Với châu ÁThái Bình Dƣơng: Sau chiến tranh lạnh, châu ÁThá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền mỹ giai đoạn 1993 – 2012 (Trang 67 - 71)

Bình Dương nổi lên như một thị trường giàu tiềm năng, có vị trí kinh tế tồn cầu ngày càng lớn, tập trung nhiều cường quốc và là khu vực có sự ổn định

62

National Security Strategy 1997, tlđd, tr. 2

63

National Security Strategy 2006, tlđd, tr.38

64

68

tương đối. Là siêu cường duy nhất còn lại và là một cường quốc châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ có lợi ích to lớn về chính trị, an ninh ở khu vực này.

Châu Á - Thái Bình Dương là một khu vực chiến lược có ý nghĩa ngày càng quan trọng đối với nền an ninh và sự phồn thịnh của Mỹ. Hơn thế nữa, châu Á - Thái Bình Dương cịn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ65

. Kể từ sau Chiến tranh Lạnh nói chung và giai đoạn 1993 - 2012 nói riêng, các chính quyền Tổng thống Mỹ đều rất coi trọng thúc đẩy chính sách tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương xuất phát từ vai trò quan trọng của khu vực này đối với lợi ích và an ninh nước Mỹ. Các Tổng thống Mỹ đều xác định châu Á - Thái Bình Dương có vai trị quan trọng đối với lợi ích, an ninh nước Mỹ. Chính quyền Bill Clinton đánh giá: “Sức mạnh

kinh tế của chúng ta phụ thuộc vào khả năng nắm bắt cơ hội ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đây là khu vực có nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, chiếm 1/2 GDP của toàn cầu. 60% hàng hóa Mỹ xuất khẩu sang các nền kinh tế APEC”66.

Chiến lược an ninh quốc gia năm 1994 của Tổng thống Bill Clinton và Chiến lược an ninh quốc gia năm 2006 của Tổng thống George W. Bush có chung đặc điểm là đều khẳng định Mỹ là một quốc gia Thái Bình Dương. Chính quyền George W. Bush tuyên bố: “Mỹ là quốc gia Thái Bình Dương với nhiều lợi ích ở Đông Á và Đông Nam Á”67. Tuy nhiên, chính quyền George W. Bush coi trọng thúc đẩy lợi ích an ninh, cụ thể là chống khủng bố, ở khu vực châu Á, bởi nhiều quốc gia ở châu Á có tỷ lệ người Hồi giáo lớn, có nhiều tổ chức khủng bố ẩn náu. Trong khi đó, chính quyền Bill Clinton có cách tiếp cận tổng quan hơn trong chiến lược tại châu Á - Thái Bình Dương.

65 Chính sách Đối Ngoại của Hoa Kỳ sau Chiến tranh Lạnh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 2000 2000

66

National Security Strategy 1997, tlđd,tr. 21

67

69

Chiến lược an ninh quốc gia năm 1994 xác định một trong những ưu tiên chiến lược là thúc đẩy xây dựng một cộng đồng châu Á - Thái Bình mới, ổn đinh, phát triển, trong đó lợi ích an ninh gắn liền với tăng trưởng kinh tế; thúc đẩy dân chủ nhân quyền để củng cố vai trò của Mỹ như một lực lượng duy trì ổn định trong một khu vực châu Á - Thái Bình Dương liên kết hơn. Trong chiến lược an ninh quốc gia năm 2010, chính quyền Barack Obama nhấn mạnh hơn đến vai trò kinh tế của châu Á trong chiến lược toàn cầu của Mỹ:

“Tăng trưởng kinh tế năng động của châu Á có liên quan đến thịnh vượng của nước Mỹ trong tương lai và sự nổi lên như một trong những trung tâm ảnh hưởng đã làm cho khu vực này ngày càng trở nên quan trọng”68

.

Xuất phát từ những đánh giá trên về vai trò của khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ, các chính quyền Mỹ giai đoạn này cơ bản đều tương đồng về các biện pháp triển khai chiến lược. Về kinh tế, các chính quyền Mỹ đều nhấn mạnh đến việc thúc đẩy vai trò của các tổ chức, định chế hợp tác đa phương, tích cực đưa ra nhiều sáng kiến hợp tác kinh tế mới trong khu vực như APEC, ASEAN, Hiệp định Đối tác Tăng cường Mỹ - ASEAN, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); thúc đẩy các nước trong khu vực gia nhập WTO (như Trung Quốc, Đài Loan, Nga trong các chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Bill Clinton; Việt Nam, Campuchia trong các chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền George W. Bush). Về an ninh - quân sự, các chiến lược an ninh quốc gia Mỹ đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát huy vai trò của các đồng minh trong khu vực, gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Thái Lan và Philippines; tăng cường hợp tác với các trung tâm quyền lực như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ trong đối phó với các mối đe dọa về an ninh, các thách thức mang tính khu vực và

68

70

tồn cầu; duy trì sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực như một biện pháp thiết thực để tăng cường vai trò của Mỹ trong đảm bảo an ninh, ổn định.

Với khu vực Đông Nam Á, các chính quyền Mỹ đều xác định vai trò ngày càng quan trọng của khu vực này trong chiến lược an ninh quốc gia Mỹ. Chính quyền Bill Clinton xác định, lợi ích chiến lược của Mỹ ở Đông Nam Á tập trung vào vấn đề an ninh, các quan hệ kinh tế, ngăn chặn xung đột. Biện pháp tiếp cận của Mỹ là tăng cường mối quan hệ thiết thực với ASEAN, nhất là trong khuôn khổ ARF; theo đuổi các mục tiêu song phương với từng nước thành viên ASEAN nhằm ngăn chặn nguy cơ bất ổn về chính trị ở khu vực, thúc đẩy cải cách kinh tế thị trường, khuyến khích cải cách dân chủ và cải thiện về nhân quyền.

Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền George W. Bush xác định, ở Đông Nam Á, Mỹ sẽ được hưởng lợi từ một khu vực có nền kinh tế tự do, năng động; thúc đẩy mở rộng tự do chính trị ở khu vực. Để thúc đẩy hơn nữa tự do về kinh tế, chính trị, Mỹ sẽ hợp tác chặt chẽ với các đồng minh, đối tác chủ chốt ở khu vực, gồm: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thailand.

Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Barack Obama khẳng định, Mỹ sẽ theo đuổi một vai trò mạnh mẽ hơn trong các cấu trúc đa phương ở khu vực như ASEAN, APEC, TPP và Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS)... Từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đến năm 1998 đến nay, hợp tác Đông Á tiến triển rất nhanh, giành được thành quả về nhiều mặt. Trung Quốc dần dần phát triển hai phương án hiệp định thương mại tự do tương đối thành thục (FTA - tức là “ASEAN+3” bao gồm các nước ASEAN+ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc; và “ASEAN+6” bao gồm các nước ASEAN+Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Ôxtrâylia và Niu Dilân). Điều này cho thấy sự phát triển của Trung Quốc thời gian gần đây cũng là một việc mà chính quyền Obama phải quan tâm nhiều.

71

Mặt khác, việc Mỹ củng cố vị thế lãnh đạo và tăng cường hợp tác về kinh tế với các nước khác ở khu vực này là có lợi cho Mỹ, giúp Mỹ thốt khỏi cảnh khó khăn về kinh tế hiện nay, tạo ra cơ hội việc làm quý giá trong nước. Vì vậy, nhu cầu bức thiết của Mỹ là cần chuyển trọng tâm chiến lược về mọi mặt, đặc biệt là an ninh sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Chính vì vậy, ngay sau khi lên cầm quyền, Tổng thống B.Obama đã đưa ra những điều chỉnh lớn về chính sách đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Chiến lược an ninh châu Á - Thái Bình Dương của Chính quyền B.Obama có thể được gọi là “chiến lược can dự trở lại”, chiến lược này được đưa ra là dựa trên cơ sở xem xét lại chính sách ngoại giao và chính trị cường quyền của chủ nghĩa đơn phương Bush con; là sự mở rộng và khẳng định lại đối với chiến lược an ninh châu Á - Thái Bình Dương của Chính quyền B.Clinton. Năm 2011, chính quyền B.Obama tuyên bố rằng, Mỹ cần thiết phải “chuyển trọng tâm” (sau này đổi lại là “tái cân bằng”) trong chính sách đối ngoại. Theo đó, sẽ giảm bớt sự hiện diện của Mỹ ở Trung Đông, Afghanistan và chú ý nhiều hơn đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là Đơng Nam Á. Ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton chính thức sử dụng từ “trở lại” châu Á trong bài báo đăng trên tạp chí Chính sách Đối ngoại tháng 11/2011. Quy mơ qn sự của chính sách “Trở lại” hoặc “Tái cân bằng” được nhắc đến thường xuyên ở Nhà Trắng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền mỹ giai đoạn 1993 – 2012 (Trang 67 - 71)