6. Nội dung của đề tài
1.5.6 Giải quyết việc làm – cải thiện đời sống cho người lao động
Nước ta là một trong những nước nghèo và đông dân, tình trạng yếu kém về kỹ thuật công nghệ và nạn thất nghiệp còn tương đối phổ biến. Do vậy việc các doanh nghiệp phải tìm tòi, sáng tạo, đưa ra các biện pháp tích cực để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho chính doanh nghiệp mình, đồng thời tạo công ăn việc làm cho người lao động có thu nhập ổn định, dần dần nâng cao mức sống, xóa hẳn cảnh đói nghèo đang là vấn đề quan tâm của chính phủ cũng như của các doanh nghiệp.
Việc nâng cao mức sống được thể hiện qua thu nhập bình quân trên
đầu người, gia tăng đầu tư cho xã hội, mức tăng trưởng phúc lợi xã hội.
1.5.7 Đóng góp cho ngân sách Nhà nước
Nộp ngân sách nhà nước là trách nhiệm và nghĩa vụ đối với Nhà nước của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Bất kỳ doanh nghiệp nào, hoạt động dưới hình thức nào thì cũng phải nộp ngân sách nhà nước thông qua việc nộp thuế. Bảo Hiểm Xã Hội hay các khoản phải trả phải nộp khác. Nhà nước sẽ sử dụng các khoản này để phân phối lại và phát triển nền kinh tế
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VẬT LIỆU VÀ KHÍ ĐỐT NHA TRANG: LIỆU VÀ KHÍ ĐỐT NHA TRANG:
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty:
Tên công ty: Công ty Cổ phần thương mại vật liệu và khí đốt Nha Trang Tên giao dịch: Nha Trang Trading Company
Công ty hiện đang hoạt động tại:
Địa chỉ :151 Thống Nhất Nha Trang – Khánh Hòa
Điện thoại : (058)8211226 – 822210 Fax : 84 – 58 – 825965
Công ty cổ phần thương mại vât liệu và khí đốt Nha Trang tiền thân là công ty vật liệu xây dựng và khí đốt Phú Khánh, được thành lập theo quyết định 677/QĐUB vào ngày 22/12/1976 của UBND tỉnh Phú Khánh (nay là tỉnh Khánh Hòa). Quá trình hình thành và phát triển công ty có thể
chia ra làm các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: 1977 – 1983
Tháng 02 năm 1977 Công ty chính thức đi vào hoạt động. Công ty tổ
chức ngành hàng về vật liệu xây dựng và khí đốt để kinh doanh phục vụ
bán buôn và bán lẻ cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn toàn tỉnh.Trong thời gian này công ty hoạt động dưới cơ chế bao cấp, công ty luôn hoàn thành nhiệm vụ nhưng nhìn chung công ty vẫn chưa phát huy hết được hiệu quả kinh doanh của mình.
Giai đoạn 2: 1983 – 1993
Từ tháng 09 năm 1983 thực hiện việc phân cấp về huyện, công ty
được chuyển giao về ủy ban nhân dân tỉnh thành phố Nha Trang, quản lý toàn bộ hoạt động chỉ để lại cho tỉnh một trạm tiếp nhận dầu lửa. Mặc dù vậy, cơ sở vật chất còn gặp nhiều khó khăn. Trước hoàn cảnh đó, công ty vẫn nhận nhiệm vụ kinh doanh rất nhiều mặt hàng vật liệu xây dựng và khí
đốt phục vụ cho tiêu dùng của cán bộ, nhân dân, lực lượng vũ trang trong tỉnh. Trong quá trình kinh doanh, thực hiện theo sự đổi mới của Đảng và
Nhà nước, công ty luôn vận dụng chiến lược kinh doanh linh hoạt, đúng pháp luật, phấn đấu hài hòa giữa 3 lợi ích: Nhà nước, đơn vị, người tiêu dùng. Công ty thực hiện trao quyền tự chủ kinh doanh cho các đơn vị trực thuộc để khai thác tiềm năng của người lao động, kích thích tăng năng suất lao động, kinh doanh có hiệu quả. Chính vì vậy công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể. Năm 1988 công ty đã được Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng 3.
Giai đoạn 3: 1993 – 2001
Thực hiện Nghị định 388/ HĐBT của hội đồng bộ trưởng nay là chính phủ ngày 20/11/1991, quy chế thành lập và giải thể các doanh nghiệp Nhà nước. Công ty là một trong những doanh nghiệp được thành lập lại đợt đầu của tỉnh theo quyết định số 96/QĐ, ngày 16/1/1993 của Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Khánh Hòa. Công ty đổi tên thành công ty thương mại vật liệu và khí
đốt Nha Trang. Trong thời gian này công ty đã luôn phấn đấu và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đã đề ra, đời sống của cán bộ công nhân viên ngày được nâng cao. Công ty kinh doanh các mặt hàng bán buôn và bán lẻ
trong phạm vi cả nước, bao gồm: -Chất đốt : dầu hỏa
-Vật liệu xây dựng: ximăng, sắt, thép, các tấm lợp - Nhiên liệu: xăng, dầu, nhớt
Giai đoạn 4: 2001 đến nay
Chấp hành Nghị định 44/CP của Chính phủ về việc chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước, căn cứ Quyết định 561/QĐUB ngày 10/02/2001 của Uỷ
Ban Nhân Dân Tỉnh Khánh Hòa về việc chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần. Công ty thương mại vật liệu và khí đốt Nha Trang thành Công ty cổ phần thương mại vật liệu và khí đốt Nha Trang, và là một trong những doanh nghiệp cổ phần hóa đợt đầu. Công ty cổ phần thương mại vật liệu và khí đốt Nha Trang chính thức đi vào hoạt động vào ngày 01/03/2001 với vốn cổ phần ban đầu là 4.000.000.000 đồng mệnh giá
cổ phiếu là 100.000đồng/CP. Và cho đến nay công ty tiếp tục hoạt động và không ngừng phát triển đi lên theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty - Chức năng: - Chức năng:
+ Giúp Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh nghiên cứu tình hình nhập khẩu và tổ
chức kinh doanh hàng xuất nhập khẩu của địa phương, thu mua và tiêu thụ
sản phẩm trong nước và kinh doanh nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng thuộc lĩnh vực kinh doanh của mình.
+ Công ty hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế, tự chịu trách nhiệm, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng. Nhận mua bán các mặt hàng: vật liệu xây dựng, khí
đốt hợp tác kinh doanh nhằm mở rộng thị trường.
- Nhiệm vụ:
+ Nhiệm vụ chính là xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và các kế hoạch khác có liên quan, đáp ứng năng lực sản xuất kinh doanh đảm bảo hoàn thành kế hoạch của doanh nghiệp, cũng như các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế. Phải tạo được nguồn vốn kinh doanh có tích lũy, có khả năng sinh lời cao, đảm bảo tự bù đắp chi phí, đổi mới công nghệ phục vụ cho hoạt động kinh doanh có khả năng cạnh tranh trên thương trường quốc tế.
+ Tăng cường hoạt động liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp, các tổ
chức kinh tế trong và ngoài nước, nhằm phát triển ngành hàng, chủng loại và nâng cao chất lượng sản phẩm qua đó góp phần tìm kiếm thị trường, mở
rộng phạm vi kinh doanh.
+ Tuân thủ pháp luật của Nhà nước về quản lý kinh tế tài chính, quản lý xuất nhập khẩu và ngoại giao, đối ngoại. Thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết mua bán trong hợp đồng ngoại thương và các hợp đồng kinh tế có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Quyền hạn:
+ Công ty có quyền quản lý, sử dụng vốn do các cổ đông đóng góp, đất
đai được giao sử dụng và các nguồn lực khác để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của công ty.
+ Công ty được chủđộng lựa chọn ngành nghề kinh doanh mà Nhà nước cho phép. Tìm kiếm thị trường, trực tiếp giao dịch và ký kết hợp đồng với khách hàng trong và ngoài nước phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật.
+ Đầu tư, liên doanh, liên kết, góp cổ phần, mua một phần hay toàn bộ tài sản của doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật với mục đích phát triển kinh doanh.
+ Công ty chủđộng trong việc huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau: phát hành cổ phiếu, trái phiếu và các nguồn khác.
+ Chủđộng lựa chọn phương pháp quản lý khoa học hiện đại để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng cạnh tranh.
+ Chủ động trong việc tuyển dụng nhân viên cũng như thôi việc khi vi phạm điều lệ của công ty theo quy định của pháp luật.
+ Công ty có quyền xác định quỹ lương, các hình thức trả lương theo hiệu quả năng suất lao động của cán bộ công nhân viên .
+ Quyết định sử dụng và phân phối lợi nhuận còn lại cho các cổđông sau khi đã làm nhiệm vụ đối với Nhà nước, lập và sử dụng các quỹ theo quy
định của Nhà nước và nghị quyết của đại hội cổđông.
+ Được hưởng các chếđộưu đãi khi doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang công ty cổ phần theo quy định của Nhà nước.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp
Công ty cổ phần thương mại vật liệu và khí đốt Nha Trang tiến hành tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng duy trì chế độ một thủ trưởng, phát huy quyền tự chủ của cán bộ công nhân viên. Theo cơ cấu
này thì lãnh đạo được giúp đỡ của các phòng ban chức năng, tham khảo ý kiến và tìm ra các giải pháp tối ưu trong công việc như: ký kết hợp đồng kinh tế, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong những năm tới, tuy nhiên quyền quyết định là do giám đốc công ty.
Sơđồ : TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY
Quan hệ trực tiếp Quan hệ phối hợp
2.1.4 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận * Hội đồng quản trị
- Do đại hội cổ đông bầu ra và là cơ quan quản lý cao nhất của công ty. Có toàn quyền quyết định các vấn đề có liên quan đến chiến lược phát triển của công ty.
- Hội đồng quản trị bầu ra chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị là người chịu trách nhiệm về tư cách pháp nhân của công ty và có quyền yêu cầu các thành viên trong hội đồng quản trị, giám đốc công ty, và các phòng ban cung cấp đầy đủ các thông tin theo yêu cầu có liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Ban Giám Đốc
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế toán
tài vụ Phòng kdoanh ế hoạch kinh
Quầy hàng xăng dầu Bình Tân Quầy hàng xăng dầu Vĩnh Nguyên Quầy hàng xăng dầu Hồng Thái Quầy hàng xăng dầu Đồng Đế Quầy hàng xăng dầu Mã Vòng Tổng kho Bán buôn, bán lẻ vật liệu xây dựng
- Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước đại hội cổ đông về việc quản lý công ty theo điều lệ nghị quyết của đại hội cổ đông và tuân thủ pháp luật. Hội đồng quản trị trình đại hội cổđông quyết định kế hoạch phát triển dài hạn của công ty: huy động vốn, tăng giảm vốn điều lệ, chuyển nhượng vốn cổ phần, trình đại hội cổ đông các báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty, quyết toán tài chính hàng năm, phương án phân phối lợi nhuận, việc chia cổ tức.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng của công ty và duyệt phương án tổ chức bộ máy nhân sự của các đơn vị trực thuộc.
- Quyết định tiền lương, tiền thưởng cho ban giám đốc, kế toán trưởng và các chức danh khác. Chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật, vi phạm điều lệ, những sai phạm trong quản lý của công ty.
- Hội đồng quản trị có thể đình chỉ các quyết định của giám đốc nếu xét thấy trái pháp luật, vi phạm điều lệ, nghịđịnh và quy định của hội đồng quản trị.
* Ban giám đốc
- Giám đốc : Giám đốc công ty là người do hội đồng quản trị bầu ra, chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty theo nghị
quyết của đại hội cổ đông, quyết định của hội đồng quản trị, điều lệ của công ty và tuân thủ pháp luật.
Giám đốc có trách nhiệm và quyền hạn sau:
+ Điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty theo kế hoạch định hướng đã được đề ra thông qua đại hội cổđông.
+ Quan hệ giao dịch với khách hàng, ký kết các hợp đồng kinh tế, chịu trách nhiệm về những tổn thất trong kinh doanh, chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hợp đồng kinh doanh của công ty.
+ Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, dài hạn hàng năm và trình cấp trên phê duyệt.
+ Tuyển dụng, thuê mướn và bố trí sử dụng lao động theo quy định của hội đồng quản trị, khen thưởng, kỷ luật hoặc cho thôi việc đối với người lao
động phù hợp với bộ luật lao động.
+ Chủđộng trong kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý của công ty. - Phó giám đốc: Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của giám đốc, chịu trách nhiệm về phần việc được giao trước giám đốc, giải quyết công việc theo ủy quyền của giám đốc khi giám đốc đi vắng.
* Phòng tổ chức hành chính
Gồm 3 người : 1 trưởng phòng và 2 nhân viên
- Tham mưu cho giám đốc tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất kinh doanh. Thực hiện công tác tuyển chọn nhân sự, đào tạo cán bộ, đề bạt khen thưởng và lập kế hoạch lao động tiền lương.
- Thực hiện công tác quản lý hành chính như: lưu trữ hồ sơ, tài liệu của công ty. Ngoài ra còn thực hiện các chức năng chăm lo đời sống, y tế của người lao động.
* Phòng kế toán tài vụ
Gồm 4 người : 1 kế toán trưởng, 1kế toán kho hàng (vật tư, TSCĐ, công nợ), 1 kế toán tiền lương kiêm thủ quỹ, 1 kế toán thu chi.
- Tham mưu cho giám đốc về công tác kế toán và thống kê hạch toán kế
toán, phản ánh tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, vốn bằng tiền, kết quả kinh doanh. Đồng thời đề xuất các biện pháp quản lý tài chính
đảm bảo sử dụng vốn hợp lý, hiệu quả.
- Cung cấp toàn bộ số liệu, tài liệu về hoạt động kinh doanh cho giám
đốc, cuối kỳ lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính
để gửi đến cơ quan hữu quan : cục thuế, cục thống kê, sở kế hoạch và đầu tư. - Có quyền từ chối các không phê duyệt những khoản chi không hợp lý, hợp lệ theo chế độ kế toán hiện hành. Quản lý chặt chẽ chế độ thu chi,
thanh toán và quyết toán, thường xuyên đối chiếu công nợ để tránh những hiện tượng chiếm dụng vốn và bị chiếm dụng vốn.
* Phòng kế hoạch kinh doanh
Gồm 12 người: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 10 nhân viên có các nhiệm vụ sau
- Tham mưu cho giám đốc về việc xây dựng, thực hiện kế hoạch kinh doanh và ký kết hợp đồng.
- Xây dựng và lập kế hoạch kinh doanh, đề xuất phân bổ, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, báo cáo theo quy định của Nhà nước và công ty.
- Nghiên cứu giá cả, số lượng, chất lượng các mặt hàng để đề xuất kịp thời với giám đốc về giá mua, giá bán theo từng thời điểm.
- Lập kế hoạch luân chuyển hàng hóa, tổ chức giao kế hoạch và thực hiện kế hoạch luân chuyển hàng hóa cho các đơn vị cơ sở.
- Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Điều hành kinh doanh toàn công ty theo sự chỉ định của ban giám đốc và hội đồng quản trị, quản lý các quầy hàng và tổng kho.
* Tổng kho và các quầy hàng trực thuộc
- Tổng kho (Lê Hồng Phong): thựchiện việc lưu kho hàng hóa khi nhập về và xuất ra khi có quyết định của cấp trên.
- Các quầy hàng trực thuộc: là các đơn vị kinh doanh trực tiếp hạch toán báo sổ, thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty giao, được tự chủ kinh doanh theo khuôn khổ của pháp luật cho phép. Chịu sự chỉ đạo của ban