Với Tây Bán Cầu: Đây là khu vực được Mỹ xác định như khung sườn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền mỹ giai đoạn 1993 – 2012 (Trang 71 - 72)

an ninh của nước Mỹ. Bởi vì, xây dựng một nền kinh tế Tây Bán Cầu mới là rất quan trọng với Mỹ, không chỉ để giải quyết vấn đề độc lập năng lượng mà còn tăng khả năng cạnh tranh công nghiệp. Châu Mỹ La Tinh là nơi sinh sống của 900 triệu người (chiếm khoảng 12% dân số thế giới) đại diện cho nền kinh tế trị giá 6 nghìn tỷ USD - ngang bằng với Trung Quốc. Thêm vào đó, lục địa này trẻ hơn và đơ thị hóa nhanh hơn châu Á, xứng đáng là một "đối tác

72

hiệu suất cao” của Mỹ. Ngoài ra, các nền kinh tế Mỹ La tinh không cảm thấy mối đe dọa từ Hoa Kỳ lớn như Trung Quốc - đối tác thường xuyên bán phá giá tất cả mọi thứ từ quần áo đến điện thoại di động vào khu vực, đe dọa đến 90% sản xuất xuất khẩu của Mỹ La Tinh và làm các nước này bị thâm hụt thương mại69

. Do đó, các Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ trong giai đoạn này đều tập trung vào việc thúc đẩy môi trường an ninh khu vực, tăng cường liên kết kinh tế, thúc đẩy cải cách dân chủ ở một số quốc gia. Những cải thiện về an ninh ở khu vực này gồm giải pháp cho những căng thẳng biên giới, kiểm soát các phong trào nổi loạn và phổ biến vũ khí sẽ là điểm nhấn cần thiết để thúc đẩy tiến trình chính trị và kinh tế. Về kinh tế, Mỹ sẽ thực hiện liên kết kinh tế giữa Mỹ và các nước trong khu vực thơng qua NAFTA mà Mỹ đóng vai trò chi phối, lãnh đạo; thông qua OAS để phát triển kinh tế, áp đặt mơ hình chủ nghĩa tự do mới về kinh tế cho các quốc gia này, nhằm duy trì ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền mỹ giai đoạn 1993 – 2012 (Trang 71 - 72)