệ lâu đời và có nhiều điểm tương đồng với các nước ở Châu Á. Những cái mới lạ đặc sắc

ở Việt Nam được các Châu lục khác đánh giá cao thì đối với các du khách đến

từ Châu á nó đã quá quen thuộc khơng cịn hấp dẫn được họ.

Trong số các khách du lịch đến từ các quốc gia cịn lại thì Châu Úc có xu hướng đánh giá hình ảnh điểm đến Việt Nam cao hơn. Nguyên nhân có thể là do

đa phần diện tích nước Úc là là hoang mạc hoặc bán hoang mạc, là lục địa bằng phẳng với đất đai già cỗi và kém màu mỡ nhất và cũng là lục địa có người ở khơ cằn nhất, khí hậu khắc nghiệt hơn ở Việt Nam. Ngồi ra do Úc là một quốc đảo với biển bao xung quanh nên ít có hình ảnh về song nước mênh mơng như ở

Việt Nam. Do đó, nếu so với Úc thì Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi hơn. Nhân tố thuộc về hình ảnh nhận thức thứ 3 (an ninh an toàn, nhà hàng

khách sạn và ẩm thực) bị những du khách đến từ Châu Mỹ (chủ yếu là Mỹ) đánh giá thấp nhất. Nguyên nhân có thể là do Mỹ là một đất nước vô cùng phát

triển nên chất lượng các nhà hàng và khách sạn ở đó vượt xa ở Việt Nam. Ngoài ra do yếu tố lịch sử giữa Việt Nam và Mỹ, nên du khách Mỹ có đơi chút lo lắng về vấn đề an ninh và an tồn ở Việt Nam. Ẩm thực 2 nước cũng có nhiều điểm khác xa nhau. Nước Mỹ thì sử dụng nhiều trứng, thịt sữa cho các bữa ăn của mình trong khi người Việt Nam sử dụng chủ yếu gạo và các loại thực vật.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của nhân tố cá nhân lên hình ảnh điểm đến việt nam (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)