Phân tích khả năng bảo tồn và phát triển nguồn vốn

Một phần của tài liệu một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại vật liệu và khí đốt nha trang (Trang 86 - 113)

6. Nội dung của đề tài

2.3.4.3 Phân tích khả năng bảo tồn và phát triển nguồn vốn

Bảo toàn vốn là sự không làm mất giá trị của đồng vốn, nghĩa là trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp phải đảm bảo duy trì năng lực sản

suất của tài sản cốđịnh, khả năng mua bán vật tư dự trữ và các tài sản khác nói chung, duy trì khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là trong điều kiện vượt giá tăng lên thì số vốn của doanh nghiệp cũng phải tăng lên theo để duy trì năng lực sản suất kinh doanh của doanh nghiệp.

Để thấy được tình hình và phát triển vốn của công ty ta đi xem bảng 25

Bảng 25: Khả năng tích lũy của công ty, năm 2003-2005

ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2004-2003 Chênh l2005-2004 ệch Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Nguồn vốn chủ sở hữu 5.768 6.272 7.129 505 8,75 856 13,65 Trong đó : 1.Vốn kinh doanh 4.000 4.000 4.000

2.Quỹ đầu tư phát triển 594 656 755 62 10,51 99 15,07 3.Quỹ dự phòng tài chính 273 397 595 125 45,72 198 49,75 4.Quỹ khen thưởng 723 281 294 -442 -61,1 13 4,48 Nguồn: Báo cáo tài chính (2003-2005)

Qua bảng phân tích trên, ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu đều tăng lên. Năm 2004 , nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng lên 504,88 triệu đồng tương đương tăng 8,75% so với năm 2003. Sang năm 2005, nguồn vốn chủ

sở hữu của công ty lại tiếp tục tăng 856,21 triệu đồng tương đương tăng 13,65% so với năm 2004. Nguyên nhân có sự tăng của vốn chủ sở hữu là do:

Việc trích lập các quỹđầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính từ lợi nhuận là tăng lên. Cụ thể quỹ đầu tư phát triển năm 2004 tăng 62,45 triệu

đồng tương đương tăng 10,51% so với năm 2003. Sang năm 2005, quỹđầu tư phát triển lại tiếp tục tăng lên, tăng 98,87 triệu đồng, tương đương tăng 15,07% so với năm 2004.

Quỹ dự phòng tài chính năm 2004 tăng 124,70 triệu đồng tương

đương tăng 45,72% so với năm 2003. Sang năm 2005, quỹ dự phòng tài chính tăng lên được 197,73 triệu đồng tương đương tăng 49.75%.

Quỹ khen thưởng phúc lợi năm 2004 đột ngột giảm xuống 44.158 triệu đồng hay giảm 61,10% so với năm 2003 . Đến năm 2005 nguồn quỹ

khen thưởng này tăng lên, tăng 12,61 triệu đồng hay tăng 4,48% so với năm 2004, mặc dù lượng tăng này không nhiều nhưng điều này cho thấy trong năm nay công ty đã chú ý dến việc khuyến khích, khen thưởng cho những người có thành tích tốt trong lao động, có đóng góp lớn cho công ty.

2.4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT VIỆC, CẢI THIỆN ĐỜI SỐNG CHO CÔNG NHÂN VIÊN

Một doanh nghiệp được xem là đạt hiệu quả kinh tế không những tạo ra lợi nhuận mà còn phải đóng góp cho xã hội như: nộp ngân sách Nhà nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống cho người lao động. Để đánh giá về giải quyết việc làm cải thiện đời sống cho người lao động của công ty sử dụng hai chỉ tiêu sau:

- Lao động sử dụng hàng năm.

- Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên.

Muốn biết được tình hình giải quyết việc làm và cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên, ta xem bảng 26

Bảng 26: Tình hình sử dụng lao động và thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên, năm 2003-2005

Chênh lệch 2004-2003 Chênh lệch 2005-2004 Chỉ tiêu ĐVT 2003 2004 2005 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ 1.TQL Trđ 1.325,18 1.472,40 1.747,66 147,22 11,11 275,26 18,69 2.SCNVbq Trđ 58 60 62 2 3,45 2 3,33 3.TNbq1CNV/1 tháng 1,90 2,05 2,35 0,14 7,41 0,30 14,87

Nguồn: Tài liệu Phòng kế toán tài vụ (2003-2005)

Năm 2003, số lao động mà công ty sử dụng là 58 người. Năm 2004 số lao động của công ty là 60 người, tăng 2 người, tương đương tăng

3,45%. Đến năm 2005 thì số lao động của công ty là 62 người, tăng 2 người, tương đương tăng 3,33% so với năm 2004. Ta thấy qua 3 năm, số

lượng lao động càng ngày càng có xu hướng tăng lên, nguyên nhân là do hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng đi vào ổn định, hàng hóa tiêu thụ ngày càng nhiều và số lượng kho hàng tăng vì vậy số lượng lao động của công ty tăng theo.

Việc giải quyết việc làm cho người lao động không chỉ đơn thuần là tạo việc làm cho họ mà phải làm sao cho thu nhập của họđủ khả năng trang trải cho gia đình của họ. Đểđánh giá việc giải quyết việc làm cho người lao

động tại công ty ta xem xét thu nhập bình quân của người lao động trên một tháng.

Qua bảng phân tích trên, ta thấy thu nhập bình quân của người lao

động năm 2004 là 2,05 triệu đồng/tháng , tăng so với năm 2003 là 0,14 triệu đồng, tương đương tăng 7,41%. Sang năm 2005, thu nhập bình quân của người lao động tại công ty là 2,35 triệu đồng/ tháng, tăng so với năm 2004 là 0,30 triệu đồng, tương đương tăng 14,87%. Nguyên nhân là do từ

khi cổ phần từ năm 2004 đến năm 2005 thì hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng ổn định và hiệu quả hơn do đó thu nhập bình quân của người lao động cũng ngày càng được nâng lên, đây cũng là điều mong muốn nhất

đối với ban lãnh đạo của công ty, ban lãnh đạo công ty luôn cố gắng nâng cao thu nhập cho người lao động, cải thiện mức sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty.

2.5 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC

Thực hiện việc nộp ngân sách Nhà nước thể hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Tình hình thực hiện nghĩa vụ

này còn phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nếu công ty làm ăn hiệu quả thì việc đóng góp vào ngân sách sẽ lớn hơn.

Để phân tích đánh giá mức độ thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của công ty ta phân tích số liệu ở bảng dưới đây.

Bảng 27: Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước của công ty, năm 2003-2005 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2004-2003 Chênh l2005-2004 ệch Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ 1.Thuế VAT 193,51 171,02 200,09 -22,49 -11,62 29,07 17,00

2.Thuế thu nhập doanh nghiệp 453,00 485,00 811,00 32,00 7,06 326,00 67,22 3.Qũy xóa đói giảm nghèo 0,08 0,08 0,08 0,00 0,00 0,00 0,00

4.Thuế môn bài 1,50 1,50 1,50 0,00 0,00 0,00 0,00

5.Tiền thuê đất 23,15 26,34 32,19 3,19 13,78 5,85 22,21

6.Các khoản phải nộp khác 30,25 42,62 38,14 12,37 40,89 -4,48 -10,51

Tổng các khoản phải nộp ngân sách 701,49 726,56 1.083,00 25,07 3,57 356,44 49,06

Nhìn vào bảng tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước ta thấy, các khoản phải nộp ngân sách của công ty năm 2004 là 726,56 triệu đồng tăng 25,07 triệu đồng tương đương tăng 3,57%. Sang năm 2005 các khoản này là 1.083,00 triệu đồng tăng 356,44 triệu đồng tương tăng 49,06%. Như vậy ta thấy qua 3 năm qua các khoản nộp ngân sách Nhà nước của công ty đều tăng lên, năm sau cao hơn năm trước đó là do trong các năm qua hoạt động kinh doanh của công ty không ngừng tăng lên.

Như vậy các khoản đóng góp vào ngân sách Nhà nước của công ty cũng chưa phải là lớn nhưng qua đó phần nào ý thức trách nhiệm của công ty, tạo được tin tưởng của các cơ quan chức năng.

2.6 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG THỜI GIAN QUA

2.6.1 Những thành tích đạt được

- Tình hình tiêu thụ của công ty qua các năm đều tăng đó là nhờ công ty

đã thực hiệc chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm tạo sự tin tưởng cho khách hàng vì vậy ngoài khách hàng truyền thống thì trong các năm qua số

lượng khách hàng mới ủng hộ sản phẩm của công ty đã tăng lên.

- Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên của công ty trong năm qua đều tăng lên, năm sau tăng cao hơn năm trước, cùng với sự tăng lên của thu nhập thì năng suất lao động của công ty trong các năm vừa qua cũng có xu hướng tăng lên, số lao động của công nhân các năm vừa qua cũng không ngừng tăng lên. Qua đó ta thấy công ty đã thực hiện tốt việc tạo công ăn việc làm nâng cao mức sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty.

- Nguồn vốn kinh doanh của công ty trong các năm qua đã có sư biến

đổi hợp lý, tài sản lưu động và tài sản cố định của côn ty đều tăng lên, nhưng tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó thì nguồn vốn chủ sở hữu của công ty cũng tăng lên

đáng kể là do công ty hoạt động kinh doanh đã mang lại hiệu quả bổ sung thêm nguồn vốn chủ sở hữu giúp công ty có khả năng đáp ứng nhu cầu về

vốn trong lĩnh vực kinh doanh của mình hơn. Nợ phải trả của công ty trong 3 năm qua có xu hướng giảm, đã tạo ra khả năng về tài chính tốt hơn

- Trong 3 năm qua công ty luôn nộp đầy đủ các khoản thuế, cũng như

các khoản phải nộp khác vào ngân sách đúng thời hạn.

2.6.2 Những mặt còn tồn tại trong công ty

- Trình độ lao động trong công ty như hiện nay còn thấp. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì với lao động hiện có thì công ty sẽ

gặp không ít khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình.

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty chủ yếu là thị trường truyền thống, việc phát triển thị trường của công ty còn chậm, công tác giới thiệu sản phẩm của công ty còn rất yếu.

- Trong 3 năm qua thì việc nâng cấp máy móc thiết bị kho hàng của công ty ở một số bộ phận chưa được đẩy mạnh, bên cạnh đó thì một số kho hàng thiết bị thì lại chưa tận dụng hết công suất, kết quả mang lại chưa thật sự cao.

- Vốn kinh doanh của công ty trong những năm qua bị khách hàng chiếm dụng nhiều gây nên tình trạng ứđọng vốn.

Vậy để phát huy khả năng tiềm lực của công ty thì công ty phải cần có biện pháp khắc phục những tồn tại hiện nay nhằm nâng cao hiệu quả

kinh doanh của mình hơn nữa.

CHƯƠNG III

MT S BIN PHÁP NHM

NÂNG CAO HIU QU HOT ĐỘNG

KINH DOANH CA CÔNG TY

Biện pháp 1: Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động a. Sự cần thiết của biện pháp

Muốn sản xuất ra của cải vật chất cần có 3 yếu tố quan trọng đó là lao

động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Trong đó lao động là yếu tố

quan trọng nhất, nếu không có lao động thì mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều bị ngừng trệ. Trong môi trường kinh doanh với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt các doanh nghiệp không những cạnh tranh về thị trường, sản phẩm mà còn cạnh tranh về nguồn lao động, vì vậy công ty cần phải tăng cường quản lý và sử dụng lao động tốt hơn. Để đánh giá tình hình lao

động tại công ty cổ phần thương mại vật liệu và khí đốt Nha Trang chúng xem ở bảng sau:

Bảng 28: Trình độ của cán bộ công nhân viên trong công ty, năm 2003-2005 Chênh lệch Chênh lệch 2004-2003 2005-2004 Chỉ tiêu ĐVT 2003 2004 2005 Giá trị Tỷ lệ(%) Giá trị Tỷ lệ(%) Số CNbq Người 58 60 62 2 3,45 2 3,33 1.Đại học Người 8 8 8 2.Trung cấp Người 4 4 4 3.Phổ thông Người 46 48 50 2 4,35 2 4,17 Nguồn: Tài liệu từ Phòng tổ chức hành chính (2003-2005)

Qua bảng 28, ta thấy trình độ lao động của công ty còn thấp, với đội ngũ lao động như vậy nếu trong những điều kiện thị trường không có biến

động thì không có vấn đề gì. Nhưng nếu có những sự cố bất thường xảy ra ví dụ những lúc giá cả, số lượng hàng hóa đầu vào thường xuyên biến động thì cần những nhà lãnh đạo có những tầm nhìn chiến lược để ứng phó kịp thời những trường hợp này để tránh những tổn thất có thể xảy ra đối với công ty. Mặt khác qua quá trình tìm hiểu tại công ty thì em thấy ngoài một số lao động còn ở trình độ thấp và cách bố trí lao động ở một số cửa hàng còn nhiều bất cập, điều này làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động sản

xuất kinh doanh của công ty, chính vì vậy công ty cần có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty.

b. Nội dung thực hiện

- Đối với lao động có trình độ cao, giàu kinh nghiệm thì công ty cần có chế độ đãi ngộ hợp lý, để người lao động hăng say làm việc, họ sẽ cống hiến hết mình về sự tồn tại và phát triển của công ty

- Tạo môi trường làm việc lành mạnh, để người lao động phấn khởi, vui vẻ và yên tâm công tác

- Đối với lao động có trình độ thấp thì công ty cần thường xuyên hướng dẫn, bồi dưỡng và đào tạo họ một cách bài bản. Khi lao động này có trình

độ kinh nghiệm họ sẽ làm việc mang lại hiệu quả cao hơn cho công ty. - Công ty cần sắp xếp số lượng lao động cũng như thời gian làm việc cho hợp lý hơn ở một số cửa hàng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa nhằm nâng cao năng suất lao động tiết kiệm được chi phí. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tại công ty thì em đưa ra cách bố trí lao động ở các cửa hàng như sau:

+ Đối với các cửa hàng có quy mô nhỏ và số lượng tiêu thụ còn thấp (cửa hàng xăng dầu Vĩnh Nguyên, cửa hàng xăng dầu Đồng Đế, cửa hàng xăng dầu Mã vòng) thì bố trí 4 lao động gồm 1 tổ trưởng và 3 nhân viên bán hàng chính, thời gian làm việc trong ngày của 3 nhân viên này được bố trí như sau:

Bảng 29 : Phân công lao động theo giờ làm việc trong một ngày

(cửa hàng xăng dầu Vĩnh Nguyên, Đồng Đế, Mã vòng)

Thời gian làm việc của 1 công nhân trong 1 ngày Lao

động 5giờ 30'đến 11giờ 30' 11giờ 30'đến 17giờ 30' 17giờ 30'đến 22 giờ

A X X

B X X

C X X

+ Đối với cửa hàng xăng dầu Hồng Thái: bố trí 7 lao động gồm 1 tổ

trưởng và 6 nhân viên bán hàng chính, thời gian làm việc trong ngày của 6 nhân viên này được bố trí như sau:

Bảng 30 : Phân công lao động theo giờ làm việc trong một ngày

(cửa hàng xăng dầu Hồng Thái)

Thời gian làm việc của 1 công nhân trong 1 ngày Lao

động 5giờ 30'đến 11giờ 30' 11giờ 30'đến 17giờ 30' 17giờ 30'đến 22 giờ

A X X B X X C X X D X X E X X F X X + Đối với các cửa hàng xăng dầu Bình Tân: bố trí 10 lao động gồm 1 tổ trưởng và 9 nhân viên bán hàng chính, thời gian làm việc trong 1 ngày của 9 nhân viên này được bố trí như sau:

Bảng 31 : Phân công lao động theo giờ làm việc trong một ngày

(cửa hàng xăng dầu Bình Tân)

Thời gian làm việc của 1 công nhân trong 1 ngày

Lao

động 5giờ 30'đến 11giờ 30' 11giờ 30'đến 17giờ 30' 17giờ 30'đến 22 giờ

A X X B X X C X X D X X E X X F X X G X X H X X K X X

+ Ca làm việc của các nhân viên bán hàng trong các cửa hàng được đổi 3 lần trên 1 tháng.

- Để tăng năng suất lao động, khuyến khích lao người lao động làm việc thì công ty cần có biện pháp trả lương hợp lý hơn nhằm tăng thu nhập cho người lao động mặt khác người lao động cũng phải hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, muốn vậy công ty cần ra định mức cụ thể cho từng cửa hàng

từ đó mỗi cửa hàng phải có những kế hoạch riêng để thực hiện nhiệm vụ

Một phần của tài liệu một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại vật liệu và khí đốt nha trang (Trang 86 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)