Kế toán các khoản thu nhập khác và chi phí khác

Một phần của tài liệu tổ chức hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh hoàng hải (Trang 28 - 110)

1.6.1. Kế toán các khoản thu nhập khác

1.6.1.1. Nội dung

Thu nhập khác của doanh nghiệp gồm:

 Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ

 Thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng

 Thu tiền các khoản nợ khó đòiđã xử lý xoá sổ

 Các khoản thuế được NSNN hoàn lại

 Thu các khoản nợ phải trả không xác đ ịnh được chủ

TK 911 TK 515 TK 635 TK 111,112,138 Thu nhập từ hoạt động tài chính TK 228,222 DT cổ tức, LN được chia TK 121,228 Tiền lãi bổ sung

đầu tư tài chính TK 331 Chiết khấu thanh toán được hưởng K/C DTTC Xácđịnh KQKD K/C CPTC Xác định KQKD TK 111,112, 141,121,128,.. CP, lỗ về HĐ đầu tư Tài chính TK 341,311,… Lãi tiền vay phải trả TK 111,112 Chiết khấu thanh toán được hưởng TK 129, 229 Bổ sung dự phòng giảm giá đtư TC Hoàn nhập dự phòng

 Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan tới tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có)

 Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp.

1.6.1.2. Tài khoản sử dụng

Tài khoản 711 “Thu nhập khác” Kết cấu Tài khoản 711

Bên Nợ:

 Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính theo ph ương pháp trực tiếp đối với các khoản thu nhập khác (nếu có) ở doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo ph ương pháo trực tiếp.

 Cuối kỳ, kế toán kết chuyển các khoản thu nhập khác sang tài khoản 911 “xác định kết quả kinh doanh”

Bên Có:

 Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ. Tài khoản 711 “thu nhập khác” không có số d ư cuối kỳ.

1.6.2. Kế toán các khoản chi phí khác

1.6.2.1. Nội dung

Chi phí khác của doanh nghiệp gồm:

Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán (nếu có)

Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế Bị phạt thuế, truy nộp thuế

Các khoản chi phí do kế toán bị nhầm, hoặc bỏ sót khi ghi sổ kế toán Các khoản chi phí khác còn lại

1.6.2.2. Tài khoản sử dụng

Tài khoản 811 “Chi phí khác” Kết cấu tài khoản 811:

Bên Nợ:

Các khoản chi phí khác phát sinh

Bên Có:

Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác sang tài khoản 911 “xác định kết quả kinh doanh”

1.6.3. Sơ đồ kế toán chi phí khác và thu nhập khác

Sơ đồ 1.18: Hạch toán kế toán thu nhập khác và chi phí khác

1.7. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

1.7.1. Nội dung

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là tổng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại khi xác định lợi nhuận của một kỳ.

Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp hoặc thu hồi được tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của năm hiện hành.

Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả là thuế thu nhập phải nộp trong tương lai tính trên các kho ản chênh lệch tạm thời chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành.

TK 211,213 TK 911 TK 811 TK 111,112,113 Thu nhập khác thu bằng tiền TK 331,338 Nợ phải trả mà chủ nợ khôngđòi TK 3331 Thuế GTGT được giảm TK 111,131 TN năm trước bỏ sót, quên ghi sổ K/C thu nhập khác XĐ KQKD K/C chi phí khác XĐ KQKD TK 111,112, CP khác phát sinh bằng tiền Gía trị còn lại củaTSCĐ TK 333,338 Các khoản phải trả, phải nộp TK 111,331 CP năm trước bỏ sót, quên ghi sổ TK 711

1.7.2. Tài khoản sử dụng

Tài khoản 821 ”Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” Tài khoản 821 có 2 tài khoản cấp 2:

TK 8211: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành TK 8212: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại Kết cấu tài khoản 821:

Bên Nợ:

 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện h ành phát sinh trong năm

 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm

 Kết chuyển sang tài khoản 911 “xác định kết quả kinh doanh”

Bên Có:

 Chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm nhỏ h ơn số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp.

 Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghi ệp hoãn lại và ghi nhận tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.

 Kết chuyển sang tài khoản 911 “xác định kết quả kinh doanh” Tài khoản 821 không có số dư cuối kỳ.

1.7.3. Sơ đồ kế toán

Sơ đồ 1.19: Hạch toán kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

TK 821 TK 3334 Tạm nộp thuế TNDN Thuế TNDN phải nộp bổ sung TK 3334 Số thuế TNDN phải nộp nhỏ hơn số thuế tạm nộp TK 911 TK 911 Kết chuyển CP thuế TNDN để XĐ KQKD Kết chuyển CP thuế TNDN để XĐ KQKD

1.8. Kế toán xác định kết quả kinh doanh

1.8.1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán

Tài khoản sử dụng là tài khoản 911 “xác định kết quả kinh doanh”

Tài khoản này phản ánh đầy đủ, chính xác kết quả ho ạt động kinh doanh của kỳ hạch toán theo đúng quy định của c ơ chế quản lý tài chính.

Tài khoản 911 được mở chi tiết cho từng loại hoạt động(hoạt động sản xuất chế biến, hoạt động kinh doanh th ương mại, dịch vụ, hoạt động khác…)

Trong từng loại hoạt động có thể mở chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành kinh doanh, từng loại hình phục vụ…

Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là doanh thu thuần và thu nhập thuần.

1.8.2. Tài khoản 911 “xác định kết quả ki nh doanh”

Kết cấu tài khoản 911:

Bên Nợ:

Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ và toàn bộ chi phí kinh doanh BĐS đ ầu tư phát sinh trong kỳ.

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí tài chính

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Lãi sau thuế các hoạt động trong kỳ

Bên Có:

Doanh thu thuần về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ và doanh thu thuần kinh doanh BĐS đầu t ư phát sinh trong kỳ.

Doanh thu hoạt động tài chính Thu nhập khác.

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Lỗ về các hoạt động trong kỳ.

1.8.3. Sơ đồ tài khoản 911 “xác định kết quả kinh doanh” Sơ đồ 1.20: Hạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh

TK 911 TK 632 TK 635 TK 641 TK 642 TK 811 TK 821 TK 511 TK 711 TK 821 TK 421 K/C GVHB, CPKD BĐS đầu tư để XĐ KQKD K/c chi phí tài chính K/c chi phí bán hàng K/c chi phí quản lý DN K/c chi phí khác K/c CP thuế TNDN K/c lãi K/c doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

K/c doanh thu tài chính

K/c thu nhập khác

K/c chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp K/c lỗ TK 521, 531, 532,… K/C khoản làm giảm DT TK 421 TK 515

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN DOANH THU

TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI

CÔNG TY TNHH HOÀNG HẢI

2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Hoàng Hải

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Ngày 31/01/2000 Công ty TNHH Hoàng Hải được thành lập với giấy phép đăng ký kinh doanh s ố 370200001 do Sở Kế hoạch v à Đầu tư tỉnh Khánh Hoà cấp với ngành nghề kinh doanh là: thu mua, gia công chế biến và xuất khẩu thuỷ sản, nông sản, đánh bắt thuỷ sản, đại lý vận tải, dịch vụ làm thủ tục hải quan, dịch vụ giao nhận hàng hoá trong và ngoài nư ớc.

Ngày 03/11/2004 Công ty TNHH Hoàng Hải quyết định mở rộng kinh doanh với ngành nghề phong phú đáp ứng cho nhu cầu ngày càng phát triển của thị trường. Công ty bổ sung một số ngành nghề như sau: mua bán hàng tiêu dùng và th ủ công mỹ nghệ, mua bán, lắp đặt các thiết bị bảo vệ, thiết bị phòng cháy chữa cháy và báo cháy tự động, dịch vụ giao nhận h àng hoá trong và ngoài nư ớc, đại lý vận tải, dịch vụ làm thủ tục hải quan, kê khai hải quan, đánh bắt hải sản, mua bán thiết bị văn phòng, thiết bị máy công nghiệp, lâm nghiệp, thiết bị viễn thông.

Vốn điều lệ : 20 tỷ đồng.

Địa chỉ : 298 đường 2/4, phường Vĩnh Phước, tp Nha Trang, tỉnhKhánh Hoà.

Điện thoại : 058.561998– Fax :058.562060 Email : hoanghaico@dng.vnn.vn. Mã số thuế : 4200398240

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ

2.1.2.1. Chức năng

- Tổ chức, gia công, chế biến các mặt hàng thuỷ sản và thực phẩm đông lạnh. - Liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để tạo ra hàng hoá tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

- Trực tiếp sản xuất các mặt hàng trong phạm vi sản xuất kinh doanh của công ty và các mặt hàng liên doanh, gia công của công ty tạo ra,đồng thời nhận uỷ thác xuất nhập khẩu theo yêu cầu của khách hàng.

- Mở các đại lý mua bán các mặt hàng thuộc phạm vi sản xuất kinh doanh của công ty tạo ra.

2.1.2.2. Nhiệm vụ

-Kinh doanh đúng ngành ngh ề đãđăng ký.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. - Thực hiện phân phối lao động một cách hợp lý v à theo đúng luật lao động của Nhà nước ban hành.

- Bảo tồn và phát triển vốn được giao.

- Phát triển kinh doanh, bảo vệ môi tr ường và giữ vững an ninh, trật tự xã hội, nâng cao đời sống cho công nhân.

- Không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng thị tr ường.

- Tổ chức mua nguyên vật liệu đảm bảo chất l ượng tạo ra sản phẩm đúng quy cách giao cho khách hàng tạo uy tín trên thị trường trong và ngoài nước.

- Báo cáo trung thực đúng thời hạn quy định.

- Nâng cao tay nghề trình độ sản xuất của công nhân để tạo ra sản phẩm có chất lượng.

- Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị tr ường xuất khẩu tiêu thụ sản phẩm để cung ứng một cách kịp thời và hợp lý.

2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý

2.1.3.1. Sơ đồ tổ chứcbộ máyquản lý

Sơ đồ2.1: Cơ cấu tổ chứcbộ máyquản lý của công ty TNHH Hoàng Hải

BAN GIÁM ĐỐC BAN ĐIỀU HÀNH CÁC PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KẾ TOÁN VĂN PHÒNGĐẠI DIỆN TẠI TP HCM CÁC TRẠM THU MUA NGUYÊN LIỆU

2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban

- Ban giám đốc: Gồm một Giám đốc và một phó giám đốc có nhiệm vụ điều hành quá trình sản xuất kinh doanh của C ông ty trên phương di ện vĩ mô, đồng thời tổ chức thu thập, xử lý thông tin để dựng kế hoạch, chiến l ược phát triển công ty trong thời gian ngắn và dài hạn.

- Phòng kế toán: Có nhiệm vụ ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kỹ thuật thu chi tài chính, thu nộp thuế, thanh toán kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng các loại tài sản, sử dụng kinh phí. Cung cấp số liệu, tài liệu phục vụ cho quản lý và điều hành của giám đốc, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế, tài chính phục vụ cho công tác lập kế hoạch của Công ty.

- Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ giúp ban giám đốc thực hiện các chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu, nghiên cứu tìm kiếm thị trường mới tiêu thụ sản phẩm cho công ty, khai thác và mở rộng thị trường xuất khẩu, cùng với ban giám đốc đàm phán, ký kết hợp đồng kinh tế với khách h àng trong và ngoài nư ớc.

- Ban điều hành sản xuất : chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc và phòng kinh doanh để điều hành các tổ sản xuất tạo ra sản phẩm đạt yêu cầu.

- Văn phòng đại diện tại Tp HCM: Tiếp nhận kiểm tra hàng từ Nha Trang chuyển vào để làm thủ tục xuất khẩu. Nếu hàng chưa xuất khẩu ngay thì phải tìm kiếm nơi bảo quản hàng đồng thời làm trạm thu mua nguyên liệu ở các tỉnh phía nam.

- Trạm thu mua nguyên liệu: Thu mua nguyên liệu tươi sống tại tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh khác (như Đà Nẵng, Tuy Hòa) có đặt trạm thu mua, bảo quản và vận chuyển về cơ sở sản xuất.

2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty

2.1.4.1. Các nhân tố bên trong

a) Vốn kinh doanh

Đây là yếu tố quan trọng trong quá trình hoạt động của Công ty. Vốn là điều kiện cần để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thiếu vốn Công ty không thể đầu tư, mua thêm máy móc thi ết bị, không thể mở rộng sản xuất. Vốn là yếu tố cơ bản để Công ty tiến hành và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

b) Máy móc, trang thiết bị

Tái sản cố định của công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất là hệ thống kho lạnh, máy móc thiết bị, nhà xưởng phục vụ cho chế biến, sản xuất thành phẩm, các xe lạnh để vận chuyển hàng.

c) Trìnhđộ quản lý

Người lãnh đạo, đó như là người tiên phong, cầm đầu trong tất cả mọi hoạt động của công ty. Công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không, một phần rất lớn là do đội ngũ lãnh đạo. Tại Công ty TNHH Hoàng Hải đội ngũ lãnh đạo là những người có bằng cấp, trình độ cao, dễ gần và thân thiện, thường xuyên hướng dẫn cho nhân viên, hỏi ý kiến nhân viên trước khi đưa ra một quyết định quan trọng. Chính điều đó giúp người lãnh đạo đưa ra được những phương án kinh doanh t ối ưu. Và cũng chính những đức tính tốt đó ngày càng làm cho công ty có nhiều đối tác trong kinh doanh.

2.1.4.2. Các nhân tố bên ngoài

a) Nhân tố về kinh tế

Từ khi nước ta bước vào công cuộc đổi mới thì nền kinh tế đã có nhiều khởi sắc. Nền kinh tế tăng tr ưởng thì đời sống nhân dân được nâng cao, và theo đó nhu cầu của người dân cũng sẽ được nâng cao, tạo cơ hội cho các ngành kinh tế.

Các yếu tố thuộc về kinh tế nh ư lãi suất ngân hàng, tỷ giá hối đoái, giá cả thị trường,… đều có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Nền kinh tế càng phát triền, tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng gay gắt, công ty muốn đứng vững trên thị trường thì phải tự vươn lên nhưng đó là một điều không dễ trong khi mặt bằng giá cả của nhiều yếu tố lại do thị tr ường quyết định. Nhiều thành phần kinh tế tư nhân, công ty thủy sản ra đời gây ra một áp lực cạnh tranh lớn đối với công ty.

b) Nhân tố thuộc về chính trị, pháp luật, văn hoá xã hội

Việt Nam được xem là một trong những nước có tình hình chính trị ổn định, đây là một điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam thu hút đầu t ư từ nước ngoài. Với các chính sách cụ thể về thuế, an ninh, bảo vệ môi tr ường, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế đã tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giúp công ty phát triển thuận lợi hơn.

Chính sách phát triển kinh tế của nhà nước ta hiện nay đang khuyến khích phát triển các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu đã tạo ra nhiều thuận lợi cho công ty: ví dụ như Thuế GTGT hàng xuất khẩu là 0%, ưu tiên cho vay với lãi suất thấp để nuôi

trồng thuỷ sản và đánh bắt xa bờ, góp phần làm tăng nguồn nguyên liệu cho việc chế biến thuỷ hải sản.

Các yếu tố về văn hóa, xã hội như phong cách sống, tỷ lệ tăng dân số, vấn đề chuyển dịch lao động, truyền thống dân tộc,… là những yếu tố có thể tạo c ơ hội hay nguy cơ đối với công ty. Ngày nay, dân số tăng cao, mức sống của ng ười dân tăng

Một phần của tài liệu tổ chức hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh hoàng hải (Trang 28 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)