Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí

Một phần của tài liệu một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại vật liệu và khí đốt nha trang (Trang 83 - 86)

6. Nội dung của đề tài

2.3.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí

Đối với một doanh nghiệp hoạt động sản suất kinh doanh, chi phí sử

dụng vốn ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của toàn công ty. Do đó trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải luôn tìm cách hạn chế đến mức tối thiểu chi phí sử dụng vốn để từ đó nâng cao hiệu qua kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn vậy, chúng ta phải tiến hành phân tích các yếu tố làm tăng chi phí sử dụng vốn, đưa ra các biện pháp thiết thực để làm giảm chi phí này.

* Lãi vay đối với từng nguồn vốn vay

Để xem xét hiệu quả việc vay vốn, ta tính tỷ suất lãi vay phải trả trên tổng lợi nhuận thực hiện, được thể hiện qua bảng 22

Bảng 22: Lãi vay phải trả trên lợi nhuận, năm 2003-2005

Chênh lệch 2004-2003 Chênh lệch 2005-2004 Chỉ tiêu ĐVT 2003 2004 2005 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ 1.LNTT Trđ 1.417 1.702 2.897 285 20,14 1.195 70,22 2.LVPT Trđ 120,3 145,8 169,5 25 21,15 24 16,27 3.Tỷ suất LVPT/LNTT 8,49 8,56 5,85 0,07 0,84 -2,71 -31,7 Nguồn: Báo cáo tài chính (2003-2005)

Năm 2003, cứ trong 100 đồng lợi nhuận thu được thì công ty phải trả

lãi vay là 8,49 đồng.

Năm 2004, cứ trong 100 đồng lợi nhuận thu được thì công ty phải trả

lãi vay là 8,56 đồng.

Năm 2005, cứ trong 100 đồng lợi nhuận thu được thì công ty phải trả

lãi vay là 5,85 đồng.

Qua phân tích trên ta thấy tỷ suất lãi vay phải trả trên lợi nhuận của công ty đến năm 2005 thì đang có xu hướng giảm xuống, chứng tỏ việc sử

*Hệ số nợ phải thu trên vốn kinh doanh

Hệ số này dùng để xác định tỷ trọng của vốn kinh doanh bị chiếm dụng. Để xác định tỷ trọng vốn bị chiếm dụng của công ty trong tổng vốn kinh doanh, ta đi phân tích cụ thể số liệu ở bảng 23

Bảng 23: Nợ phải thu trên tổng vốn kinh doanh, năm 2003-2005

Chênh lệch 2004-2003 Chênh l2005-2004 ệch Chỉ tiêu ĐVT 2003 2004 2005 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ I. CKPT Trđ 24.020 30.450 27.453 6.430 26,77 -2.997 -9,84 1.PTKH Trđ 21.514 24.342 26.014 2.827 13,14 1.672 6,87 2.PTK Trđ 2.506 6.108 1.439 3.603 143,78 -4.670 -76,45 II. VKD Trđ 33.771 37.873 35.648 4.102 12,15 -2.225 -5,87 NPT / VKD 0,7113 0,8040 0,7701 9,27 13,04 -3,39 -4,22 Nguồn: Báo cáo tài chính (2003-2005)

Năm 2003, hệ số nợ phải thu trên vốn kinh doanh là 0,7113 hay vốn mà công ty bị khách hàng chiếm dụng chiếm 71,13% trên tổng vốn kinh doanh. Năm 2004, hệ số nợ phải thu trên vốn kinh doanh là 80,40 hay vốn mà công ty bị chiếm dụng là 80,40% trên tổng vốn kinh doanh. Như vây, ta

27.453 30.450 24.020 37.873 35.648 33.771 71,13 77,01 80,40 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 40.000 2003 2004 2005 66,00 68,00 70,00 72,00 74,00 76,00 78,00 80,00 82,00 CKPT VKD NPT / VKD Triệu đồng Năm

thấy năm 2004, công ty bị chiếm dụng vốn nhiều hơn so với năm 2003, cụ

thể là vốn bị chiếm dụng tăng lên 9,27%. Nguyên nhân chính là do các khoản phải thu khách hàng và các khoản thu khác tăng mạnh đáng kể, cụ

thể: các khoản phải thu khách hàng năm 2004 tăng 2.827 triệu đồng, tương

đương tăng 13,14% và các khoản phải thu khác tăng 3.603 triệu đồng, tương đương tăng 143,78 % so với năm 2003. Mặc dù vốn kinh doanh của công ty năm 2004 cũng tăng lên, nhưng mức tăng lên này so với mức tăng lên của các khoản phải thu thì thấp hơn, vì vậy hệ số nợ phải thu trên vốn kinh doanh của công ty năm này tăng lên.

Sang năm 2005, hệ số nợ phải thu là 0,7701 hay số vốn bị chiếm dụng của công ty là 77,01% trên tổng vốn kinh doanh, giảm 4,22% so với năm 2004. Nguyên nhân là do trong năm 2005 công tác thu hồi công nợ của công ty được đẩy mạnh, cụ thể: các khoản phải thu khác năm 2005 giảm 4.670 triệu đồng, tương đương giảm 76,45% nên đã làm cho các khoản phải thu của công ty giảm mạnh, đồng thời tổng vốn kinh doanh cũng giảm 2.225 triệu đồng, tương đương giảm 5,87%. Nhưng ta thấy so với tốc độ

giảm của các khoản phải thu thì tốc độ giảm của vốn kinh doanh giảm thấp hơn nên làm cho hệ số nợ phải thu trên vốn kinh doanh trong năm 2005 giảm xuống.

Qua phân tích trên, ta thấy, hệ số phải thu chiếm tỷ trọng quá lớn trong vốn kinh doanh của công ty, điều này là không tốt cho công ty, vì nó chứng tỏ công ty bị khách hàng chiếm dụng quá nhiều vốn, gây ra tình trạng ứđọng vốn, từđó làm cho lượng vốn đưa vào kinh doanh của công ty sẽ giảm xuống, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Trong nền kinh tế thị trường thì cạnh tranh là điều tất yếu. Trong quá trình cạnh tranh thì con người sử dụng nhiều hình thức khác nhau, như: giá cả, chất lượng sản phẩm, các hình thức thanh toán khác nhằm mục đích

cuối cùng làm sao thu hút được nhiều khách hàng về với mình. Như vậy, hình thức thanh toán chậm là khá phổ biến. Nhưng thanh toán chậm thì phải trong một khoảng thời gian cho phép, nếu không thì công ty sẽ gặp khó khăn trong quá trình kinh doanh vì thiếu vốn. Để thấy rõ hơn về tình hình thu hồi công nợ của công ty ta đi vào phân tích kỳ thu tiền bình quân các khoản phải thu của công ty để làm rõ hơn.

Bảng 24: Kỳ thu tiền bình quân các khoản phải thu, năm 2003-2005

Chênh lệch 2004-2003 Chênh l2005-2004 ệch Chỉ tiêu ĐVT 2003 2004 2005 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ 1.DT Trđ 176.526 184.322 210.046 7.796 4,42 25.724 13,96 2.CKPT Trđ 23.152 27.235 28.951 4.083 17,64 1.716 6,3 3.KTTbq Ngày 47,22 53,19 49,62 5,98 12,66 -3,57 -6,72 Nguồn: Báo cáo tài chính (2003-2005)

Qua bảng phân tích trên, ta thấy năm 2003 kỳ thu tiền bình quân là 47,22 ngày, sang năm 2004 kỳ thu tiền bình quân là 53,19 ngày, như vậy tăng 5,28 ngày. Kỳ thu tiền bình quân tăng chứng tỏ trong năm 2004 công ty chưa tích cực thu hồi công nợ.

Năm 2005, kỳ thu tiền bình quân là 49,62 ngày, giảm 3,57 ngày,

điều này cho thấy trong năm 2005 thì lượng vốn mà khách hàng bị chiếm dụng đã giảm hơn.

Vậy qua phân tích trên ta thấy các khoản phải thu của công ty chiếm một tỷ trọng quá lớn trong tổng vốn kinh doanh của công ty, điều này là không tốt vì vậy công ty cần có biện pháp đẩy mạnh công tác thu hồi nợ để

tránh tình trạng bị khách hàng chiếm dụng vốn quá nhiều như hiện nay làm

ứđọng vốn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại vật liệu và khí đốt nha trang (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)