Mục tiêu chiến lƣợc là bất biến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền mỹ giai đoạn 1993 – 2012 (Trang 93 - 94)

- Với Ấn Độ: Trước năm 1991, do các mối quan hệ chồng chéo phức

83 Lê Bá Thuyên (1997), Hoa Kỳ cam kết và mở rộng, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr

3.1.3. Mục tiêu chiến lƣợc là bất biến

Với Mỹ, cũng như mọi quốc gia khác trên thế giới, một trong những cơ sở xây dựng chiến lược là lợi ích quốc gia của Mỹ trước mắt cũng như lâu dài: lợi ích kinh tế, chính trị, an ninh và phổ biến giá trị Mỹ. Lợi ích lâu dài và xuyên suốt của Mỹ vẫn là “lãnh đạo thế giới”, giữ vững vị trí siêu cường duy nhất của Mỹ, phổ biến giá trị và lối sống Mỹ trên toàn thế giới. Lợi ích chiến lược của Mỹ sau Chiến tranh Lạnh là duy trì vị trí siêu cường số một trong một thế giới có nhiều trung tâm quyền lực, từ đó thiết lập một trật tự thế giới mới do Mỹ lãnh đạo, ngăn chặn khơng để cho bất cứ một nước nào có thể trở thành đối thủ có khả năng đe doạ vị trí, vai trị và nền an ninh của Mỹ.

Chiến lược an ninh quốc gia trước hết phải thúc đẩy những lợi ích quốc gia và được xây dựng chủ yếu trên nền tảng của chính những lợi ích quốc gia này. Như vậy, dù đó là chính quyền của đảng Dân chủ hay đảng Cộng hồ, thì lợi ích quốc gia của Mỹ đều phản ánh và phục vụ tham vọng bá chủ thế giới của giai cấp thống trị Mỹ với mục tiêu chiến lược xuyên suốt là xác lập quyền lãnh đạo thế giới, duy trì vị trí siêu cường duy nhất, ngăn chặn bất cứ nước nào hoặc thế lực nào nổi lên thách thức vai trò của Mỹ. Mặt khác, sự khác nhau về nội dung hay mức độ ở các chính quyền khác nhau là vì lợi ích quốc gia Mỹ được xác định trên một số cơ sở nhất định, trong đó nổi bật nhất phải kể đến là ảnh hưởng của các nhóm lợi ích, các đảng phái, trường phái và phe cánh chính trị khác nhau trong nội bộ Mỹ; yếu tố tiềm lực và sức mạnh quốc gia; và các yếu tố tác động từ bên ngồi. Ví dụ, khi đảng Dân chủ lên cầm

94

quyền, chính sách của nước Mỹ thiên về thúc đẩy mục tiêu kinh tế, do đó biện pháp triển khai mang tính mềm dẻo hơn; khi đảng Cộng hịa lên nắm quyền, chính sách của Mỹ thiên về phát triển sức mạnh quân sự, sẵn sàng đơn phương hành động nhằm đạt được lợi ích và mục tiêu đã xác định.

Tuy nhiên, dù là đảng nào lên nắm quyền, về cơ bản, chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ cơ bản được xây dựng trên 3 trụ cột chính là an ninh quốc gia, sức mạnh kinh tế - quân sự và chính trị (dân chủ nhân quyền kiểu phương Tây là cốt lõi). Từ đó, các mục tiêu chiến lược hay lợi ích quốc gia được xác định trong các chiến lược an ninh quốc gia cũng được chia thành ba loại chính: (1) lợi ích sống cịn; (2) lợi ích quan trọng; (3) các lợi ích khác (tồn cầu, nhân đạo, giá trị) theo cách phân loại của đảng Dân chủ; hay theo cách phân loại của đảng Cộng hoà từ trước đến nay là liệt kê một loạt các lợi ích, theo đó, có thể dễ dàng nhận thấy có 3 nhóm: (1) nhóm lợi ích chủ quyền lãnh thổ và an ninh - quân sự; (2) lợi ích kinh tế - thương mại; (3) lợi ích khác. Chính sự khác nhau về cách phân loại (có thể chính quyền này sắp một loại lợi ích nhất định vào hàng ưu tiên nhất nhưng chính quyền khác lại có thể đưa xuống hàng ưu tiên thấp hơn) đã dẫn đến sự điều chỉnh chiến lược của chính quyền Dân chủ hay Cộng hồ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền mỹ giai đoạn 1993 – 2012 (Trang 93 - 94)