Với châu Âu: Nhìn chung, chính sách của Mỹ đối với châu Âu gia

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền mỹ giai đoạn 1993 – 2012 (Trang 66 - 67)

đoạn 1993 - 2012 đều nhất quán coi trọng vai trò của châu Âu, NATO trong chiến lược của Mỹ, bởi châu Âu là đồng minh của Mỹ, NATO là tổ chức quân sự do Mỹ lãnh đạo nhằm thúc đẩy các mục tiêu an ninh của Mỹ. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc khối VACSAVA sụp đổ nhưng khối NATO vẫn tồn tại và mở rộng. NATO mở rộng thì ảnh hưởng của Mỹ tại châu Âu lại càng lớn, vì Mỹ có tiếng nói quyết định trong NATO. Chiến lược an ninh

67

quốc gia của chính quyền Bill Clinton xác định lợi ích của châu Âu gắn liền lợi ích của Mỹ. “Khi châu Âu hịa bình, ổn định, nước Mỹ sẽ an toàn hơn. Khi

châu Âu thịnh vượng, nước Mỹ cũng thịnh vượng”62. Chính quyền George W. Bush khẳng định trong chiến lược an ninh quốc gia rằng: “NATO vẫn là trụ

cột sống còn trong chính sách đối ngoại của Mỹ”63. Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Barack Obama tiếp tục khẳng định: “Mối quan hệ với các đồng minh châu Âu vẫn là hòn đá tảng trong chiến lược can dự của Mỹ với thế giới”64.

Mục tiêu chiến lược và chủ trương của Mỹ đối với châu Âu được xác định trong các bản chiến lược an ninh quốc gia Mỹ dưới ba đời Tổng thống giai đoạn này là duy trì châu Âu, NATO dưới sự lãnh đạo của Mỹ nhằm huy động sức mạnh của đồng minh trong đối phó với các nguy cơ, thách thức và thúc đẩy các mục tiêu chiến lược của Mỹ; duy trì châu Âu thành một khối thống nhất, an ninh, ổn định và phát triển; củng cố và hỗ trợ quá trình cải cách thị trường và dân chủ ở các nước Đơng Âu; duy trì và củng cố hiệu quả của các tổ chức an ninh châu Âu, đặc biệt là thúc đẩy vai trò và mở rộng NATO: ngồi 12 quốc gia đầu tiên có 16 quốc gia ký hiệp ước vào NATO: Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ (1952); Tây Đức (1955); Tây Ban Nha (1982); Séc, Hungary, Ba La (1999); Bungari, Estonia, Latvia, Lithuavia, Romania, Slovakia, Slovenia (2004); Albania, Croatia (2009), coi đây là phương tiện chủ yếu giúp Mỹ duy trì vai trị lãnh đạo và ảnh hưởng đối với các vấn đề an ninh châu Âu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền mỹ giai đoạn 1993 – 2012 (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)