Các nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu tổ chức hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh hoàng hải (Trang 37 - 110)

a) Nhân tố về kinh tế

Từ khi nước ta bước vào công cuộc đổi mới thì nền kinh tế đã có nhiều khởi sắc. Nền kinh tế tăng tr ưởng thì đời sống nhân dân được nâng cao, và theo đó nhu cầu của người dân cũng sẽ được nâng cao, tạo cơ hội cho các ngành kinh tế.

Các yếu tố thuộc về kinh tế nh ư lãi suất ngân hàng, tỷ giá hối đoái, giá cả thị trường,… đều có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Nền kinh tế càng phát triền, tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng gay gắt, công ty muốn đứng vững trên thị trường thì phải tự vươn lên nhưng đó là một điều không dễ trong khi mặt bằng giá cả của nhiều yếu tố lại do thị tr ường quyết định. Nhiều thành phần kinh tế tư nhân, công ty thủy sản ra đời gây ra một áp lực cạnh tranh lớn đối với công ty.

b) Nhân tố thuộc về chính trị, pháp luật, văn hoá xã hội

Việt Nam được xem là một trong những nước có tình hình chính trị ổn định, đây là một điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam thu hút đầu t ư từ nước ngoài. Với các chính sách cụ thể về thuế, an ninh, bảo vệ môi tr ường, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế đã tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giúp công ty phát triển thuận lợi hơn.

Chính sách phát triển kinh tế của nhà nước ta hiện nay đang khuyến khích phát triển các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu đã tạo ra nhiều thuận lợi cho công ty: ví dụ như Thuế GTGT hàng xuất khẩu là 0%, ưu tiên cho vay với lãi suất thấp để nuôi

trồng thuỷ sản và đánh bắt xa bờ, góp phần làm tăng nguồn nguyên liệu cho việc chế biến thuỷ hải sản.

Các yếu tố về văn hóa, xã hội như phong cách sống, tỷ lệ tăng dân số, vấn đề chuyển dịch lao động, truyền thống dân tộc,… là những yếu tố có thể tạo c ơ hội hay nguy cơ đối với công ty. Ngày nay, dân số tăng cao, mức sống của ng ười dân tăng cao, phong cách sống cũng thay đổi, đòi hỏi công ty cũng phải nhạy bén tr ước các yếu tố xã hội và phải nâng cao chất lượng sản phẩm để thoã mãn nhu cầu người tiêu dùng.

c) Điều kiện tựnhiên

Khánh Hòa là một trong những tỉnh được thiên nhiên ưu đãi rất lớn, trong đó có ngành thủy sản. Với bờ biển kéo dài khoảng 375km, tổng diện tích mặt biển khai thác thủy sản khoản 2 triệu ha, nguồn lợi thủy sản có trữ l ượng khoảng 92-100 tấn/ năm. Đây là thuận lợi cho các công ty chế biến thủy sản.

Tuy nhiên kinh doanh thủy sản là ngành chịu sự tác động rất lớn của yếu tố điều kiện tự nhiên: biển động, bão, thủy triều và đặc biệt là yếu tố mùa vụ ảnh hưởng lớn đến yếu tố đầu vào của công ty, tác động đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty không theo ý muốn.

2.1.5. Đánh giá khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong

Bảng:BẢNG TỔNG HỢP MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG

KINH DOANH, VÀ MỘT SỐ TỶ SỐ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY

Chênh lệch 2007/2006

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007

+/- %

I.Các chỉ tiêu kết quả

1.Doanh thu Đồng 134.411.091.732 102.296.729.715 (32.114.362.017) (23,89) 2.Lợi nhuận trước

thuế Đồng 173.263.292 394.721.342 221.458.050 127,82

3.Lợi nhuận sau

thuế Đồng 124.749.570 284.199.366 159.449.796 127,82 4.Tổng vốn KD bình quân Đồng 16.138.834.638 16.399.808.638 260.974.000 1,62 5.Tổng vốn CSH bình quân Đồng 2.441.698.203 2.744.026.960 302.328.757 12,38 6.Tổng số lao động Người 118 128 10 8,47 7.Thu nhập bình quân/người/tháng Tr/ng 1.766.700 2.311.064 544.364 30,81 8.Tổng nộp ngân sách Đồng 50.013.873 112.021.976 62.008.103 123,98

II. Các tỷ số thể hiện khả năng sinh lời

Tỷ suất LN/DT % 0,09 0,28 0,19 211,11

Tỷ suất LN/Tổng

TS % 0,77 1,73 0,96 124,68

Tỷ suất LN/VCSH % 5,11 10,36 5,25 102,74

Nhận xét:

Nhìn vào bảng tổng hợp một số chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh và một số tỷ số tài chính của Công ty TNHH Hoàng Hải, ta thấy hiệu quả kinh doanh của công ty rất khả quan và có khả năng thanh toán, thể hiện:

Tuy doanh thu năm 2007 gi ảm 23,89 % so với năm 2006 nhưng lợi nhuận trước thuế tăng 127,82%, và lợi nhuận sau thuế cũng tăng 127,82%. Điều đó cho thấy tình hình tiêu thụ của công ty tuy chưa tốt lắm nhưngdo các chi phí phát sinh như giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, các chi phí khác…đều đã giảm đi rất nhiều nên làm cho lợi nhuận tăng.

Tổng vốn kinh doanh bình quân tăng. Cụ thể năm 2007 tăng 260.974.000 đồng so với năm 2006 tương đương tăng 1,62%. Vốn chủ sở hữu cũng tăng 12,38% từ năm 2006 đến năm 2007 . Điều đó cho thấy chủ doanh nghiệp rất ý thức đ ược tầm quan trọng của nguồn vốn bên ngoài cũng như nguồn vốn chủ sở hữu. Bởi vì vốn là thế mạnh của một doanh nghiệp.

Số lượng lao động năm 2007 tăng 10 người so với năm 2006. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy công ty th ường xuyên quan tâm đến việc nâng cao chất l ượng, mở rộng thêm nguồn nhân lực. Nhưng không vì số lượng lao động tăng thêm mà thu nhập bình quân của người lao động giảm. Ngược lại, thu nhập bình quân tăng 30.81% từ năm 2006 đến năm 2007 , điều đó cho thấy công ty chú trọng nâng cao mức sống cho người lao động, khuyến khích nhân viên tích cực làm việc vì lợi ích chung của tập thể.

Ta thấy, trong năm 2006 công ty đã nộp 50.013.873 đồng cho ngân sách nhà nước. Sang năm 2007, con số đó tăng lên đến112.021.976 đồng, tức là tăng123.98 %, là mức tăng rất đáng kể. Nh ư vậy, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã góp phần làm tăng thu ngân sách nh à nước.

Năm 2006, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 0,09%, có nghĩa là trong kỳ kinh doanh cứ 100đồng doanh thu và thu nhập thu được từ hoạt động của công ty thì có 0,09đồng là lợi nhuận sau thuế, năm 2007 con số này tăng lên đến 0,28 đồng. Có được vậy là do năm 2007 công ty đã làm ăn có hiệu quả, và có biện pháp để giảm thiểu chi phí đầu v ào, do đó lợi nhuận sau thuế tăng lên làm chỉ số này tăng lên.

Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản và lợi nhuận trên tổng vốn chủ sở hữu để thấy được tổng tài sản và tổng vốn chủ sở hữu khi đưavào hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2006, cứ trong 100 đồng vốn bỏ ra thì thuđược 0,77đồng lợi nhuận, sang năm 2007 tăng lên đến 1,73 đồng. Và trong 100 đồng là vốn chủ sở hữu thì thu được 5,11 đồng lợi nhuận năm 2006, năm 2007 tăng 102,74% đ ạt 10,36 đồng. Nguyên nhân làm cho các tỷ số này tăng lên là do năm 2007 công ty đã cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động,…, sử dụng có hiệu quả tài sản và đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra của mình nên lợi nhuận sau thuế tăng lên.

2.1.6.Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới

Kết thúc năm 2007 Công ty TNHH Hoàng Hải đã rút ra được những cơ hội cũng như những khó khăn, thách thức đối với công ty trong thời gian này. Thế nên,

công ty cần phải phấn đấu hơn nữa trong chiến lược đa dạng hoá sản phẩm phục vụ khách hàng nhằm khẳng định vị trí của công ty trên thị trường để đạt được sự ổn định và phát triền vững chắc. Để đạt đ ược điều này, công ty cần phải tập trung vào việc định hướng hoạt động kinh doanh cho thời gian tới.

Thứ nhất: mục tiêu doanh thu và mục tiêu chất lượng. Đó là chất lượng phải là đỉnh cao, doanh thu vượt trội. Tích cực tìm kiếm và phát triển thị trường xuất khẩu nhằm không ngừng phát triển doanh thu, phát triển lực lượng của công ty. Tìm đối tác liên doanh để hiện đại hóa máy móc thiết bị.

Thứ hai: nâng cao đầu t ư chất lượng con người. Cụ thể công ty sẽ bồi dưỡng, giáo dục, sàn lọc thường xuyên để công ty TNHH Hoàng Hảicó một đội ngũ nhân viên văn phòng có trình độ cao và kinh nghiệm để kiện toàn hơn bộ máy nhân sự, có đạo đức nghề nghiệp và quyết tâm làm việc lâu dài trong Hoàng Hải. Tích cực đào tạo đội ngũ lao động trong phân xưởng chế biến để nâng cao tay nghề và sự chuyên nghiệp hơn nữa, vìđây là lực lượng lao động quan trọng quyết định đến sản phẩm làm ra có đạt chất lượng cao hay không.

2.2. Thực trạng công tác hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết

quả kinh doanh tại công ty

2.2.1. Tổ chức công tác kế toán tại công ty

2.2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán

Công ty TNHH Hoàng Hải sử dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung. Tất cả các công việc kế toán nh ư phân loại chứng từ, kiểm tra chứng từ ban đầu, định khoản kế toán, ghi sổ tổng hợp và chi tiết, lập báo cáo thông tin kinh tế… đều tập trung ở phòng kế toán của công ty.

Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

Kế toán tổng hợp kiêm KT công nợ

Kế toán hàng tồn kho

Kế toán thanh toán kiêm KT TSCĐ Kế toán trưởng

kiêm KT thuế

Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận kế toán:

*Kế toán trưởng:

Kế toán trưởngkiêm kế toán thuế là người giúp đỡ ban giám đốc tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế theo cơ chế quản lý mới, kê khai thuế, phân công chỉ đạo trực tiếp các nhân viên kế toán của công ty và chịu trách nhiệm các sai sót khi xác thực, không rõ ràng, không hợp lệ về số liệu báo cáo t ài chính trước ban lãnh đạo doanh nghiệp và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

* Kế toán tổng hợp kiêm kế toán công nợ

Phản ánh tổng hợp số liệu về doanh thu, chi phí, công nợ, các khoản thanh toán với ngân hàng, với ngân sách nhà nước, tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm, tính lương. Cuối kỳ, đối chiếu với kế toán thanh toán, kế toán hàng tồn kho về mặt giá trị. Sau đó, khóa sổ, kết chuyển chi phí tính lãi lỗ. Lên sổcái, lên bảng cân đối số phát sinh.

* Kế toánhàng tồn kho

Có nhiệm vụ theo dõi tình hình xuất nhập nguyên vật liệu, thành phẩm, công cụ dụng cụ, bao bì luân chuyển và tồn kho cuối kỳ, phản ánh số l ượng và giá trị mỗi lần thu mua, phiếu xuất kho và các chứng từ khác có liên quan. Đối chiếu với thủ kho về số lượng vật tư nhập xuất, tồn kho và nhập chứng từ vào máy để theo dõi cả về mặt số lượng và giá trị. Hàng ngày, phải tập hợp in đóng đầy đủ chứng từ, mỗi tháng tiến hành kiểm kê kho một lần, từ đó tìm cách xử lý vật tư thừa thiếu. Cuối kỳ xác định giá trị thành phẩm đã xuất bán cả về giá trị và số lượng theo phương pháp xuất kho mà doanh nghiệp áp dụng.

* Kế toánthanh toán kiêm kế toán TSCĐ

Kế toánthanh toán có nhiệm vụ lập Phiếu thu, Phiếu chi, theo dõi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, đối chiếu với thủ quỹ về l ượng tiền mặt thực tế tại quỹ, đối chiếu với kế toán tổng hợp số d ư tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Kế toán còn phải thường xuyên đối chiếu số liệu với ngân hàng, kiểm tra lượng tiền tồn tại khoản giao dịch với ngân hàng. Bên cạnh đó, theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, trính khấu hao và phân bổ TSCĐ.

* Thủ quỹ

Căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi hợp lý, thủ quỹ tiến hành thu chi tiền và ký vào các chứng từ hợp lý đó. Cuối ngày, thủ quỹ sẽ đưa tiền vào gửi ngân hàng.

2.2.1.2. Tổ chức công tác kế toán

Công ty TNHH Hoàng Hải tổ chức công tác kế toán theo hinh thức tập trung. Theo hình thức này tất cả các công việc kế toán nh ư phân loại chứng từ, kiểm tra chứng từ ban đầu… đều đ ược thực hiện tập trung ở phòng kế toán.

2.2.2. Hình thức kế toán

2.2.2.1.Sơ đồ tổ chức sổ

Hiện nay, công ty đang thực hiện hình thức kế toán máy và áp dụng theo hình thức Nhật ký chung. Với việc áp dụng ch ương trình kế toán máy thì tất cả các chứng từ sau khi kiểm tra, phân loại sẽ được nhập dữ liệu vào máy, máy tính sẽ từ động cập nhật để lên các sổ chi tiết và các sổ tổng hợp.

Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán tại công ty

Chú thích:

Nhập số liệu hàng ngày: Cuối tháng, cuốinăm:

Chứng từ kế toán

Phân loại, kiểm tra chứng từ. Nhập dữ liệu vào máy tính

In sổ sách - Sổ chi tiết - Sổ cái - Sổ nhật ký chung - Sổ nhật ký bán hàng, mua hàng… -

2.2.2.2.Trình tự ghi sổ kế toán

Hàng ngày, kế toán viên phụ trách từng phần hành kế toán căn cứ vào chứng từ gốc đãđược kiểm tra, phân loại,được dùng làm căn cứ ghi sổ, xácđịnh tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có, lấy số liệu nhập vào máy vi tính.

Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ cái và các sổ kế toán chi tiết có liên quan.

Cuối kỳ, kế toán sẽ thực hiện các thao tác trên máy tính để lập các báo cáo tài chính theo quy định.

2.2.3. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến công tác kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty

2.2.3.1. Đặc điểm kinh doanh

Tại Công ty TNHH Hoàng Hải sản phấm sản xuất ra chủ yếu là xuất khẩu sang các nước Mỹ, Nhật, và một số nước Châu Á khác. Vì sản phẩm xuất ra các nhiều nước nên đồng tiền thanh toán có nhiều loại như: USD, JPY,… nên công việc thanh toán ngoại tệ khi xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, do đó phải theo dõi chi tiết cho từng ngoại tệ của mỗi khách hàng của mỗi nước. Khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng xuất khẩu chưa thu tiền kế toán căn cứ Bộ chứng từ xuất khẩu và tỷ giá tại thời điểm phát sinh do ngân hàng thông báo dể ghi nhận doanh thu bán hàng.

Do đồng tiền thanh toán có nhiều loại đã làm cho kế toán gặp nhiều khó khăn trong việc theo dõi mà tỷ giá ngoại tệ luôn biến động, do đó làm cho doanh thu của công ty cũng biến động theo.

Ngoài ra sản lượng của công ty cũng tùy thuộc vào mùa vụ. Vào mùa đông dông bão các tàu khó có t hể ra khơi đánh bắt được nhiều, nên nguồn nguyên liệu đầu vào của công ty cũng gặp bấp bênh.

2.2.3.2. Trình độ nhân viên

Con người là yếu tố hết sức quan trọng có tính chất quyết định đến sự thành công hay thất bại của một công việc. Cũng nh ư vậy, đội ngũ kế toán giỏi, giàu kinh nghiệm là điều kiện quyết định tính chất linh hoạt, kịp thời, cung cấp đầy đủ thông tin cho cấp trên và các cơ quan quản lý khác. Tại công ty TNHH Hoàng Hải, các nhân viên kế toán là những người có năng lực và khá giàu kinh nghiệm. Nhiệm vụ của người nào người ấy thực hiện và có sự tham khảo lẫn nhau, bổ sung cho nhau. Các công việc được thực hiện nhanh và có hiệu quả cao. Nhưng mỗi nhân viên kế toán vẫn phải kiêm nhiều việc khác nhau, tuy công việc vẫn ho àn thành nhưng

nhiều khi dễ gây ra sự căng thẳng, áp lực cho các nhân viên, điều này làm hạn chế năng suất lao động.

2.2.3.3. Trang thiết bị phục vụ cho công tác kế toán

Công việc kế toán hoàn thành tốt là nhờ vào hệ thống trang thiết bị kỹ thuật, chủ yếu là hệ thống máy vi tính hiện đại. Mỗi nhân viên kế toán trực tiếp làm việc

Một phần của tài liệu tổ chức hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh hoàng hải (Trang 37 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)