b) Cách xây dụng giá bán
3.2 Các biện pháp về tình hình tiêu thụ
3.2.1. Biện pháp 1: Đẩy mạnh công tác marketing, mở rộng thị trường
tiêu thụ.
Thực trạng :
Khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị tr ường, trong cơ chế này có nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất một mặt hàng để đáp ứng nhu cầu cho ng ười tiêu dùng. Vì vậy cạnh tranh là điều tất yếu, một doanh nghiệp dù cho sản xuất nhiều sản phẩm đạt chất lượng cao, giá thành hạ nhưng sản phẩm của doanh nghiệp không đ ược người tiêu dùng biết đến do công tác tiếp thị marketing còn yếu kém thì chắc chắn doanh nghiệp đó không đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.
Thực sự phải nói rằng ngày nay, hoạt động marketing có một vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nhờ có nó mà doanh nghiệp nắm bắt được thông tin về thị trường: nhu cầu khách hàng về sản phẩm, chất lượng, chủng loại, giá cả…và ngược lại cũng nhờ công tác marketing mà khách hàng mới biết đến công ty và sản phẩm của công ty.
Hiện nay ở công ty công tác marketing còn kém, chưa được chú trọng. Công ty chưa có bộ phận chuyên về nghiên cứu thị trường, chưa có kế hoạch cho việc đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ. Do đó công ty cần quan tâm hơn nữa cho hoạt động marketing để mọi người tiêu dùng đều biết đến hình ảnh của công ty, lĩnh vực mà công ty kinh doanh và đặc điểm kinh doanh của công ty.
Mặt khác thị trường tiêu thụ của công ty chủ yếu là thị trường nước ngoài còn thị trường trong nước hầu như không đáng kể, mặc dù thị trường nội địa đầy tiềm năng với dân số hơn 80 triệu người.
Vì vậy công ty nên thành lập bộ phận marketing để lo các công việc nh ư:
Tìm hiểu nhu cầu thị trường, phong tục tập quán, sự thay đổi nhu cầu của khách hàng. Đối với những sản phẩm đang tiêu thụ cần thu thập ý kiến của khách hàng. Đối với những sản phẩm mới cần nghiên cứu kỹ lưỡng nhu cầu của khách hàng để tránh tình trạng sản phẩm mới tung ra bị tẩy chay.
Tìm hiểu sở thích, tâm lý, những ưu nhược điểm của đối tác để cáccuộc đàm phán ký kết hợp đồng được diễn ra một cách thuận lợi.
Thường xuyên nắm bắt nhanh chóng các thông tin diễn ra hằng ngày trên thế giới như giá cả nguyên vật liệu, giá cả các sản phẩm cạnh tranh, tỷ giá hối đoái… để có những giải pháp kịp thời về giá bán.
Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh để có những chiến l ược kinh doanh phù hợp.
Nghiên cứu nhiều hơn nữa về thị trường trong nước vì hiện tại, thị trường trong nước chưa được quan tâm nhiều. Các sản phẩm bán trong n ước chỉ là những sản phẩm không xuất đi nước ngoài được vì nhiều lí do, hoặc là những phế phẩm, phế liệu chứ thực sự công ty ch ưa coi bán hàng trong nư ớc là một hoạt động chính của công ty.
Nếu làm tốt công tác marketing thì hiệu quả và uy tín của công ty sẽ được mọi người biết đến. Và như vậy không những giúp khâu tiêu thụ sản phẩm của công ty được suôn sẻ mà khâu thu mua nguyên liệu đầu vào cũng gặp thuận lợi hơn. Khi khâu tiêu thụ làm tốt thì số lượng tiêu thụ sẽ tăng kéo theo doanh thu tăng, hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ được nâng lên.
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán h àng hóa, là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán. Chính vì vậy việc mở rộng thi tr ường sẽ làm tăng khối lượng hàng hóa tiêu thụ góp phần làm tăng doanh thu.
Hiện tại, hoạt động chính của công ty là xuất khẩu. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu chỉ mới dừng lại ở một số ít nước Châu Á, như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, lớn nhất là thị trường Nhật Bản và thị trường Mỹ chứ chưa phát triển nhiều sang các khu vực khác lớn h ơn như EU, một thị trường khó tính về yêu cầu chất lượng sản phẩm. Việt Nam đã gia nhập WTO, đó là cơ hội lớn cho công ty thâm nhập vào các thị trường mới. Vì vậy công ty cần nhanh chóng có giải pháp để phát triển thị trường truyền thống và mở rộng vào thị trường tiềm năng mới, chẳng hạn như:
Nên quan tâm đầu tư hơn nữa cho hoạt động quảng cáo hìnhảnh của công ty, sản phẩm mà công ty kinh doanh bằng cách:
+ Thông qua mạnginternet (bằng cách mở một trang web riêng cho công ty) + Quảng cáo trên tạp chí chuyên ngành
+ Qua truyền hình
+ Tham gia hội chợ triễn lãm trong và ngoài nước
+ Thông qua túi quà cho khách hàng có in biểu tượng, thương hiệu của công ty…
Công ty có thể có chính sách bán hàng ưu đãi như chiết khấu, giảm giá cho những khách hàng mua với số lượng lớn, giảm giá cho những khách hàng truyền thống để họ gắn bó hơn với công ty trong việc tiêu thụ hàng…
Công ty có thể áp dụng một số hình thức khuyến mãi: bán hàng với giá thấp hơn giá bán, tổ chức bán hàng kèm theo quà tặng, cung ứng dịch vụ không thu tiền…
3.2.2. Biện pháp 2:Đadạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Thực trạng:
Nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng rất phong phú và luôn biến đổi. Do đó việc đa dạng hóa sản phẩm không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà còn góp phần ổn định công ăn việc làm cho công nhân trong n hững lúc không phải mùa vụ. Hiện nay sản phẩm chủ lực của công ty l à “Cá ngừ đại dương”, bên cạnh đó công ty đã có mộtsố mặt hàng Cá khác, nhưng các mặt hàng như Tôm, Mực… thì công ty vẫn chưa đưa vào sản xuất chế biến. Tuy nhiên việc đa dạng hóa sản phẩm phải đảm bảo có lợi nhuận cho công ty.
Biện pháp: Để giải quyết được việc này, công ty cầncác yếu tố sau:
Trước hết công ty cần đảm bảo nguyên liệu đầu vào không chỉ đủ số lượng sản xuất mà còn phải đảm bảo đúng chất l ượng. Muốn vậy công ty cần chủ động mua nguyên liệu, bộ phận thu mua phải có kinh nghiệm, đồng thời việc thu mua nguy ên liệu chủ yếu từ các chủ nậu nên tạo mối quan hệ tốt với các chủ nậu sẽ giúp công ty thu mua nguyên liệu tốt hơn.
Yếu tố lao động: lao động thủ công là một đặc trưng của ngành nghề chế biến thủy sản. Do đó chất lượng sản phẩm sẽ phụ thuộc rất lớn vào tay nghề công nhân, mặt khác cần đảm bảo số l ượng công nhân khi vào mùa vụ. Vì vậy công ty cần phải có đội ngũ công nhân chính thức có tay nghề và có kế hoạch tuyển dụng công nhân mùa vụ. Cần quan tâm hơn nữa tới các chính sách đối với công nhân viên.
Yếu tố công nghệ: đây là một trong những yếu tố góp phần l àm tăng chất lượng sản phẩm, đặc biệt là công nghệ chế biến và bảo quản sản phẩm.
Sản phẩm của công ty chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường nước ngoài cho nên khả năng cạnh tranh sản phẩm là rất quan trọng, do đó công ty phải luôn chú trọng đầu tư những máy móc, công nghệ hiện đại, bộ phận kỹ thuật phải có trình độ để sản phẩm của công ty có thế đứng vững trên thị trường
KẾT LUẬN
Như vậy để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải ra sức cạnh tranh, tạo ra nhiều doanh thu để bù đắp cho những chi phí đã bỏ ra cho quá trình sản xuất kinh doanh. Để có được điều này các nhà quản lý phải năng động, nhạy bén, nắm bắt kịp thời các thông tin…để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình diễn ra liên tục và hiệu quả, nâng cao lợi nhuận.
Qua thời gian thực tập và nghiên cứu công tác tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TNHH Hoàng Hải, em đã tích luỹ thêm được nhiều kiến thức mới, có thể đối chiếuđược giữa lý thuyết đã học được trên lớp với thực tiễn. Từ đó em đã nhận thức sâu sắc và toàn diện về công tác kế toán ở một công ty sản xuất kinh doanh mà đặt biệt là công tác kế toán “ Doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh”.
Trong khuôn khổ có hạn chuyên đề không thể đề cập đến mọi vấn đề, giải quyết mọi khía cạnh của công tác tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh. Nh ưng cũng đã giải quyết được một số nội dung cơ bản sau :
Về mặt lý luận : Đã trình bày có hệ thống những vấn đề lý luận c ơ bản về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh.
Về mặt thực tiễn : Đã trình bày thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Hoàng Hải.
Trên cơ sở tiếp cận thực tế tại công ty em đã có một số biện pháp đề xuất với mong muốn góp phần hoàn thiện hơn công tác hạch toán kế toán tại công ty.
Tuy được thực tập tại công ty là một cơ hội tốt cho em được tiếp xúc, tìm hiểu thực tế nhưng vì thời gian có hạn, không có điều kiện đi sâu vào nghiên cứu hết hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, hơn nữa do kiến thức còn hạn chế nênđề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mongđược sự góp ý của các thầy cô trong khoa, đặt biệt là cô giáo Nguyễn Bích Hương Thảo, cùng với các anh, chị trong công tyđể đề tài của emđược hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, tháng 11 năm 2008 Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Lê Như
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Võ Văn Nhị (Chủ biên): Kế toán tài chính, Nhà xuất bản Tài chính 2. Bài giảng Kế toán tài chính I, II, Trường đại học Nha Trang
3. Bài giảng Nghiệp vụ thuế, Tr ường đại học Nha Trang
4. Võ Văn Cần (Biên soạn): Bài giảng Quản trị tài chính, Trường đại học Nha Trang 5. Hệ thống thông tin kế toán 1, 2, Bộ môn kế toán, trường đại học Nha Trang 6. http://www.ntu.edu.vn
7. http://www.mof.gov.vn
PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM
1. L/C
2. Hóa đơn thương mại (Comemercial Invoice) 3. Tờ khai hải quan xuất khẩu
4. Phiếu đóng gói (Packing List)
5. Chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (Health Certificate) 6. Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)