Với Trung Quốc: Quan hệ MỹTrung là mối quan hệ song phương quan trọng nhất ở khu vực châu Á Thái Bình Dương thời kỳ sau chiến tranh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền mỹ giai đoạn 1993 – 2012 (Trang 74 - 78)

75

lạnh. Đây là mối quan hệ giữa một siêu cường duy nhất cịn lại từ khi Liên Xơ sụp đổ với một cường quốc đang nổi lên, có tiềm năng thách thức vị trí siêu cường duy nhất của Mỹ trong thế kỷ 21. Xét về sức mạnh quốc gia tổng hợp, Mỹ và Trung Quốc là hai nước lớn nhất ở khu vực CA-TBD hiện nay và có khả năng trở thành hai cường quốc lớn nhất trên thế giới vào thế kỷ 21. Hơn nữa, mối quan hệ này là quan hệ giữa một siêu cường duy nhất đang nỗ lực thiết lập một thế giới đơn cực, một nền hồ bình theo kiểu Mỹ với những giá trị Mỹ được phổ biến với một cường quốc đang nổi lên và ấp ủ mục tiêu xây dựng một trật tự thế giới đa cực70. Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Bill Clinton xác định vai trò của Trung Quốc như sau: Một Trung Quốc cơ lập, khép kín sẽ khơng có lợi cho Mỹ và thế giới. Sự nổi lên của của một nước Trung Quốc ổn định về chính trị, mở cửa về kinh tế và bảo đảm về an ninh sẽ đem lại lợi ích cho nước Mỹ. Triển vọng hịa bình, thịnh vượng ở châu Á phụ thuộc rất nhiều vào vai trị của Trung Quốc như một quốc gia có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Sự hội nhập của Trung Quốc vào hệ thống luật pháp và chuẩn mực quốc tế sẽ tác động đến sự phát triển kinh tế, chính trị của nước này cũng như mối quan hệ với các nước khác trên thế giới. Trung Quốc cần tích cực phát huy vai trò, trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Hợp tác với Trung Quốc là cách tốt nhất để đối phó với những thách thức chung như ngăn chặn các vụ thử hạt nhân, giải quyết những bất đồng khác biệt cơ bản như vấn đề nhân quyền. Do đó, Mỹ phải theo đuổi quan hệ đối thoại sâu sắc hơn với Trung Quốc. Trọng tâm của Mỹ là thúc đẩy Trung Quốc hội nhập vào hệ thống kinh tế thế giới theo cơ chế thị trường. Một phần quan trọng trong tiến trình này là làm cho Trung Quốc tháo bỏ chính sách bảo hộ

70

Lê Ninh Lan, “Quan hệ Mỹ - Trung: Hiện trạng và triển vọng”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 33 năm 2000

76

kinh tế thông qua các rào cản thương mại. Việc thúc đẩy Trung Quốc gia nhập WTO sẽ đem lại lợi ích cho nước Mỹ. Mỹ tăng cường hợp tác với Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực chủ chốt như duy trì hịa bình, ổn định trên bán đảo Triều Tiên, mở rộng NPT, hồn thành Hiệp ước Cấm thử vũ khí hạt nhân tồn diện (CTBT), chống buôn lậu và buôn bán ma túy. Mục tiêu chủ yếu của Mỹ trong chính sách đối với Trung Quốc gồm: duy trì đối thoại chiến lược thông qua các cuộc trao đổi cấp cao tập trung vào các lợi ích cốt lõi của cả hai nước; nối lại đàm phán giữa Trung Quốc và Đài Loan và đảm bảo sự chuyển giao suôn sẻ ở Hong Kong; Trung Quốc tuân thủ các chuẩn mực khơng phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, thiết lập một hệ thống kiểm soát xuất khẩu vũ khí tồn diện; vai trị xây dựng của Trung Quốc trong các vấn đề an ninh quốc tế thơng qua sự tích cực hợp tác ở các cơ chế đa phương như APEC, ARF và Đối thoại An ninh Đông Bắc Á71

.

Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền George W. Bush cũng xác định, Mỹ cần thúc giục Trung Quốc hướng đến một nền kinh tế thị trường, chính sách tỷ giá linh hoạt để giúp Trung Quốc hội nhập vào hệ thống kinh tế quốc tế. Mỹ cũng sẽ hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc để đảm bảo nước này thực thi nghiêm chỉnh các cam kết với WTO, nhất là bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Vai trò của Trung Quốc ở các tổ chức quốc tế ngày càng phát huy tính tích cực, chủ động, nhất là với tư cách thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Mỹ sẽ thúc đẩy vai trò của Trung Quốc trong giải quyết các thách thức an ninh chung ở khu vực và thế giới, như chống khủng bố, chống phổ biến vũ khí, an ninh năng lượng, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, Mỹ vẫn có sự lo ngại trước sự phát triển của Trung Quốc, nhất là sự

71

77

thiếu minh bạch trong chính sách tăng cường tiềm lực qn sự, duy trì chính sách bảo hộ nền kinh tế, vấn đề dân chủ, nhân quyền72.

Trong Chiến lược an ninh quốc gia năm 2010, chính quyền Barack Obama khẳng định, quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc là một phần quan trọng trong chiến lược của Mỹ nhằm thúc đẩy một khu vực châu Á - Thái Bình Dương hịa bình, ổn định và thịnh vượng. Sự phát triển dân chủ của Trung Quốc là điều rất quan trọng cho tương lai như thế. Tuy nhiên, Mỹ tiếp tục bày tỏ lo ngại về sự gia tăng tiềm lực quân sự của Trung Quốc, cho rằng điều này có thể đe dọa các quốc gia láng giềng ở châu Á - Thái Bình Dương. Trong khi đó, Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Trung Quốc mua một phần tài sản của Mỹ, xâm nhập vào mọi ngõ ngách của thế giới, thậm chí cả sân sau của Mỹ, nhanh chóng hiện đại hóa quân đội và thách thức Mỹ ở Đơng Á - Tây Thái Bình Dương. Những thách thức của Trung Quốc được xem như sự trỗi dậy của một cường quốc thế giới mới. Một nước Trung Quốc hùng mạnh sẽ làm thay đổi cơ cấu quyền lực quốc tế và khu vực. Sức mạnh tổng hợp của Trung Quốc đang gia tăng và sẽ tác động tới các nước lớn ở châu Á - Thái Bình Dương. Trung Quốc trong tương lai khơng xa sẽ là cường quốc có khả năng thách thức lớn đối với vai trị lãnh đạo của Mỹ. Năm 2011, chính quyền B.Obama tuyên bố rằng, Mỹ cần thiết phải “chuyển trọng tâm” (sau này đổi lại là “tái cân bằng”) trong chính sách đối ngoại. Theo đó, sẽ giảm bớt sự hiện diện của Mỹ ở Trung Đông, Afghanistan và chú ý nhiều hơn đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là Đông Nam Á. Ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton chính thức sử dụng từ “trở lại” châu Á trong bài báo đăng trên tạp chí Chính sách Đối ngoại tháng 11/2011. Quy mơ qn sự của chính sách “Trở lại” hoặc “Tái cân bằng” được nhắc đến thường

72

78

xuyên ở Nhà Trắng. Chính sách “tái cân bằng” của Mỹ đối với khu vực diễn ra vào thời điểm mà quyền lực và ảnh hưởng của Trung Quốc đang gia tăng, trong khi một số quốc gia châu Á, đặc biệt là Philippines và Nhật Bản, đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đơng. Tuy cịn một số lo ngại trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhưng Mỹ vẫn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác với Trung Quốc trong giải quyết các vấn đề cùng quan tâm như chống khủng bố, vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, các vấn đề an ninh phi truyền thống…73

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền mỹ giai đoạn 1993 – 2012 (Trang 74 - 78)