Một số kỹ thuật ghi phổ trong đầu dò khối phổ

Một phần của tài liệu Khảo sát hàm lượng chất chống oxy hóa ethoxyquin có trong tôm (Trang 31 - 32)

a) Full scan

Khi thao tác với chế độ scan, đầu dò sẽ nhận được tất cả các mảnh ion để cho khối phổ toàn ion đối với tất cả các chất trong suốt q trình phân tích. Thường dùng để nhận danh hay phân tích khi chất phân tích có nồng độ đủ lớn. Đối với đầu dị khối phổ ba tứ cực, chế độ SCAN thường được lựa chọn để khảo sát ion mẹ.

b) SIM (Selected Ion Monitoring)

Trong chế độ SIM, đầu dò MS chỉ ghi nhận tín hiệu một số mảnh ion đặc trưng cho chất cần xác định. Khối phổ SIM chỉ cho tín hiệu của các ion đã được lựa chọn trước đó, do vậy khơng thể dùng để nhận danh hay so sánh với các thư viện có sẵn. Đối với đầu dò khối phổ ba tứ cực, chế độ SIM thường được lựa chọn để khảo sát năng lượng phân mảnh khi đã biết ion mẹ.

c) SRM (Selected Reaction Monitoring) và MRM (Multiple Reaction

Monitoring)

Đối với khối phổ ba tứ cực, là máy đo khối phổ hai lần liên tiếp (MS-MS), 2 kỹ thuật ghi phổ có độ nhạy cao thường được sử dụng là SRM và MRM.

Nguồn

Ion không cộng hưởng

Ion cộng hưởng

Hiệu điện thế một chiều và xoay chiều

18

- SRM: cô lập ion cần chọn, sau đó phân mảnh ion cơ lập đó, trong các mảnh ion sinh ra, cô lập 1 mảnh ion con cần quan tâm và đưa vào đầu dò để phát hiện.

- MRM: trên thực tế, do yêu cầu về mặt kỹ thuật đối với phân tích vi lượng nên các ion con cần quan tâm thường từ 2 trở lên, do vậy kỹ thuật ghi phổ MRM thông dụng hơn SRM. Đầu tiên, cô lập ion cần chọn (ion mẹ) ở tứ cực thứ nhất, phân mảnh ion cơ lập đó tại tứ cực thứ 2 (thực chất là buồng va chạm) thu được các ion con, cô lập 2 (hoặc nhiều) ion con cần quan tâm ở tứ cực thứ 3 và đưa vào đầu dò để phát hiện.

Một phần của tài liệu Khảo sát hàm lượng chất chống oxy hóa ethoxyquin có trong tôm (Trang 31 - 32)