Lĩnh vực Dân chủ, nhân quyền

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền mỹ giai đoạn 1993 – 2012 (Trang 83 - 88)

- Với Ấn Độ: Trước năm 1991, do các mối quan hệ chồng chéo phức

2.3.4. Lĩnh vực Dân chủ, nhân quyền

2.3.4.1. Tương đồng

Trong các chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ, thúc đẩy tự do, dân chủ, nhân quyền trên thế giới luôn là một trong những ưu tiên nhằm đem lại lợi ích, an ninh cho nước Mỹ. Có thể nói, dân chủ, nhân quyền là một trong ba trụ cột (cùng với an ninh - quân sự, kinh tế) trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối với các quốc gia trên thế giới. Mỹ muốn thúc đẩy, áp đặt giá trị dân chủ, nhân quyền và tự do trên toàn thế giới; coi vấn đề dân chủ hóa là một trong những nhân tố quan trọng trong chiến lược tồn cầu của Mỹ. Mỹ ln cho rằng, nhiều quốc gia trên thế giới vi phạm dân chủ và nhân quyền và luôn áp đặt “dân chủ, nhân quyền kiểu Mỹ” để bắt các nước tuân thủ theo, quốc

gia nào mà chống lại quy tắc này thì Mỹ sẽ liệt vào danh sách các nước vi phạm dân chủ và nhân quyền. Đó là nét đặc trưng trong hầu hết các chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ.

2.3.4.2. Khác biệt

Ngoài sự tương đồng trên, vấn đề “dân chủ, nhân quyền” được các Tổng thống Mỹ tiếp cận theo các cách khác nhau để làm công cụ phục vụ chiến lược toàn cầu của Mỹ. Cụ thể:

Các Chiến lược an ninh quốc gia của Tổng thống Bill Clinton xác định, mọi lợi ích chiến lược của Mỹ được hỗ trợ bởi việc mở rộng cộng đồng các quốc gia dân chủ và thị trường tự do. Vì vậy, hợp tác với các quốc gia dân chủ mới ở Đông Âu và Trung Á để giúp họ phát triển kinh tế tự do, tôn trọng nhân quyền là một phần chủ chốt trong chiến lược an ninh quốc gia. “Chiến lược

an ninh quốc gia của chúng ta vì vậy dựa trên việc mở rộng cộng đồng các nền dân chủ thị trường trong khi ngăn chặn và hạn chế một loạt những đe doạ đối với quốc gia của chúng ta, đồng minh của chúng ta và lợi ích của

84

chúng ta”77

. Dưới thời Tổng thống Bill Clinton, mục tiêu mở rộng không chỉ bản thân các nền dân chủ mà còn là dân chủ thị trường. Chiến lược an ninh quốc gia năm 1994 và 1997 cho rằng, thị trường và dân chủ bao hàm lẫn nhau. Điều này có nghĩa là nền kinh tế thị trường và thương mại quốc tế tạo ra các giá trị và thể chế dân chủ. Như vậy, dân chủ thị trường, tự do kinh tế được chính quyền Bill Clinton ưu tiên thúc đẩy. Nói cách khác, vấn đề dân chủ, tự do được chính quyền Bill Clinton sử dụng như một công cụ để thúc đẩy mục tiêu, lợi ích an ninh kinh tế. Đó chính là điểm khác biệt căn bản bản trong chiến lược an ninh quốc gia dưới thời Tổng thống Bill Clinton. Nó phù hợp với mục tiêu chiến lược hàng đầu của Bill Clinton là phát triển kinh tế, thúc đẩy sự thịnh vượng cho nước Mỹ.

Đến thời Tổng thống George W. Bush, do mục tiêu chiến lược hàng đầu được xác định trong chiến lược an ninh quốc gia là bảo đảm an ninh gắn với chống khủng bố, các quốc gia bất hảo và sự phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, nên cách tiếp cận về vấn đề dân chủ, nhân quyền của Tổng thống George W. Bush cũng có sự thay đổi. Thúc đẩy dân chủ, thị trường tự do, nhân quyền ra toàn thế giới là một phần của chiến lược nhằm thúc đẩy mục tiêu an ninh cho nước Mỹ. “Chúng ta sẽ bảo vệ hồ bình bằng cách đánh khủng bố và những tên độc tài. Chúng ta sẽ duy trì hồ bình bằng việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các cường quốc. Chúng ta sẽ mở rộng hồ bình bằng thúc đẩy các xã hội mở và tự do trên mọi lục địa”78

. Các nhà nước bất hảo được xác định như những nhà nước phi dân chủ thù địch với Mỹ và thế giới văn minh, không tuân thủ luật pháp quốc tế và trách nhiệm quốc tế, nuôi dưỡng hệ tư tưởng thù địch và khủng bố bằng cách đe doạ một cách vơ lí và liều lĩnh bằng việc sử dụng vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Nhằm ngăn chặn các nhà nước phi dân

77

National Security Strategy 1994, tlđd, tr.2

78

85

chủ giúp đỡ khủng bố, tìm kiếm hay giúp đỡ các nước khác có được vũ khí hủy diệt hàng loạt, Mỹ sẽ “hoạt động tích cực mang lại hi vọng về dân chủ,

phát triển thị trường tự do và tự do thương mại tới mọi ngóc ngách của thế giới”79. Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ năm 2002 cũng nhấn mạnh: “Đói nghèo, thể chế yếu kém và tham nhũng có thể làm các nhà nước yếu kém dễ bị tổn thương trước các mạng lưới khủng bố và các tập đồn bn lậu ma tuý trong đường biên giới”80

. Có thể thấy, thúc đẩy dân chủ ra nước ngoài là tấm

khiên đảm bảo cho một nước Mỹ và một thế giới an ninh hơn và hồ bình hơn theo quan điểm của chính quyền George W. Bush. Đó cũng là đặc điểm nổi bật trong chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền George W. Bush.

Trong khi đó, chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Barack Obama coi thúc đẩy dân chủ, nhân quyền là một trong những biện pháp để củng cố vai trò, vị thế của Mỹ. “Để xây dựng nền móng vững chắc hơn cho vị

thế lãnh đạo của chúng ta, thì một trong những cách hiệu quả nhất là thúc đẩy các giá trị dân chủ, nhân quyền và luật pháp”81

. Để phổ biến giá trị dân

chủ, nhân quyền kiểu Mỹ ra bên ngồi, chính quyền Barack Obama đưa ra các biện pháp cụ thể như đảm bảo các nền dân chủ mới có sự cải thiện cho cơng dân của họ, can dự có nguyên tắc vào các chế độ phi dân chủ, thừa nhận tính hợp pháp của mọi phong trào dân chủ hịa bình, ủng hộ quyền phụ nữ, tăng cường các chuẩn mực quốc tế về chống tham nhũng, mở rộng liên minh các chủ thể (chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và thể chế đa phương) để thúc đẩy dân chủ, nhân quyền, luật pháp.

79

National Security Strategy 2002, tlđd, tr.4

80

National Security Strategy 2002, tlđd, tr.4

81

86

Tiểu kết

Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Tổng thống Bill Clinton được coi là chiến lược an ninh quốc gia chính thức đầu tiên của Mỹ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Chiến lược đã đánh dấu sự thay đổi lớn về đường lối chính sách của Mỹ. Mặt khác, sự sụp đổ của Liên Xô đã làm cho Mỹ loại bỏ được một đối thủ và Mỹ ngày càng khẳng định được vị trí siêu cường số một thế giới của mình. Tuy nhiên, khi lên nhậm chức Bill Clinton phải đối mặt với những thách thức từ nhiều phía cả ở trong nước và ngồi nước, đặc biệt là tình trạng suy thối kinh tế Mỹ. Vì vậy, ưu tiên chiến lược hàng đầu của chính quyền Bill Clinton là chấn hưng nền kinh tế Mỹ, sức mạnh kinh tế là nền tảng của sức mạnh quốc gia, đạt được mục tiêu kinh tế, thì cũng đồng nghĩa với việc thúc đẩy các mục tiêu khác như đảm bảo an ninh, thúc đẩy giá trị Mỹ.

Cũng như Bill Clinton khi lên nắm chính quyền Tổng thống G.W.Bush vẫn tiếp tục theo đuổi mục tiêu dài hạn của Mỹ đó là củng cố vị trí siêu cường số một của Mỹ, thiết lập một trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo. Tuy nhiên, được thừa hưởng nguồn thặng dư ngân sách do chính quyền Bill Clinton để lại nhưng chính quyền Tổng thống Bush lại gặp phải vấn đề khủng bố nghiêm trọng. Đặc biệt là sau vụ khủng bố 11/9 khiến cho chính quyền Tổng thống Bush phải điều chỉnh lớn đối với Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ. Vì vậy, có thể thấy ưu tiên chiến lược hàng đầu của chính quyền George W. Bush là cuộc chiến chống khủng bố và Mỹ sẽ huy động mọi nguồn lực để thực hiện mục tiêu này, sẵn sàng “đánh đòn phủ đầu” nếu cần thiết.

Tổng thống Obama nhậm chức trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng xuất phát từ nước Mỹ và lan ra toàn cầu, đẩy nền kinh tế thế giới lầm vào suy thối nghiêm trọng. Vì vậy, chính quyền Obama đã có điều chỉnh lớn trong chính sách đối ngoại theo hướng thực dụng hơn với chính sách

87

“Ngoại giao thông minh” , phát huy sức mạnh kinh tế, quân sự và “sức mạnh mềm”, thực hiện chủ nghĩa đa phương mềm dẻo và linh hoạt, tăng cường hợp tác với các nước đồng minh.Vì vậy, chính quyền Barack Obama xác định ưu tiên chiến lược là an ninh, kinh tế, dân chủ và trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo. Từ những ưu tiên chiến lược đó, dẫn đến những biện pháp triển khai chiến lược khác nhau của các chính quyền Tổng thống Mỹ. Đó là sự “can dự và mở rộng” của chính quyền Bill Clinton, học thuyết “đánh địn phủ đầu” của chính quyền George W. Bush và “sức mạnh thông minh”, chiến lược “xoay trục châu Á” của Chính quyền Barack Obama.

88

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền mỹ giai đoạn 1993 – 2012 (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)